Thứ tư 05/02/2025 16:56Thứ tư 05/02/2025 16:56 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Khát vọng xanh

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Chuyển đổi xanh là xu hướng thời đại, mang tầm vóc toàn cầu, đang và ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trên hành trình hướng tới hội nhập, phát triển bền vững.

Bắt đầu từ năm 2012, Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 - 2020. Tiếp theo đó vào tháng 10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050". Song hành với Chiến lược Tăng trưởng xanh, Chính phủ đã ban hành nhiều chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có liên quan đến chuyển đổi xanh như: Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (BĐKH) giai đoạn đến năm 2050; Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh; Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững; Quy hoạch điện VIII... Đồng thời, Việt Nam đã tham gia tích cực, có trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế trong chống biến đổi khí hậu như: Cam kết tại COP26 về phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050; Tuyên bố Chính trị thiết lập Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP); Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.

Khát vọng xanh
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế xanh năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, nhấn mạnh Việt Nam quyết tâm xây dựng một nền kinh tế xanh và bền vững, đồng thời tham gia vào nỗ lực chung trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

Cũng theo Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn, trong một thế giới nhiều xung đột cục bộ, hợp tác vì hòa bình, thịnh vượng, phát triển vẫn là xu thế chủ đạo. Trong một thế giới biến động, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh vẫn là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược của các quốc gia và hy vọng cho các thế hệ tương lai. Để kiến tạo Tương lai xanh, phải có tư duy xanh, tầm nhìn xanh, kết hợp với công nghệ xanh, năng lượng xanh và lối sống xanh.

Mục tiêu chung của kinh tế xanh ở Việt Nam nhằm đạt tới: Tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Đặc biệt, lần đầu tiên, nội hàm của kinh tế xanh ở Việt Nam được Chính phủ xác định: Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Trong đó, có ba nhiệm vụ chiến lược được lựa chọn: Một, giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; Hai, xanh hóa sản xuất; Ba, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, thách thức của thời đại hiện nay chính là việc tích hợp 3 quá trình: Chuyển đổi thị trường, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. Đây là một yêu cầu khó khăn với điều kiện thực thi khắt khe và tính bất khả thi cao.

Khát vọng xanh
PGS.TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

PGS.TS Trần Đình Thiên nhận định, rõ ràng so với các quốc gia phát triển khác trên thế giới, Việt Nam có xuất phát điểm thấp yếu và tụt hậu hơn nhiều, chưa kể quy trình chuyển đổi kinh tế thị trường vẫn còn chưa hoàn thành, nền kinh tế vẫn còn nhiều nguy cơ và thách thức.

Vì thế, việc chuyển đổi từ “khát vọng nâu” sang “khát vọng xanh” đòi hỏi Việt Nam phải có những cách tiếp cận mới để tránh nguy cơ bị loại khỏi cuộc đua chuyển đổi xanh toàn cầu. Và những nguyên tắc tiếp cận mới để Việt Nam có thể hiện thực hóa được giấc mơ “phát triển xanh”, biến nền “kinh tế nâu” thành nền “kinh tế xanh”, trước tiên, đó là cần xác định các thách thức cấp quốc gia ở đúng tầm, đúng sức. Sau đó mới là bước áp dụng các nguyên tắc tiếp cận cụ thể.

Với các nguyên tắc tiếp cận mới, PGS.TS Trần Đình Thiên cũng đặc biệt nêu rõ như sau: Biến thách thức quốc gia thành cơ hội doanh nghiệp và lợi ích xã hội; sử dụng sức mạnh cộng hưởng giữa toàn cầu với dân tộc, giữa nhà nước với doanh nghiệp và cộng đồng xã hội; trao quyền, tạo điều kiện, chịu trách nhiệm, khuyến khích người chiến thắng; chế tài quốc gia, đồng thuận dân tộc, trụ cột doanh nghiệp, động lực trí tuệ.

Xác định rõ mục tiêu tổng quan tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội. Hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Đồng thời, cũng xác định rõ nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện cho mục tiêu phát triển kinh tế xanh.

Theo TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn tài chính, tiền tệ quốc gia, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, cho rằng Việt Nam thuộc 5 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu và thay đổi hệ sinh thái sinh học. Tăng trưởng xanh giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội; tăng năng lực cạnh tranh, hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế và doanh nghiệp.

Khát vọng xanh
TS. Cấn Văn Lực -Thành viên Hội đồng tư vấn tài chính, tiền tệ quốc gia, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV.

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, TS. Cấn Văn Lực cho biết Thái Lan đã triển khai mô hình “Nền kinh tế sinh học - tuần hoàn - xanh” năm 2021, trong đó tập trung vào bốn lĩnh vực quan trọng: Nông nghiệp và lương thực, thực phẩm; sức khỏe và y tế; năng lượng, nguyên vật liệu và hóa sinh; du lịch và kinh tế sáng tạo. Các lĩnh vực này gắn với bốn trụ cột: Vốn tự nhiên, vốn con người, vốn xã hội và vốn tái tạo. “Nguồn vốn không chỉ là tiền mà điều quan trọng là khai thác và tận dụng tài nguyên hiệu quả”, TS. Cấn Văn Lực cho biết.

Đề xuất các giải pháp ở Việt Nam, TS.Cấn Văn Lực cho rằng cần huy động tổng lực cả thể chế, nhân lực, vật lực, tài lực; huy động nội lực; đặc biệt, chuyển đổi xanh phải gắn với chuyển đổi số. Các định hướng, chính sách, chiến lược và giải pháp cần phải cụ thể, đo lường được, khả thi, sát thực tiễn và có thời hạn, lộ trình cụ thể.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang xây dựng các chính sách, chương trình và kế hoạch để đẩy mạnh chuyển đổi sang các ngành kinh tế xanh như năng lượng tái tạo, nông nghiệp hữu cơ, bền vững, phát triển kinh tế tuần hoàn. Một số mô hình nông nghiệp hữu cơ, canh tác tuần hoàn, nông nghiệp công nghệ cao đang được triển khai và mở rộng. Chính phủ đưa ra các chính sách hỗ trợ nông dân chuyển đổi sang phương thức sản xuất nông nghiệp bền vững.

Để thúc đẩy chuyển đổi xanh, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao nhận thức và năng lực xây dựng, thực thi chính sách về chuyển đổi xanh, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ, chặt chẽ cho quá trình chuyển đổi xanh, nhất là một hệ thống tiêu chuẩn xanh quốc gia hoàn chỉnh, làm cơ sở để xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư hoặc triển khai các chương trình, dự án thí điểm xanh.

Việt Nam đang có những nỗ lực đáng kể trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế xanh, song vẫn cần nhiều giải pháp đồng bộ trong thời gian tới để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

Bài liên quan

Quyết sách lớn tạo dựng tương lai xanh

Quyết sách lớn tạo dựng tương lai xanh

Những năm qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch hành động và văn bản chỉ đạo điều hành về phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng bền vững và bảo vệ môi trường. Việc chuyển hướng sang kinh tế xanh không chỉ là lựa chọn tất yếu mà còn là cơ hội để trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực, bắt kịp xu thế phát triển của thế giới.
Mô hình Hợp tác xã: Hạt nhân thúc đẩy kinh tế nông nghiệp hữu cơ trong thời kỳ mới

Mô hình Hợp tác xã: Hạt nhân thúc đẩy kinh tế nông nghiệp hữu cơ trong thời kỳ mới

Các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp đã và đang giữ vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy kinh tế nông nghiệp hữu cơ phát triển bền vững. Nhờ đó, nông dân không chỉ nâng cao thu nhập mà còn xây dựng chuỗi giá trị xanh, đáp ứng được xu hướng tiêu dùng hiện đại.
Chuyển đổi xanh tại Việt Nam: Thách thức và cơ hội huy động vốn đầu tư

Chuyển đổi xanh tại Việt Nam: Thách thức và cơ hội huy động vốn đầu tư

Trong bối cảnh phát triển bền vững và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi xanh và số hóa đang trở thành ưu tiên hàng đầu cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, việc huy động vốn đầu tư cho quá trình này vẫn còn nhiều thách thức.
Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh

Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh

Kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Mục đích của kinh tế tuần hoàn là nhằm kéo dài thời gian sử dụng các sản phẩm, trang bị và cơ sở hạ tầng nhằm tăng năng suất của các tài nguyên này.
Đất, không gì thay thế được trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Đất, không gì thay thế được trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm an toàn, nông nghiệp hữu cơ đang trở thành một xu hướng tất yếu. Khác với phương pháp canh tác truyền thống dựa vào phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, nông nghiệp hữu cơ tập trung vào việc xây dựng một hệ sinh thái nông nghiệp cân bằng và bền vững, trong đó đất đóng vai trò trung tâm. “Tấc đất, tấc vàng” đúng cả với nghĩa bóng và nghĩa đen.
Tem nhãn trong thực phẩm hữu cơ: Hơn cả một dấu hiệu nhận biết

Tem nhãn trong thực phẩm hữu cơ: Hơn cả một dấu hiệu nhận biết

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và nguồn gốc thực phẩm, thị trường thực phẩm hữu cơ đang phát triển mạnh mẽ. Đi kèm với sự phát triển này là nhu cầu minh bạch và đáng tin cậy về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm. Tem nhãn, đặc biệt là tem niêm phong, đóng vai trò then chốt trong việc xác thực và bảo vệ uy tín của thực phẩm hữu cơ.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Lễ hội Lồng Tồng: Nét đẹp văn hóa cầu mùa của người Tày

Lễ hội Lồng Tồng: Nét đẹp văn hóa cầu mùa của người Tày

Lễ hội Lồng Tồng, hay còn được gọi là lễ xuống đồng, là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng bậc nhất của đồng bào dân tộc Tày ở Việt Nam. Lễ hội này không chỉ là một hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc mà còn là một biểu tượng của nền văn minh lúa nước, thể hiện ước vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mùa màng bội thu và sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên. Lễ hội Lồng Tồng mang đậm tính cộng đồng, gắn kết các thành viên trong bản làng và thể hiện những giá trị văn hóa truyền thống sâu sắc.
Đà Nẵng: Chợ đầu tiên và duy nhất hoạt động theo mô hình Hợp tác xã

Đà Nẵng: Chợ đầu tiên và duy nhất hoạt động theo mô hình Hợp tác xã

Hợp tác xã dịch vụ sản xuất và kinh doanh tổng hợp Hòa Cường được thành lập năm 1978. Chợ Hòa Cường được đầu tư đưa vào hoạt động năm 2010 tại Phường Hòa Cường Nam, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Mô hình hợp tác xã quản lý chợ đã phát huy hiệu quả trong hoạt động, hướng đến quyền lợi của tiểu thương và tạo việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết an sinh xã hội trên địa bàn.
Ứng dụng RWA vào nông nghiệp: Thúc đẩy tiến trình chuyển đổi xanh

Ứng dụng RWA vào nông nghiệp: Thúc đẩy tiến trình chuyển đổi xanh

RWA (công nghệ mã hóa tài sản thế giới thực) được phát triển bởi MetaDAP – đã được ứng dụng nhiều lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp. Đây là giải pháp hữu hiệu phục vụ công tác quản lý và giao dịch cây trồng có giá trị cao, lâu năm trên thị trường.
Phát triển nông nghiệp hữu cơ thúc đẩy tăng trưởng xanh

Phát triển nông nghiệp hữu cơ thúc đẩy tăng trưởng xanh

Trên thế giới, tăng trưởng xanh nói chung, nông nghiệp xanh nói riêng đã dần trở thành xu hướng chủ đạo. Những năm qua, Việt Nam đã có bước chuyển mới hướng tới một nền kinh tế xanh, trong đó có việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh và áp dụng công nghệ để bảo đảm bền vững các trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh.
Nông dân Đà Nẵng làm chủ xu hướng sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm

Nông dân Đà Nẵng làm chủ xu hướng sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm

Năm 2024, Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ sản xuất và Tiêu thụ rau an toàn Túy Loan là đại diện duy nhất của TP. Đà Nẵng nhận danh hiệu “Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc” tại chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam”. Đây là chương trình do Hội Nông dân Việt Nam tổ chức, ghi nhận những nỗ lực sản xuất kinh doanh tiêu thụ của người nông dân.
Xuân Ất Tỵ 2025: Xuân hoài vọng về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Xuân Ất Tỵ 2025: Xuân hoài vọng về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên phát triển bứt phá, tăng tốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong kỷ nguyên mới, mọi người dân Việt Nam đều được phát triển toàn diện, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, văn minh.
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc đang đặt ra các yêu cầu cao hơn về bảo đảm an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu… Trong bối cảnh đó việc phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, tạo việc làm, sinh kế cho người dân nông thôn và xây dựng nông thôn mới, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, xã hội là nhiệm vụ cần được tiếp tục thực hiện khẩn trương và quyết liệt hơn nữa để hướng tới cột mốc lịch sử 100 năm thành lập Đảng và tiếp đó là 100 năm thành lập nước, nông nghiệp, nông dân, nông thôn cần có bước chuyển mình mạnh mẽ hơn nữa.
Thái Nguyên đa dạng hóa kết nối, đưa nông sản "bay cao, bay xa"

Thái Nguyên đa dạng hóa kết nối, đưa nông sản "bay cao, bay xa"

Với hơn 60% dân số sống dựa vào nông nghiệp, Thái Nguyên đang nỗ lực hỗ trợ người dân tiêu thụ nông sản thông qua việc đa dạng hóa các hình thức kết nối, từ xây dựng vùng sản xuất tập trung, cấp mã vùng trồng đến xúc tiến thương mại, ứng dụng công nghệ số.
Đồng Tháp đẩy mạnh bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông sản chủ lực

Đồng Tháp đẩy mạnh bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông sản chủ lực

Đồng Tháp đang đẩy mạnh công tác bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc biệt là xoài Cao Lãnh, thông qua việc đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Nông nghiệp Bình Dương: Tăng tốc phát triển chiều sâu

Nông nghiệp Bình Dương: Tăng tốc phát triển chiều sâu

Ngành nông nghiệp Bình Dương đang chuyển mình mạnh mẽ, tăng tốc phát triển chiều sâu với những ứng dụng công nghệ cao và hướng đi bền vững.
Thái Nguyên: Phát triển bền vững cây quế, nâng cao giá trị kinh tế

Thái Nguyên: Phát triển bền vững cây quế, nâng cao giá trị kinh tế

Cây quế đang dần khẳng định vị thế, trở thành cây trồng chủ lực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Với những chính sách hỗ trợ và định hướng phát triển phù hợp, cây quế hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững cho người dân.
Robot phun thuốc "Made in Vietnam": Giải pháp công nghệ cho nông nghiệp bền vững

Robot phun thuốc "Made in Vietnam": Giải pháp công nghệ cho nông nghiệp bền vững

Một nhóm sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã chế tạo thành công robot phun thuốc bảo vệ thực vật thông minh, giúp tự động hóa quy trình phun thuốc, tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho nông dân.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính