Thứ ba 29/04/2025 12:45Thứ ba 29/04/2025 12:45 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Nâng cao giá trị sản phẩm chè qua mô hình thâm canh hữu cơ và chế biến sản phẩm

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Cây chè Đoỏng Pán, một giống chè quý hiếm đã tồn tại hơn 60 năm tại xã Độc Lập, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, mang đậm đặc trưng văn hóa và lịch sử của người dân nơi đây. Cây chè Đoỏng Pán đã trở thành cây trồng chủ lực, đóng góp quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo cho người dân xã Độc Lập, nhưng việc sản xuất chè tại đây vẫn gặp nhiều vấn đề về năng suất và chất lượng sản phẩm. Đây là những thách thức lớn ảnh hưởng đến phát triển bền vững của vùng chè Đoỏng Pán.
Nâng cao giá trị sản phẩm chè qua mô hình thâm canh hữu cơ và chế biến sản phẩm

Mô hình thâm canh cải tạo chè theo hướng hữu cơ tại Đoỏng Pán xã Độc Lập, huyện Quảng Hòa.

Để giải quyết những vấn đề này tỉnh Cao Bằng đã phê duyệt triển khai Dự án Khoa học và công nghệ cấp tỉnh "Xây dựng mô hình thâm canh cải tạo vùng chè Đoỏng Pán gắn với chế biến một số sản phẩm chè xanh chất lượng cao tạo sản phẩm OCOP" tại xã Độc Lập, huyện Quảng Hòa. Dự án được thực hiện từ tháng 5/2022 đến tháng 5/2025, do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chè, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc chủ trì thực hiện, chủ nhiệm dự án Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Bình.

Mục tiêu của dự án: Tuyển chọn cây chè đạt tiêu chuẩn năng suất, chất lượng phục vụ nhân giống, mở rộng diện tích trồng tại xã Độc lập, huyện Quảng Hòa; Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cải tạo, thâm canh tăng năng suất, hiệu quả cho 10 ha chè hiện có theo hướng hữu cơ tại xã Độc lập, huyện Quảng Hòa; Xây dựng vườn ươm nhân giống chè từ hom cây chè tuyển chọn, quy mô 100.000 bầu phục vụ trồng mới tỷ lệ xuất vườn đạt trên 72%; Xây dựng mô hình trồng mới chè Đoỏng Pán quy mô 3 ha tại xã Độc Lập, huyện Quảng Hòa, tỷ lệ sống đạt trên 85%; Chuyển giao công nghệ, xây dựng mô hình chế biến, một số sản phẩm chè xanh chất lượng cao quy mô hộ gia đình; Đào tạo tập huấn cho người dân sản xuất chè. Từ đó cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm chè thông qua việc áp dụng các phương pháp canh tác hiện đại, gắn với chế biến sản phẩm chè đạt chuẩn OCOP nhằm tạo ra sản phẩm chè có thương hiệu, nâng cao giá trị kinh tế cho người dân địa phương.

Để thực hiện hiệu quả, nhóm thực hiện dự án tiến hành khảo sát, điều tra thực tế vùng chè Đoỏng Pán. Kết quả khảo sát cho thấy các chỉ tiêu về dư lượng kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật trong mẫu đất và mẫu nước đều dưới ngưỡng cho phép, đảm bảo an toàn cho sản phẩm chè. Trên cơ sở đó, 34 hộ dân đã được lựa chọn tham gia mô hình trồng mới 3 ha chè hữu cơ và 110 hộ dân tham gia mô hình thâm canh cải tạo 10 ha chè theo hướng hữu cơ.

Nâng cao giá trị sản phẩm chè qua mô hình thâm canh hữu cơ và chế biến sản phẩm

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chè, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắcđào tạo kỹ thuật viên về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thâm canh cải tạo chè theo tiêu chuẩn hữu cơ.

Sau gần 3 năm thực hiện, dự án đã tiến hành tuyển chọn được 150 cây chè có năng suất và chất lượng vượt trội tại thôn Đoỏng Pán 1 và Đoỏng Pán 2. Những cây chè này đã được chăm sóc đặc biệt để phát triển giống chè ưu tú, góp phần vào việc xây dựng mô hình vườn ươm giống chè chất lượng cao. Mô hình vườn ươm này có quy mô 100.000 bầu chè, được nhân giống từ nguồn hom chè ưu tú, sau 10 tháng nhân trong vườn ươm, tỉ lệ bầu giống đảm bảo xuất vườn đạt 85%, toàn bộ cây giống được UBND xã Độc Lập giao cho 34 hộ dân trồng được trên 3 ha chè giống mới, tỷ lệ sống đạt trên 95%. Qua một thời gian triển khai, diện tích chè mô hình đã được cải thiện, cây chè sinh trưởng tốt, năng suất tăng.

Sau khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật tác động vào mô hình, so với trước khi thực hiện đã tăng 2,5 số lứa hái so với trước khi thực hiện, đạt 8 lứa/năm, năng suất chè tăng từ 30 - 40%, mật độ búp tăng 2 lần, đạt bình quân 180 - 220 búp/m2, có những diện tích chè từ không có thu hoạch sau khi tác động kỹ thuật đã có thu hoạch. Từ đó, năng suất chè của mô hình tăng 70% so với trước khi thực hiện dự án và tăng 61,8% so với mô hình sản xuất đại trà. Về sâu bệnh gây hại, tỷ lệ bọ xít muỗi giảm 80 -90%, rầy xanh ở dưới ngưỡng gây hại và các loại sâu bệnh khác xuất hiện ít, cây chè đang dần hình thành bộ khung tán mới. Từ những kết quả, người dân trồng chè tại địa phương bước đầu thấy được hiệu quả của mô hình thâm canh chè theo hướng hữu cơ, cây chè sinh trưởng phát triển tốt, năng suất tăng, nguyên liệu búp chè ổn định.

Bên cạnh việc cải tạo vườn chè, dự án chú trọng việc nâng cao chất lượng chế biến sản phẩm chè. Đơn vị thực hiện đã hoàn thành lắp đặt hệ thống thiết bị chế biến cho hợp tác xã (HTX) ChèĐoỏng Pán gồm: Máy đóng gói hút chân không, quầy sấy, giúp bảo quản chè được tốt hơn và gia tăng giá trị sản phẩm. Chuyển giao, tập huấn các quy trình chế biến sản phẩm chè đặc sản cho HTX và các hộ dân tham gia thực hiện dự án về: Quy trình chế biến chè xanh chất lượng cao, quy trình chế biến chè xanh thơm, quy trình chế biến chè Mao Tiêm. Mô hình chế biến một số sản phẩm chè xanh chất lượng cao tại HTX chè Đoỏng Pán công suất 500 kg nguyên liệu/ngày.

Để đảm bảo sự phát triển bền vững cho vùng chè Đoỏng Pán, HTX Chè Đoỏng Pán và người trồng chè tại địa phương tiếp tục duy trì các mô hình thâm canh chè hữu cơ, đa dạng hóa sản phẩmchè, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để đưa sản phẩm chè Đoỏng Pán ra thị trường rộng lớn hơn. Dự án đã tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển chè tại địa phương và mang lại những cơ hội lớn cho việc phát triển kinh tế bền vững tại xã Độc Lập, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Quảng Bình: Kiểm tra một số cơ sở về an toàn thực phẩm trên địa bàn

Quảng Bình: Kiểm tra một số cơ sở về an toàn thực phẩm trên địa bàn

Ngày 17/4, đoàn liên ngành do Sở Y tế Quảng Bình chủ trì bắt đầu triển khai kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong Tháng hành động vì ATTP năm 2025 tại một số cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Làng nghề nước mắm Long Thủy mang tinh hoa của biển đến với mọi nhà

Làng nghề nước mắm Long Thủy mang tinh hoa của biển đến với mọi nhà

Làng nghề biển Phú Yên nói chung và Làng nghề truyền thống nước mắm Long Thủy, xã An Phú, thành phố Tuy Hòa nói riêng được hình thành lâu đời dựa trên sinh kế chủ yếu vùng biển là đánh bắt và khai thác thủy - hải sản. Nước mắm Long Thủy mang trong mình toàn bộ những tinh hoa của vùng biển Phú Yên.
Phú Yên: Khôi phục phát triển Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

Phú Yên: Khôi phục phát triển Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong là một trong ba làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Phú Yên chọn để hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện để làng nghề phục hồi và phát triển.
Hải Dương kết nối doanh nghiệp với đơn vị sản xuất nhằm thúc đẩy tiêu thụ vải thiều

Hải Dương kết nối doanh nghiệp với đơn vị sản xuất nhằm thúc đẩy tiêu thụ vải thiều

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương vừa tổ chức Hội nghị kết nối doanh nghiệp với đơn vị sản xuất vải nhằm thúc đẩy tiêu thụ vải thiều năm 2025, đồng thời phổ biến các yêu cầu của thị trường nhập khẩu và các quy định mới có liên quan đến hoạt động cấp, duy trì, thu hồi, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu.
Quảng Bình hơn 1.300 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá sắn

Quảng Bình hơn 1.300 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá sắn

Tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh Quảng Bình có hơn 1.300 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá sắn
Hãy là người tiêu dùng thông thái để hiểu đúng về nông sản hữu cơ

Hãy là người tiêu dùng thông thái để hiểu đúng về nông sản hữu cơ

Trong những năm gần đây, cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của lối sống xanh và tư duy tiêu dùng bền vững, nông sản hữu cơ dần trở thành một khái niệm quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người Việt. Từ các siêu thị lớn ở thành phố cho đến những cửa hàng nhỏ, thậm chí cả trên các nền tảng thương mại điện tử, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp những sản phẩm được dán nhãn “organic”, “rau sạch”, “không hóa chất”, “an toàn tuyệt đối”. Người tiêu dùng ngày càng sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn để đổi lấy sự an tâm khi sử dụng thực phẩm hàng ngày.
Trồng măng tây xanh, người nông dân bỏ túi hàng tỷ đồng mỗi năm

Trồng măng tây xanh, người nông dân bỏ túi hàng tỷ đồng mỗi năm

Huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng người nông dân nhờ vào việc trồng măng tây xanh và các loại rau mầu khác theo kiểu sản xuất nông nghiệp tuần hoàn cho hiệu quả gấp 5-6 lần cấy lúa/ha.
Phú Yên kêu gọi đầu tư 8 dự án nông nghiệp trong giai đoạn 2024 - 2030

Phú Yên kêu gọi đầu tư 8 dự án nông nghiệp trong giai đoạn 2024 - 2030

Trong giai đoạn 2024 – 2030, có 8 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp được UBND tỉnh Phú Yên kêu gọi đầu tư.
Độc đáo việc trồng xen canh ngô và rau trên cao nguyên đá Đồng Văn

Độc đáo việc trồng xen canh ngô và rau trên cao nguyên đá Đồng Văn

Cao nguyên đá Đồng Văn với phần lớn diện tích là đất đá vôi. Vì vậy, người dân đã sáng tạo ra cách trồng xen canh để tối ưu hóa diện tích và đa dạng hóa nguồn lương thực. Việc trồng ngô xen rau cải, rau bí trên cao nguyên đá Đồng Văn là một phương thức canh tác độc đáo, thể hiện sự thích ứng tuyệt vời của người dân với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.
Nông dân - lực lượng quyết định thành bại của Nông nghiệp Hữu cơ

Nông dân - lực lượng quyết định thành bại của Nông nghiệp Hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ, với những giá trị to lớn về bảo vệ môi trường, sức khỏe con người và phát triển bền vững, đang ngày càng được quan tâm và phát triển trên toàn thế giới. Trong quá trình đó, người nông dân đóng vai trò trung tâm, là lực lượng trực tiếp thực hiện và quyết định sự thành công của nền nông nghiệp hữu cơ.
Yến sào Đắk Lắk đa dạng trong khâu chế biến thành phẩm

Yến sào Đắk Lắk đa dạng trong khâu chế biến thành phẩm

Hiện nay, nhu cầu tẩm bổ, bồi dưỡng sức khỏe cũng được nhiều người quan tâm và chú trọng. Yến sào Organic là một trong những sự lựa chọn tối ưu nhất. Tỉnh Đắk Lắk, với môi trường thiên nhiên trong lành và hệ sinh thái phong phú, là vùng đất lý tưởng để phát triển yến sào Organic chất lượng cao.
Giữ nghề truyền thống phở Vân Cù - tinh hoa ẩm thực của đất Việt

Giữ nghề truyền thống phở Vân Cù - tinh hoa ẩm thực của đất Việt

Trong 2 ngày từ ngày 6 - 7/4/2025, Lễ hội Truyền thống phở Vân Cù năm 2025 diễn ra tại làng Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định - Đây được coi là cái nôi của phở, thu hút hàng nghìn du khách thập phương.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính