Thứ bảy 17/05/2025 17:10Thứ bảy 17/05/2025 17:10 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Giảm phát thải khí nhà kính là vấn đề của toàn xã hội

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp.

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết lộ trình phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính theo 3 giai đoạn: 2025-2026, 2027-2028, 2029-2030. Trong giai đoạn đầu phân bổ cho các cơ sở có mức phát thải lớn thuộc 3 lĩnh vực: Nhiệt điện, sản xuất sắt thép, sản xuất xi măng. Dự kiến có 150 cơ sở được phân bổ hạn ngạch trong giai đoạn đầu, chiếm khoảng 40% tổng phát thải khí nhà kính quốc gia.

Nội dung sửa đổi, hoàn thiện quy định về thị trường carbon nhằm điều chỉnh, cập nhật quy định rõ đối tượng trao đổi hạn ngạch phát thải, đối tượng trao đổi tín chỉ carbon; bổ sung nội dung về Hệ thống đăng ký quốc gia về hạn ngạch phát thải và tín chỉ carbon phục vụ cho công tác quản lý; quy định chi tiết các hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải và tín chỉ carbon trên sàn giao dịch; quy định chi tiết việc thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước.

Trong đó, các bộ quản lý lĩnh vực phê duyệt công nhận quy trình, quy chuẩn kỹ thuật tạo tín chỉ carbon, đăng ký dự án, thay đổi thành phần tham gia dự án, hủy đăng ký dự án, cấp tín chỉ carbon cho các dự án thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý.

Trong dự thảo Nghị định đã bổ sung một số thủ tục hành chính mới về thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cho các cơ sở được phân bổ hạn ngạch phát thải do bộ quản lý lĩnh vực thực hiện; thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước. Các thủ tục hành chính được đơn giản hóa theo hướng giảm bớt đối tượng phải thực hiện xác nhận tín chỉ carbon và giảm thủ tục hành chính về xác nhận hạn ngạch phát thải.

Về quy định liên quan đến bảo vệ tầng ozon, dự thảo Nghị định định sửa đổi, hoàn thiện 6 điều và phụ lục về: Các chất làm suy giảm tầng ozon được kiểm soát và lộ trình quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon được kiểm soát; đăng ký và báo cáo sử dụng các chất được kiểm soát; yêu cầu về phân bổ, điều chỉnh, bổ sung hạn ngạch sản xuất, nhập khẩu các chất được kiểm soát; trình tự, thủ tục phân bổ, điều chỉnh, bổ sung, hủy phân bổ hạn ngạch sản xuất và nhập khẩu các chất được kiểm soát; thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý các chất được kiểm soát; trách nhiệm trong quản lý các chất được kiểm soát.

Tại cuộc làm việc, lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính đề nghị cần các quy định, tiêu chí, phương pháp luận, tiêu chí lựa chọn tổ chức, chuyên gia tư vấn độc lập để thực hiện kiểm kê phát thải khí nhà kính, thẩm định các kết quả liên quan đến phát thải khí nhà kính nhằm bảo đảm tính khách quan, công bằng, minh bạch; xây dựng bộ tiêu chí khi thực hiện phân bổ hạn ngạch phát thải cho từng lĩnh vực, địa bàn, doanh nghiệp; tính liên thông của các quy định về hạn ngạch, tín chỉ carbon với quốc tế, nhất là đối với doanh nghiệp; chất lượng của hạn ngạch, tín chỉ carbon giao dịch trên thị trường carbon…

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại cuộc họp.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại cuộc họp.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết tinh thần thiết kế, xây dựng dự thảo Nghị định là "vừa chạy, vừa xếp hàng", vừa làm, vừa cập nhật, bổ sung những vấn đề mới để bắt kịp sự thay đổi trong nước và quốc tế.

"Nghị định xây dựng theo hướng giảm phát thải khí nhà kính là vấn đề của toàn xã hội, phân theo ngành, lĩnh vực và xuyên biên giới, kiểm soát theo đối tượng phát thải, giải pháp để giảm phát thải và tạo tín chỉ carbon. Các bộ, ngành sẽ làm trước, tổng kết, rút kinh nghiệm trước khi phân cấp cho địa phương", Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chia sẻ.

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá, dự thảo Nghị định đã từng bước cập nhật tình hình quốc tế, thực tiễn, kinh nghiệm đã có; thể hiện cam kết của Việt Nam với các thỏa thuận quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính; nhận được sự quan tâm rất lớn của doanh nghiệp trong nước cũng như các đối tác thương mại, tổ chức quốc tế.

Tuy nhiên, đây là nghị định mang tính chất kỹ thuật, còn nhiều biến động, thay đổi, vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phải quán triệt hệ thống luật pháp chuyên ngành, thỏa thuận quốc tế, đồng thời đưa ra định hướng, nguyên tắc khung có kiểm soát với tư duy "sandbox" để tiếp tục cập nhật những vấn đề kỹ thuật có thể còn biến động.

"Đây là lĩnh vực mới, cần có thủ tục hành chính mới để thực hiện chức năng quản lý nhà nước nhưng phải đơn giản, gọn nhẹ nhất có thể. Các đồng chí cần nghiên cứu, tính toán kỹ phương án phân cấp, trước hết là giao cho các bộ, ngành quản lý lĩnh vực", Phó Thủ tướng nói và lưu ý "nội dung, khái niệm, thuật ngữ, kỹ thuật soạn thảo của dự thảo Nghị định phải khoa học, rõ ràng, dễ hiểu để doanh nghiệp, người dân nắm rõ, thực hiện được.

Phó Thủ tướng nêu rõ, Nghị định một mặt thực hiện chủ trương chung từng bước thực hiện đầu tư công nghệ, quản lý và tăng cường các biện pháp hấp thụ để giảm phát thải; mặt khác là để hàng hóa của Việt Nam có thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới. Vì vậy, quy định về tiêu chuẩn, phương pháp, chính sách phải tương thích với thông lệ quốc tế, đồng thời bám sát tiêu chuẩn của từng thị trường, từng lĩnh vực kinh doanh, sản xuất, từng loại hình doanh nghiệp, "không dàn hàng ngang, mà linh hoạt, đa dạng theo từng thị trường, từ tiêu chuẩn cao nhất, chặt chẽ nhất đến thông thoáng nhất".

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chỉ đạo thực hiện 3 quan điểm điều hành trong năm 2025 Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chỉ đạo thực hiện 3 quan điểm điều hành trong năm 2025

Mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp và môi trường trong năm 2025 mà Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đưa là: Bảo đảm tăng ...

Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường

Sáng 19/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Quý Kiên đã chủ trì buổi làm việc với Cục Chuyển ...

Ô nhiễm không khí vẫn là một vấn đề “nóng” của Hà Nội Ô nhiễm không khí vẫn là một vấn đề “nóng” của Hà Nội

Ô nhiễm không khí vẫn là một vấn đề “nóng” của Hà Nội. Nguyên nhân là do chưa kiểm soát tốt các nguồn thải; thiếu ...

Bài liên quan

Sản phẩm hữu cơ ngày càng mang nhiều lợi ích quan trọng trong xã hội hiện đại

Sản phẩm hữu cơ ngày càng mang nhiều lợi ích quan trọng trong xã hội hiện đại

Hiện nay con người đang ngày càng có xu hướng tìm kiếm những giải pháp sống lành mạnh và thân thiện với thiên nhiên. Một trong những lựa chọn được quan tâm hàng đầu là việc sử dụng các sản phẩm hữu cơ. Sản phẩm hữu cơ bao gồm, thực phẩm, mỹ phẩm, và cả hàng tiêu dùng, là những sản phẩm được sản xuất theo phương pháp tự nhiên, không sử dụng chất hóa học tổng hợp, không biến đổi gen, đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cao. Sản phẩm hữu cơ mang lại nhiều lợi ích trong xã hội hiện đại, từ sức khỏe, môi trường, kinh tế – xã hội, không những vậy, trong tương lai không xa sẽ trở thành xu hướng tiêu dùng toàn cầu.
Con người là nhân tố trung tâm trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Con người là nhân tố trung tâm trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, suy thoái đất đai và nhu cầu tiêu dùng xanh ngày càng tăng, nông nghiệp hữu cơ đã và đang trở thành một hướng đi quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững. Không giống như nông nghiệp truyền thống, nông nghiệp hữu cơ đặt ra những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về quy trình sản xuất, nhằm giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường và sức khỏe con người. Trong chuỗi hoạt động đó, con người là nhân tố trung tâm, từ hoạch định, canh tác, giám sát đến tiêu thụ sản phẩm.
Nhiều điểm sáng trong bảo vệ môi trường ở Thanh Hóa

Nhiều điểm sáng trong bảo vệ môi trường ở Thanh Hóa

Với việc triển khai nhiều mô hình bảo vệ môi trường, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động của Hội Nông dân các cấp tỉnh Thanh Hóa, đến nay, nhiều cán bộ, hội viên nông dân đã thay đổi nhận thức, hành vi trong bảo vệ môi trường, góp phần bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Kiểm định khí thải công nghiệp phải bảo đảm kịp thời, chính xác đúng quy trình và tuân thủ theo quy định của pháp luật

Kiểm định khí thải công nghiệp phải bảo đảm kịp thời, chính xác đúng quy trình và tuân thủ theo quy định của pháp luật

Bộ Công an ban hành Thông tư số 27/2025/TT-BCA ngày 14/4/2025 quy định kiểm định môi trường về khí thải công nghiệp của lực lượng Công an nhân dân. Theo đó, việc kiểm định khí thải công nghiệp phải bảo đảm kịp thời, chính xác, khách quan, đúng quy trình và tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Lâm nghiệp Nghệ An: Vững vàng trước biến động, bứt phá nhờ đổi mới

Lâm nghiệp Nghệ An: Vững vàng trước biến động, bứt phá nhờ đổi mới

Chiều 15/4, tại TP Vinh, Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác lâm nghiệp năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Hội nghị có sự tham dự của đồng chí Nguyễn Văn Đệ – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Hoàng Quốc Việt – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường, cùng đại diện các sở, ngành, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp lâm nghiệp trên địa bàn.
Câu chuyện nông dân A Lưới "mê" làm nông nghiệp hữu cơ

Câu chuyện nông dân A Lưới "mê" làm nông nghiệp hữu cơ

A Lưới là một huyện miền núi cách thành phố Huế hơn 70 km về phía Tây Nam, là vùng đất trù phú, đa dạng sinh học và tiềm năng lớn trong phát triển nông nghiệp hữu cơ. Nhận thức được tầm quan trọng của nông nghiệp hữu cơ trong việc bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, chính quyền và người dân A Lưới đã và đang triển khai nhiều mô hình, chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Lâm Đồng: Nhận định ban đầu về nguyên nhân sạt trượt lở khu vực hồ chứa nước Đông Thanh

Lâm Đồng: Nhận định ban đầu về nguyên nhân sạt trượt lở khu vực hồ chứa nước Đông Thanh

UBND huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đã có báo cáo, nhận định ban đầu về nguyên nhân sạt trượt lở khu vực hồ chứa nước Đông Thanh.
Nông nghiệp sinh thái: Sự hài hòa giữa con người, thiên nhiên

Nông nghiệp sinh thái: Sự hài hòa giữa con người, thiên nhiên

Trong những hệ lụy từ phương thức canh tác công nghiệp ngày càng bộc lộ rõ rệt, từ suy thoái đất đai, ô nhiễm nguồn nước, suy giảm đa dạng sinh học đến những lo ngại về an toàn thực phẩm và sức khỏe con người, nông nghiệp sinh thái nổi lên như một giải pháp bền vững, một triết lý canh tác dựa trên sự tôn trọng và hài hòa với các quy luật tự nhiên.
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

Chính phủ vừa có Nghị quyết số 122/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Kế hoạch).
Rừng trong phố và đa dạng sinh học ở Trà Vinh

Rừng trong phố và đa dạng sinh học ở Trà Vinh

Trà Vinh, một thành phố yên bình nằm giữa lòng miền Tây sông nước Cửu Long, không chỉ nổi tiếng với những ngôi chùa Khmer cổ kính và những hàng dừa xanh mát ven sông. Nơi đây còn ẩn chứa một điều đặc biệt, một "lá phổi xanh" quý giá ngay giữa lòng đô thị: những khu rừng trong phố.
Nhiều điểm sáng trong bảo vệ môi trường ở Thanh Hóa

Nhiều điểm sáng trong bảo vệ môi trường ở Thanh Hóa

Với việc triển khai nhiều mô hình bảo vệ môi trường, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động của Hội Nông dân các cấp tỉnh Thanh Hóa, đến nay, nhiều cán bộ, hội viên nông dân đã thay đổi nhận thức, hành vi trong bảo vệ môi trường, góp phần bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Nông nghiệp hữu cơ: Hướng đi xanh giúp tái tạo môi trường sống

Nông nghiệp hữu cơ: Hướng đi xanh giúp tái tạo môi trường sống

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng trở thành mối đe dọa toàn cầu, việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững, thân thiện với tự nhiên đang là nhu cầu cấp thiết. Tại Việt Nam, nông nghiệp hữu cơ đang dần khẳng định vai trò không chỉ trong việc cung cấp thực phẩm an toàn mà còn trong việc góp phần tái tạo và gìn giữ môi trường sống.
Thẻ vàng, thẻ đỏ trong khai thác hải sản: Biện pháp bảo vệ đại dương

Thẻ vàng, thẻ đỏ trong khai thác hải sản: Biện pháp bảo vệ đại dương

Trong khi nguồn lợi hải sản trên toàn cầu đang chịu áp lực ngày càng lớn từ hoạt động khai thác quá mức, khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), việc áp dụng các biện pháp quản lý mạnh mẽ và hiệu quả trở nên cấp thiết. Một trong những công cụ quan trọng và có tính răn đe cao trong nỗ lực này chính là hệ thống "thẻ vàng" và "thẻ đỏ" được Liên minh châu Âu (EU) triển khai. Đây không chỉ là những cảnh báo mang tính biểu tượng mà còn là những đòn trừng phạt kinh tế nặng nề, buộc các quốc gia phải thay đổi hành vi khai thác, hướng đến sự bền vững cho đại dương.
Nhiều gia đình nuôi thủy sản bị ảnh hưởng sau sự cố tàu hàng tông nhau trên sông Lòng Tàu

Nhiều gia đình nuôi thủy sản bị ảnh hưởng sau sự cố tàu hàng tông nhau trên sông Lòng Tàu

Sau sự cố hai tàu hàng tông nhau trên sông Lòng Tàu , khiến khu vực nuôi thủy sản của người dân tại ba xã Tam Thôn Hiệp, Thạnh An và Long Hòa bị ảnh hưởng, thiệt hại khoảng 1,2 tấn thủy sản. Người dân được khuyến cáo tạm ngưng khai thác nước, thủy sản tại những khu vực xuất hiện vết dầu trước khi sự cố được xử lý.
Vi nhựa dưới đáy biển - Mối nguy tiềm ẩn và hiểm họa lâu dài

Vi nhựa dưới đáy biển - Mối nguy tiềm ẩn và hiểm họa lâu dài

Đại dương bao la, với vẻ đẹp huyền bí và nguồn tài nguyên vô tận, từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự sống và sự thịnh vượng. Tuy nhiên, sâu thẳm dưới những con sóng dữ dội và những rạn san hô rực rỡ, một mối nguy hiểm âm thầm đang lan rộng, đe dọa sự cân bằng mong manh của hệ sinh thái biển, đó chính là vi nhựa. Những mảnh vụn nhựa li ti, với kích thước nhỏ hơn 5mm, đang tích tụ ngày càng nhiều ở đáy biển, tạo thành một "sa mạc nhựa" vô hình, mang theo những hiểm họa khôn lường cho môi trường và cả sức khỏe con người.
Bụi mịn - Sát thủ vô hình và những hệ lụy khôn lường

Bụi mịn - Sát thủ vô hình và những hệ lụy khôn lường

Bụi mịn, với kích thước siêu nhỏ bé (PM2.5 và PM10), đang trở thành một trong những vấn đề môi trường cấp bách hàng đầu trên toàn cầu, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển và các đô thị lớn. Những hạt bụi li ti này, mắt thường khó có thể nhìn thấy, len lỏi sâu vào hệ hô hấp và tuần hoàn của con người, gây ra những tác động tiêu cực nghiêm trọng đến sức khỏe và môi trường.
Quảng Bình: Triển khai công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2025

Quảng Bình: Triển khai công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2025

Tỉnh Quảng Bình vừa triển khai hội nghị triển khai công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2025...
Thanh Hóa đẩy mạnh trồng cây lim xanh bản địa

Thanh Hóa đẩy mạnh trồng cây lim xanh bản địa

Từ năm 2014, dự án JICA2 đã thực hiện trồng được 591,08ha cây lim xanh bản địa trên địa bàn huyện Như Thanh. Từ đây góp phần bảo tồn, tái tạo nguồn gen quý hiếm của cây lim xanh.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính