Thứ bảy 21/12/2024 23:19Thứ bảy 21/12/2024 23:19 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Ngày Quốc tế chống Tham nhũng (IACD) - 9/12

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Ngày Quốc tế chống tham nhũng, viết tắt là IACD (International Anti-Corruption Day) là một sự kiện thường niên do Liên Hợp Quốc tổ chức. Mục đích của ngày là khẳng định trách nhiệm ngăn chặn nạn tham nhũng của mỗi người dân, tạo nên một xã hội công bằng có trách nhiệm.
Ngày Quốc tế chống Tham nhũng (IACD) - 9/12
Ảnh minh họa.

Ngày 31 tháng 10 năm 2003, Công ước Liên hiệp quốc về Phòng, chống tham nhũng được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 14 tháng 12 năm 2005. Nội dung của Công ước bao gồm 8 chương, 71 điều quy định về các biện pháp mang tính phòng ngừa và xử phạt, hợp tác quốc tế và thu hồi tài sản tham nhũng nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp lý toàn diện thúc đẩy công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở tất cả các thành viên.

Tính đến ngày 6 tháng 02 năm 2020, Công ước đã có 187 thành viên, trong đó có 181 quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc (trên tổng số 193 quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc). Công ước đang ngày càng trở thành một trong các điều ước quốc tế phổ biến, được dẫn chiếu trong nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương, đặc biệt là trong những cam kết về chống tham nhũng trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Để chống lại tham nhũng, công ước quy định những quy ước và chuẩn mực chung về các vấn đề chính bao gồm: Công tác phòng chống; Hình sự hóa tội phạm tham nhũng; Thu hồi tài sản bị thất thoát; Hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật.

Các biện pháp phòng, chống tham nhũng được quy định từ điều 5 đến điều 14 của Công ước, bao gồm các nội dung: quy ước về chuẩn mực hành xử của cán bộ, viên chức nhà nước; các biện pháp bảo đảm sự độc lập của ngành Tư pháp, tiêu chí tuyển chọn cán bộ, viên chức và đấu thầu công khai các dự án, công trình; thúc đẩy tính minh bạch và truy cứu trách nhiệm trong việc quản lý tài chính công cộng và khu vực tư nhân; mở rộng sự tham gia của các tầng lớp dân chúng trong xã hội dân sự. Bên cạnh đó, nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về tham nhũng, hối lộ và các vấn đề có liên quan, vinh danh những người chống tham nhũng, Đại Hội đồng Liên hiệp quốc đã chọn ngày 09 tháng 12 hàng năm là ngày Quốc tế chống tham nhũng, viết tắt là IACD (International Anti - Corruption Day).

Tại Việt Nam, ngày 30 tháng 6 năm 2009, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký Quyết định số 950/2009/QĐ-CTN "Về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng", theo đó Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Công ước kể từ ngày 19 tháng 8 năm 2009. Sau hơn 10 năm tham gia Công ước, Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo hướng nâng cao mức độ tuân thủ các yêu cầu của Công ước, chú trọng toàn diện ở cả khía cạnh phòng ngừa và phát hiện, xử lý tham nhũng; từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng tăng cường sự công khai, minh bạch trong hoạt động công vụ; quản lý, sử dụng có hiệu quả tài chính công, tài sản công; phát huy sự tham gia tích cực của người dân và xã hội trong giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, cũng như nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật nói chung và hành vi tham nhũng nói riêng.

Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã đưa ra hàng loạt biện pháp nhằm đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng như mở rộng chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn, kèm theo các hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức ở khu vực ngoài nhà nước (hành vi tham ô, nhận hối lộ, đưa hối lộ và môi giới hối lộ), để từ đó quy định các cơ chế, biện pháp phòng, chống tham nhũng phù hợp, hiệu quả; tăng cường các biện pháp phòng ngừa theo yêu cầu của Công ước, đẩy mạnh công khai, minh bạch trong hoạt động công vụ; thực hiện trách nhiệm giải trình, kiểm soát xung đột lợi ích kết hợp với cơ chế chủ động kiểm soát chặt chẽ tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; bổ sung các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật.

Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, xác định là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa lâu dài, có ý nghĩa quan trọng, định hướng mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển tỉnh nhà nên đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các Sở, ban, ngành, doanh nghiệp thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường xã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí được quy định trong các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trong thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh từng bước chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động, phát huy tốt vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong việc triển khai các giải pháp phòng ngừa và xử lý nghiêm hành vi tiêu cực. Việc thực hiện về công khai, minh bạch trong hoạt động cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng và thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn; quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức đã phát huy tác dụng, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn và kiềm chế tham nhũng trên một số lĩnh vực; trong quần chúng nhân dân cũng xuất hiện nhiều tấm gương điển hình về đấu tranh chống tham nhũng./.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Kiểm ngư Việt Nam 2024: Những bước tiến trong cuộc chiến chống IUU

Kiểm ngư Việt Nam 2024: Những bước tiến trong cuộc chiến chống IUU

Kiểm ngư Việt Nam năm 2024 ghi nhận những bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống khai thác IUU với số lượng tàu cá "3 không" giảm mạnh
Hải Phòng: Cần có biện pháp xử lý lò giết mổ lợn tự phát ngay trong khu dân cư

Hải Phòng: Cần có biện pháp xử lý lò giết mổ lợn tự phát ngay trong khu dân cư

Tạp chí điện tử Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam nhận được phản ánh từ các hộ dân về việc lò giết mổ lợn không phép, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt của nhiều hộ dân, có địa chỉ tại khu 5, thôn Triều Đông, thị trấn Tiên Lãng, huyện Tiên Lãng.
Hải Phòng: Cần quyết liệt xử lý việc tự ý san lấp, xây dựng trên đất nông nghiệp

Hải Phòng: Cần quyết liệt xử lý việc tự ý san lấp, xây dựng trên đất nông nghiệp

Xã Hồng Thái, huyện An Dương, TP.Hải Phòng, tràn lan những công trình san lấp, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.
Quyền con người mục tiêu cơ bản của xã hội văn minh

Quyền con người mục tiêu cơ bản của xã hội văn minh

Ngày này được chọn làm Ngày Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Day) là do vào ngày 10 tháng 12 năm 1948 Liên Hợp Quốc công bố Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Các quốc gia thuộc Liên Hợp Quốc khẳng định niềm tin vào các quyền cơ bản của con người, quyền bình đẳng giới, quyền được hưởng những điều kiện sống tốt hơn.
Đắk Nông: Đề nghị hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do sạt lở bờ sông Krông Nô

Đắk Nông: Đề nghị hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do sạt lở bờ sông Krông Nô

UBND xã Nâm N’Đir đề nghị UBND huyện Krông Nô, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Nô có hướng xử lý nhằm đảm bảo đường giao thông đi lại, kênh mương thủy lợi, đường điện phục vụ sản xuất tại các vị trí sạt lở.
Ngày Quốc tế tôn trọng bảo vệ Người khuyết tật - 3/12

Ngày Quốc tế tôn trọng bảo vệ Người khuyết tật - 3/12

Ngày Quốc tế Người khuyết tật (International Day of Persons with Disabilities - IDPD) được tổ chức vào ngày 3 tháng 12 hàng năm nhằm khuyến khích những người khuyết tật tự tin hòa nhập với cộng đồng xã hội, chung tay xây dựng một môi trường làm việc và sinh sống bình đẳng.
Quảng Bình tăng cường hạ tầng cảng cá, hỗ trợ ngư dân chống khai thác IUU

Quảng Bình tăng cường hạ tầng cảng cá, hỗ trợ ngư dân chống khai thác IUU

Tỉnh Quảng Bình vừa được bổ sung thêm 2 cảng cá cho tàu cá từ 15m trở lên cập bến, góp phần quan trọng trong việc xác nhận nguồn gốc thủy sản, hỗ trợ ngư dân khai thác hợp pháp và chống khai thác IUU.
Giải phóng những thân phận dưới đáy cùng xã hội

Giải phóng những thân phận dưới đáy cùng xã hội

Ngày 02/12 hằng năm được lấy làm Ngày Quốc tế Giải phóng Nô lệ (International Day for the Abolition of Slavery), của các tổ chức Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Ngày này được ra đời nhằm chấm dứt mọi hình thức nô lệ, cũng như xoá bỏ nạn buôn người, mại dâm, giúp đỡ họ trở lại cuộc sống bình thường.
Quảng Ninh: Bắt giữ gần 1 tấn nầm lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc

Quảng Ninh: Bắt giữ gần 1 tấn nầm lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc

Ngày 28/11, đồn Biên phòng Trà Cổ vừa bắt giữ vụ vận chuyển 880kg nội tạng động vật đông lạnh không rõ nguồn gốc.
Đắk Nông: “Lúng túng” trong việc xử lý trang trại xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

Đắk Nông: “Lúng túng” trong việc xử lý trang trại xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

Phó Chủ tịch UBND xã Nam Bình Đoàn Văn Tài vừa có báo cáo gửi UBND huyện Đắk Song đề nghị hướng dẫn về việc, xử lý trang trại xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp trồng cây hàng năm khác.
Đắk Nông: Sông Krông Nô tiếp tục sạt lở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng của người dân

Đắk Nông: Sông Krông Nô tiếp tục sạt lở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng của người dân

Tình trạng sạt lở bờ sông Krông Nô tại thôn Nam Ninh, xã Nâm N’Đir, huyện Krông Nô (Đắk Nông) đang diễn biến ngày càng phức tạp, đe dọa nghiêm trọng đến tài sản và đất sản xuất nông nghiệp của người dân trong khu vực.
Cần xử lý nghiêm vấn nạn “đất tặc” trên địa bàn xã Quyết Tiến, huyện Tiên Lãng

Cần xử lý nghiêm vấn nạn “đất tặc” trên địa bàn xã Quyết Tiến, huyện Tiên Lãng

Vấn nạn “đất tặc” trong thời gian qua không chỉ gây bức xúc xã hội, thất thoát tài nguyên, khoáng sản Nhà nước mà còn gây suy thoái tài nguyên đất, là hiện tượng giảm đi sự sinh sản và khả năng sử dụng đất cho mục tiêu sản xuất nông nghiệp.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính