Thứ ba 01/07/2025 08:56Thứ ba 01/07/2025 08:56 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Ô nhiễm không khí vẫn là một vấn đề “nóng” của Hà Nội

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Ô nhiễm không khí vẫn là một vấn đề “nóng” của Hà Nội. Nguyên nhân là do chưa kiểm soát tốt các nguồn thải; thiếu dữ liệu; cán bộ chuyên sâu về quản lý môi trường không khí còn quá ít; thiếu sự phối hợp giữa Hà Nội và các tỉnh lân cận (tính liên kết vùng)…
Ảnh minh họa.
Ô nhiễm không khí vẫn là một vấn đề “nóng” của Hà Nội. Ảnh minh họa.

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội vừa tổ chức hội thảo đề xuất các giải pháp phục tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP Hà Nội. Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia, nhà quản lý đến từ Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội và các đơn vị liên quan.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí. Trước hết là ban hành một số chính sách, kế hoạch hành động giảm thiểu ô nhiễm không khí để kiểm soát tốt hơn các nguồn thải, cụ thể: Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí TP Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2035; xây dựng hệ thống dự báo chất lượng không khí; triển khai lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 4,5; thí điểm đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ; chuẩn bị triển khai thí điểm Vùng phát thải thấp;

Tăng cường phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng, giám sát các quy định về xử lý khí thải, bụi thải; thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản phẩm thân thiện môi trường, áp dụng mô hình tiên tiến; ban hành Chỉ thị cấm đốt rơm rạ sau thu hoạch, hỗ trợ nông dân mua chế phẩm sinh học, hỗ trợ mô hình tận dụng phụ phẩm nông nghiệp…

Tuy nhiên, ô nhiễm không khí vẫn là một vấn đề “nóng” của Hà Nội. Nguyên nhân là do chưa kiểm soát tốt các nguồn thải; thiếu dữ liệu; cán bộ chuyên sâu về quản lý môi trường không khí còn quá ít; thiếu sự phối hợp giữa Hà Nội và các tỉnh lân cận (tính liên kết vùng)…

Phát biểu tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội", ngày 14/3/2025, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, Hà Nội là đô thị đặc biệt, giữ vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và an ninh quốc phòng, cũng là đô thị có diện tích và dân số lớn hàng đầu cả nước; có tốc độ đô thị hóa nhanh, khu vực nội đô có tốc độ tăng dân số cơ học rất lớn. Đồng thời Hà Nội là trung tâm của Vùng đồng bằng sông Hồng, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước. Với những đặc điểm này, Hà Nội luôn đối mặt với rất nhiều vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí, quá tải trong xử lý chất thải rắn, nước thải…

Những năm qua, công tác bảo vệ môi trường Thủ đô luôn là vấn đề trọng tâm, được Trung ương và lãnh đạo Thành phố quan tâm hàng đầu. Điều này được thể hiện trong nhiều văn kiện quan trọng của Trung ương, Thành phố và đã được tổ chức triển khai thực hiện như: Luật Thủ đô sửa đổi năm 2024 và 2 Quy hoạch của Thủ đô mới được phê duyệt. Trong đó, Luật Thủ đô đã nêu cụ thể một số nhiệm vụ cần triển khai về xác định vùng phát thải thấp. Tại Quy hoạch Thủ đô, vấn đề môi trường được đặt lên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong số các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách cần giải quyết của Thủ đô trong giai đoạn 2025 - 2030.

Phương án, phương thức đầu tư, cải tạo sông Tô Lịch
Cục trưởng Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) Hoàng Văn Thức phát biểu tại Hội thảo.

Cục trưởng Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) Hoàng Văn Thức cho rằng, TP Hà Nội xây dựng và áp dụng cách tiếp cận đột phá, đa ngành, đa cấp, đa địa phương dựa trên nền tảng số để cải thiện chất lượng, bảo vệ môi trường. Đặc biệt, cần tạo sự đột phá về mặt thể chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường; tăng cường biện pháp cưỡng chế đối với các cơ sở gây ô nhiễm (thí điểm bổ sung hình phạt các cơ sở gây ô nhiễm tăng lũy tiến theo ngày để tăng tính răn đe).

Đồng thời, Hà Nội cần xây dựng và vận hành cơ chế phối hợp, các chương trình hành động với các tỉnh trong Vùng Thủ đô, với các bộ, ngành liên quan về bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường, đặc biệt là môi trường không khí.

Hà Nội tìm giải pháp bảo vệ môi trường để phát triển bền vững

Hà Nội tìm giải pháp bảo vệ môi trường để phát triển bền vững

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu xử lý phản ánh nhà máy dệt vô tư xả khói bụi vào khu dân cư

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu xử lý phản ánh nhà máy dệt vô tư xả khói bụi vào khu dân cư

Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp

Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp

Theo đó, đề xuất áp dụng các biện pháp như dựa vào khoa học công nghệ, chuyển đổi số, nguồn nhân lực, trí tuệ của Hà Nội và các bên hợp tác để chuyển đổi nhanh và mạnh mô hình tăng trưởng sang phát triển xanh, tuần hoàn, carbon thấp, chống chịu cao, bền vững; trong đó, chú trọng sử dụng các phương tiện giao thông xanh, khu công nghiệp xanh, sản xuất xanh, tuần hoàn; phát triển hạ tầng đô thị xanh và bền vững cho Thủ đô Hà Nội, làm sống lại các dòng sông, các ao, hồ…

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại, các vấn đề như ô nhiễm không khí, đặc biệt là bụi mịn PM2.5; ô nhiễm nguồn nước gồm cả nước mặt lẫn nước ngầm; áp lực từ chất thải rắn hay tác động của biến đổi khí hậu với tình trạng thời tiết cực đoan và hệ sinh thái đô thị đã không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sống, sức khỏe cộng đồng mà còn có thể làm giảm khả năng thu hút đầu tư của Hà Nội cũng như sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Vì vậy, công tác bảo vệ môi trường Thủ đô luôn là vấn đề trọng tâm, được Trung ương và lãnh đạo TP Hà Nội quan tâm hàng đầu. Điều này được thể hiện trong nhiều văn kiện quan của Trung ương, TP Hà Nội và đã được tổ chức triển khai thực hiện trong thời gian qua.

Bài liên quan

Huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Ngày 28/6, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội tổ chức Lễ công bố và đón nhận danh hiệu đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Hà Nội: Ban hành kế hoạch cấp mã số vùng trồng, thúc đẩy nông nghiệp bền vững

Hà Nội: Ban hành kế hoạch cấp mã số vùng trồng, thúc đẩy nông nghiệp bền vững

Mới đây, UBND T.P Hà Nội ban hành kế hoạch về cấp mã số vùng trồng, thúc đẩy nông nghiệp bền vững, tập trung hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục cấp mã số vùng trồng theo quy định của Nghị quyết 08/2023/NQ-HĐND, đồng thời siết chặt quản lý, giám sát các vùng trồng đã được cấp mã số, đảm bảo tuân thủ yêu cầu kiểm dịch thực vật của các thị trường nhập khẩu.
Sốt xuất huyết, sởi và COVID-19 có xu hướng gia tăng

Sốt xuất huyết, sởi và COVID-19 có xu hướng gia tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ 23 đến 30/5/2025, thành phố ghi nhận sự gia tăng của nhiều bệnh truyền nhiễm, trong đó nổi bật là sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19. Đây đều là những bệnh có nguy cơ bùng phát mạnh vào mùa Hè nếu không được kiểm soát kịp thời.
Giải quyết dứt điểm các điểm nóng về ô nhiễm môi trường

Giải quyết dứt điểm các điểm nóng về ô nhiễm môi trường

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 255/TB-VPCP ngày 23/5/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ cấp bách tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
Ngành chăn nuôi Thủ đô kiểm soát tốt dịch bệnh, ổn định sản xuất

Ngành chăn nuôi Thủ đô kiểm soát tốt dịch bệnh, ổn định sản xuất

Theo Chi cục Thống kê TP Hà Nội, nhờ công tác phòng, chống dịch bệnh được thực hiện đồng bộ và hiệu quả, ngành chăn nuôi thành phố thời gian qua tiếp tục giữ được đà tăng trưởng, đảm bảo an toàn sinh học.
Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm không khí các đô thị lớn

Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm không khí các đô thị lớn

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cho rằng ô nhiễm không khí, đặc biệt tại các đô thị lớn đang trở thành vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Môi trường, nhận thức và sinh kế - Kỳ 3: Giải pháp xanh tạo sinh kế gắn với phát triển bền vững

Môi trường, nhận thức và sinh kế - Kỳ 3: Giải pháp xanh tạo sinh kế gắn với phát triển bền vững

Từ trong quá khứ xa xưa, tuổi thơ tôi gắn liền với những nắm xôi, nắm cơm có mùi hương thơm nồng lá chuối của mẹ và bẹ cau của bà. Ngày nay với sự phát triển không ngừng của hiện đại hóa, hộp nhựa dần thay thế các sản phẩm tự nhiên, nếu không có giải pháp thay thế thì chẳng mấy chốc nhựa sẽ bao phủ khắp đại dương và ngay trên mảnh đất Quảng Bình đầy nắng và gió, từ đó sáng kiến giảm nhựa tạo sinh kế xanh đã hình thành.
Môi trường, nhận thức và sinh kế - Kỳ 2:  Khi truyền thông làm thay đổi nhận thức, hành vi

Môi trường, nhận thức và sinh kế - Kỳ 2: Khi truyền thông làm thay đổi nhận thức, hành vi

“Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình”, về với trường THCS Quảng Phú, nghe các em học sinh kể về những hoạt động truyền thông sáng tạo nâng cao nhận thức trong công tác bảo vệ môi trường, các câu lạc bộ truyền thông trong nhà trường được thành lập và đã thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh bởi đây là lứa tuổi dễ dàng tiếp nhận, dễ thay đổi hành vi. Với mong muốn học sinh sẽ là cầu nối tuyên truyền tới phụ huynh, người thân, gia đình, bạn bè, xã hội chúng tôi đã sử dụng nhiều biện pháp truyền thông.
Môi trường, nhận thức và sinh kế - Kỳ 1: Trong cái khó, ló cái khôn

Môi trường, nhận thức và sinh kế - Kỳ 1: Trong cái khó, ló cái khôn

Người dân Quảng Phú chúng tôi không còn xa lạ với phong trào giảm rác thải nhựa, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, tiêu dùng xanh đang lan tỏa rộng khắp khiến chất lượng môi trường, đời sống và thu nhập của chị em phụ nữ (nhóm người yếu thế) đang ngày càng nâng lên. Chứng kiến những đổi thay mang màu xanh hơi thở của sự sống tôi thực sự rất vui vì trong thành quả chung đó có chút công sức riêng của chúng tôi đã được các cấp, các ngành và địa phương triển khai ghi nhận.
Cảnh báo Cadmium tích tụ trong đất nông nghiệp ở Châu Âu

Cảnh báo Cadmium tích tụ trong đất nông nghiệp ở Châu Âu

Cadmium là kim loại nặng độc hại có từ hoạt động khai thác mỏ và sản xuất phân bón. Được tìm thấy trong nhiều vị trí đất nông nghiệp ở Châu Âu, kéo theo lo ngại về an toàn thực phẩm và sức khỏe của người dân.
Cùng nhau gìn giữ, bảo vệ đại dương xanh cho hôm nay và mai sau

Cùng nhau gìn giữ, bảo vệ đại dương xanh cho hôm nay và mai sau

Mỗi quốc gia, dân tộc tuy khác nhau về thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế, bản sắc văn hóa, xã hội, nhưng có chung một sứ mệnh là "cùng nhau gìn giữ, bảo vệ đại dương xanh cho hôm nay và mai sau" để biển cả mãi mãi là không gian sinh tồn của sự sống và phát triển thuận thiên bền vững.
Quảng Bình tiến hành thả hàng triệu tôm, cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

Quảng Bình tiến hành thả hàng triệu tôm, cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Bình cùng các địa phương trên địa bàn đã tiến hành thả thả hàng triệu tôm, cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản…
Mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Tại khu vực thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh (Cao Băng), ngày 5/6/2025, tỉnh Cao Bằng tổ chức Mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6, Tháng hành động vì môi trường năm 2025. Ngày Môi trường thế giới năm 2025 được Chương trình môi trường Liên Hợp quốc phát động với chủ đề “Chấm dứt ô nhiễm nhựa”.
Vĩnh Phúc: Chi gần 4,5 tỉ đồng mua chế phẩm sinh học hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm trong chăn nuôi

Vĩnh Phúc: Chi gần 4,5 tỉ đồng mua chế phẩm sinh học hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm trong chăn nuôi

Năm 2025 UBND tỉnh Vĩnh Phúc sẽ trích gần 4,5 tỉ đồng từ nguồn ngân sách để hỗ trợ chi phí mua chế phẩm sinh học xử lý chất thải cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
“Cuộc chiến với rác thải nhựa không thể thành công bằng nỗ lực đơn lẻ”

“Cuộc chiến với rác thải nhựa không thể thành công bằng nỗ lực đơn lẻ”

“Cuộc chiến với rác thải nhựa không thể thành công bằng nỗ lực đơn lẻ”, đây là thông điệp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy gửi tới Lễ hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới.
Cao Bằng: Dự kiến hoàn thành 100% chỉ tiêu di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở trước 30/6

Cao Bằng: Dự kiến hoàn thành 100% chỉ tiêu di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở trước 30/6

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2022 – 2024 có 4.868 hộ có chuồng trại gia súc dưới gầm sàn nhà ở, gồm: 1.943 hộ nghèo, 877 hộ cận nghèo, 71 hộ mới thoát nghèo, 94 hộ chính sách, 1.883 hộ khác.
Hành động quyết liệt để giải quyết rác thải nhựa

Hành động quyết liệt để giải quyết rác thải nhựa

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành đã ký ban hành Công văn số 2141/BNNMT-VP ngày 16/5/2025 về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới (05/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025.
Quảng Bình tập huấn về chăm sóc sức khoẻ trên cây trồng chủ lực cho bà con nông dân

Quảng Bình tập huấn về chăm sóc sức khoẻ trên cây trồng chủ lực cho bà con nông dân

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Bình đã tổ chức mở 21 lớp tập huấn phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) tại 21 xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính