Lua Xuân ngắn ngày, cuộc cách mạng trong nông nghiệp. |
Thành tựu này đã góp phần làm tăng năng suất và sản lượng lương thực, thực phẩm đóng góp cho sự nghiệp kháng chiến chống đế quốc Mỹ trước đây và góp phần làm thay đổi đời sống nông dân và bộ mặt nông thôn cả nước như hiện nay. GS Bùi Huy Đáp được coi là cha đẻ của lúa xuân, người có công lớn trong việc đưa giống lúa này vào sản xuất đại trà, góp phần quan trọng vào cuộc cách mạng xanh ở miền Bắc. Trước đó, lúa chiêm dài ngày, năng suất thấp và dễ bị đổ ngã là giống lúa chủ yếu. Thành tựu này đã góp phần làm tăng năng suất và sản lượng lương thực, thực phẩm đóng góp cho sự nghiệp kháng chiến chống đế quốc Mỹ trước đây và góp phần làm thay đổi đời sống nông dân bắc bộ và bộ mặt nông thôn cả nước như hiện nay.
Đầu những năm 1960, Bùi Huy Đáp và cộng sự đã nhận ra rằng các giống lúa Xuân cao cây hiện có thời ấy đều cho năng suất cao hơn lúa chiêm truyền thống. Ông đề xuất phong trào nông dân làm ruộng thí nghiệm ở 2 tỉnh Nam Định và Thái Bình. Kết quả là năm 1966, Hải Hậu trở thành huyện đầu tiên đạt 5 tấn thóc/ha và Thái Bình thành tỉnh đạt 5 tấn thóc/ha đầu tiên ở miền Bắc. Nhờ đó, năng suất lúa tăng lên đáng kể, góp phần giải quyết vấn đề lương thực đang vô cùng cấp thiết.
Năm 1968, GS Bùi Huy Đáp đánh dấu sự nghiệp của mình bằng việc nghiên cứu kỹ thuật gieo trồng giống lúa mới (IR8) để hình thành vụ lúa Xuân và mở thêm vụ Đông ở miền Bắc nước ta. Năm 1971, ông đề nghị cho mở rộng vụ lúa Xuân ra toàn miền Bắc, làm mạ khay, mạ gieo trên sân chủ động cung cấp đủ mạ theo lịch thời vụ. Thời gian sản xuất lúa Xuân được rút ngắn lại, số ngày dư ra cho phép tăng thêm vụ Đông. Những đóng góp của ông đã thay đổi nền nông nghiệp Việt Nam, giúp nâng cao đời sống của người nông dân và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Quy trình kỹ thuật được bà con nông dân ở một số vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ tiếp cận, đưa vào ứng dụng, đặc biệt vào năm 1968, Hợp tác xã Hồng Thắng thuộc huyện Hải Hậu (Nam Định) đã đạt sản lượng 45-50 tạ/ha (gấp 3 lần lúa vụ chiêm - 18 tạ/ha). Những ưu việt của quy trình sản xuất, sản lượng vụ lúa xuân, lại có thể gối vụ đông đã được nông dân hưởng ứng và áp dụng rộng rãi trên khắp miền Bắc. Công trình nghiên cứu ứng dụng này vinh dự được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu, năm 1996.
Thành công của “Lúa Xuân - vụ Đông” chính là những yếu tố mới làm thay đổi cấu trúc kinh tế ngành nông nghiệp cuối thập kỷ 1960, tiền đề của tái cấu trúc nông nghiệp hiện nay. Theo PGS.TS Trịnh Khắc Quang, quyền Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam: “Lịch sử ngành Nông nghiệp Việt Nam sẽ mãi ghi công GS Bùi Huy Đáp đã đi tiên phong và ghi dấu ấn quan trọng trong cuộc cách mạng nghề trồng lúa ở nước ta”.
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, vụ lúa Xuân gặp không ít rủi ro năm thì ấm, năm thì lạnh. “Nhưng nếu chúng ta sử dụng kiến thức của GS Bùi Huy Đáp đối với lúa Xuân, đó là: giống ngắn ngày, mạ non, gieo cấy sau tiết lập xuân thì các vấn đề của vụ lúa này đều được giải quyết một cách có hiệu quả”, PGS.TS Trịnh Khắc Quang khẳng định./.