![]() |
Tính riêng năm 2024, Việt Nam nhận 114 cảnh báo từ EU - Ảnh minh họa. |
Thực tế cho thấy, một số lô hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam đã bị cảnh báo, thu hồi, thậm chí tiêu hủy do chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của EU. Các vi phạm thường gặp bao gồm: sử dụng "thực phẩm mới" chưa được EU cấp phép, khai báo sai thành phần sản phẩm, sử dụng phụ gia không đúng quy định, và vi phạm quy định về "sản phẩm hỗn hợp".
Những vi phạm này phần lớn xuất phát từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do hạn chế về nguồn lực và thông tin, dẫn đến việc cập nhật chưa đầy đủ các quy định mới của EU. Ngược lại, các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp FDI, thường có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và ít gặp rủi ro hơn.
Để hỗ trợ doanh nghiệp, các cơ quan chức năng đã và đang nỗ lực trong việc phổ biến thông tin, hướng dẫn doanh nghiệp nắm bắt các quy định của EU, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm xuất khẩu.
Thị trường EU với những yêu cầu khắt khe vừa là thách thức, vừa là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, hoàn thiện quy trình sản xuất, hướng tới phát triển bền vững. Bằng việc chủ động thích ứng và nỗ lực không ngừng, hàng Việt Nam chắc chắn sẽ khẳng định được vị thế và mở rộng thị phần tại thị trường đầy tiềm năng này.