Thứ tư 30/04/2025 01:13Thứ tư 30/04/2025 01:13 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Hà Nội tìm giải pháp bảo vệ môi trường để phát triển bền vững

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Ngày 14/3/2025, UBND Tp. Hà Nội phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thực trạng và giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội".
Ông Trần Sỹ Thanh - Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội
Ông Trần Sỹ Thanh - Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội phát biểu tại Hội thảo.

Tham dự Hội thảo có ông Trần Sỹ Thanh - Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội; GS.VS Châu Văn Minh - Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hội thảo còn có sự tham gia của 250 đại biểu, trong đó có đại diện các cơ quan Trung ương, các tổ chức quốc tế; lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND, lãnh đạo các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã; các chuyên gia, nhà khoa học và các doanh nghiệp…

Giải quyết vấn đề môi trường là nhiệm vụ cấp bách

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Trần Sỹ Thanh – Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội khẳng định, Hội thảo có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm phân tích các nguyên nhân và tìm ra giải pháp thực chất, hiệu quả để hướng tới việc nâng cao chất lượng môi trường của Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Hà Nội là đô thị đặc biệt, giữ vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và an ninh quốc phòng, cũng là đô thị có diện tích và dân số lớn hàng đầu cả nước; có tốc độ đô thị hóa nhanh, khu vực nội đô có tốc độ tăng dân số cơ học rất lớn. Đồng thời Hà Nội là trung tâm của Vùng đồng bằng sông Hồng, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước. Với những đặc điểm này, Hà Nội luôn đối mặt với rất nhiều vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí, quá tải trong xử lý chất thải rắn, nước thải…

Những năm qua, công tác bảo vệ môi trường Thủ đô luôn là vấn đề trọng tâm, được Trung ương và lãnh đạo Thành phố quan tâm hàng đầu. Điều này được thể hiện trong nhiều văn kiện quan trọng của Trung ương, Thành phố và đã được tổ chức triển khai thực hiện như: Luật Thủ đô sửa đổi năm 2024 và 2 Quy hoạch của Thủ đô mới được phê duyệt. Trong đó, Luật Thủ đô đã nêu cụ thể một số nhiệm vụ cần triển khai về xác định vùng phát thải thấp. Tại Quy hoạch Thủ đô, vấn đề môi trường được đặt lên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong số các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách cần giải quyết của Thủ đô trong giai đoạn 2025 - 2030.

Các chuyên gia, nhà khoa học tại Hội thảo.
Các chuyên gia, nhà khoa học tại Hội thảo.

Trên cơ sở đó, thành phố Hà Nội đã quyết liệt thực hiện nhiều hoạt động nhằm cải thiện môi trường, có thể kể đến như: Thực hiện các giải pháp giảm phương tiện xe cá nhân, tăng cường đầu tư, đưa vào sử dụng các phương tiện vận tải hành khách công cộng, chuyển đổi giao thông xanh, xóa bỏ tình trạng đốt than tổ ong, tăng cường rửa đường, giám sát vệ sinh môi trường các công trình xây dựng… Xử lý nước thải, làm sạch các dòng sông; Hiện đại hóa công tác thu gom rác thải, thí điểm phân loại rác tại nguồn tại 5 quận nội thành…

“Tuy nhiên, chất lượng môi trường tại Hà Nội chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là chất lượng môi trường không khí. Để giải quyết “bài toán” này, thành phố Hà Nội rất mong muốn có sự chung tay, đồng hành, chia sẻ của các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trên địa bàn Thành phố”- ông Trần Sỹ Thanh chia sẻ.

Ông Trần Sỹ Thanh cũng bày tỏ mong muốn các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý hãy tham góp nhiều ý tưởng sáng tạo, tâm huyết, những giải pháp khả thi cần ưu tiên để có thể nhanh chóng cải thiện chất lượng môi trường, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".

Để Hội thảo đạt kết quả cao, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đề nghị tập trung vào 3 nhóm vấn đề trọng tâm:

Thứ nhất, nhận diện các vấn đề môi trường cấp bách của Thủ đô Hà Nội, trong đó trọng tâm xác định các vấn đề về ô nhiễm môi trường (đặc biệt là ô nhiễm không khí), xác định cụ thể nguồn gây ô nhiễm.

Thứ hai, kinh nghiệm quốc tế trong xử lý ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả quản lý môi trường phù hợp với TP.Hà Nội.

Thứ ba, nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình cụ thể xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường Thủ đô nhằm đạt được các mục tiêu về bảo vệ môi trường đã đặt ra trong Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; tập trung vào các giải pháp về công nghệ, quản lý.

Ứng dụng công nghệ để tạo môi trường xanh, phát triển bền vững

Phát biểu tại hội thảo, GS.VS Châu Văn Minh - Viện trưởng Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, Hà Nội cũng như nhiều đô thị lớn trên thế giới trong quá trình phát triển phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng về môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, chất thải sinh hoạt, chất thải rắn…

“Những vấn đề trên không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe cộng đồng mà còn có khả năng làm giảm khả năng thu hút đầu tư của Hà Nội cũng như sự phát triển bền vững của Thủ đô" - GS.VS Châu Văn Minh khẳng định.

Theo GS.VS Châu Văn Minh, với thực trạng của môi trường Hà Nội như hiện nay, việc tìm kiếm các các giải pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Một trong những yếu tố để giải quyết đó là ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và bảo vệ môi trường. Điều này có thể thấy rõ tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới với nhiều giải pháp đã được áp dụng, mang lại hiệu quả.

Theo TS Hoàng Dương Tùng – Chủ tịch mạng lưới không khí sạch Việt Nam trong bài tham luận “Một số giải pháp cấp bách xử lý ô nhiễm môi trường tại Hà Nội” - vấn đề ô nhiễm không khí” đã đưa ra giải pháp cấp bách nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí ở Hà Nội và các tỉnh lân cận như: Chuyển đổi số để chuyển đổi xanh trong giai đoạn 2025 - 20230; tiếp cận đa ngành; quản lý chất thải sinh hoạt; liên kết vùng.

TS Hoàng Dương Tùng cho rằng, cơ hội giải quyết ô nhiễm không khí, và các vấn đề môi trường của Hà Nội hiện đã chín muồi và hội tụ nên chỉ cần sự quyết tâm và chung tay của tất cả các bên, với các giải pháp cấp bách và hiệu quả, vấn đề ô nhiễm không khí của Thủ đô sẽ dần được giải quyết.

Đồng tình với ý kiến này, GS.TS Chu Hoàng Hà - Phó Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam nhấn mạnh, việc ứng dụng khoa học công nghệ là cần thiết để có các giải pháp triệt để trong quản lý và bảo vệ môi trường.

“Hà Nội cũng đang có sự đầu tư lớn trong hệ thống thu gom, xử lý rác thải và cho thấy sự chuyển biến lớn trong thời gian qua. Đây là minh chứng cho thấy, việc sử dụng công nghệ là điều tối quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp để chấm dứt việc ô nhiễm môi trường”, GS.TS Chu Hoàng Hà cho biết.

Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam hiện đang sẵn sàng hỗ trợ trong xây dựng hệ thống dữ liệu, cũng như chuyển giao công nghệ với Hà Nội trong việc quản lý và bảo vệ môi trường.

Hà Nội tìm giải pháp bảo vệ môi trường để phát triển bền vững
TS. Zbigniew Klimont chia sẻ kinh nghiệm trong việc cải thiện chất lượng không khí ở Bắc Kinh (Trung Quốc).

Chia sẻ kinh nghiệm trong việc cải thiện chất lượng không khí ở Bắc Kinh (Trung Quốc), TS. Zbigniew Klimont – Trưởng nhóm nghiên cứu về Quản lý ô nhiễm, Chương trình Năng lượng, Khí hậu và Môi trường tổ chức IIASA (Viện phân tích Hệ thống ứng dụng Quốc tế) cũng cho rằng: Bài học từ cuộc chiến chống ô nhiễm không khí của Bắc Kinh đó là: Cần phải kiểm soát khí thải của phương tiện là rất quan trọng đối với không khí sạch, đặc biệt, ô tô và xe tải cũ. Đối với các doanh nghiệp tư nhân ít có động lực để lắp đặt thiết bị kiểm soát khí thải cho đến khi họ bị yêu cầu phải làm như vậy. Chính phủ nên xem xét các cách khác để khuyến khích các công ty làm điều đúng đắn; Thông tin là sức mạnh. Sự minh bạch về dữ liệu cho phép tất cả các thành phần của xã hội tham gia vào việc đạt được các mục tiêu môi trường; Ô nhiễm không khí vượt qua mọi ranh giới hành chính: quốc tế, quốc gia, khu vực và địa phương. Hợp tác xuyên biên giới là rất quan trọng để tạo ra các giải pháp hiệu quả và lâu dài…

Kết thúc Hội thảo, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng: Trên cơ sở các ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học, Ban Tổ chức sẽ hoàn thiện nội dung, xuất bản Kỷ yếu hội thảo. Đây sẽ là tài liệu quan trọng đối với công tác bảo vệ môi trường của Thủ đô, cũng như việc xây dựng và phát triển Thủ đô trong tương lai.

Thời gian tới, UBND thành phố Hà Nội xây dựng các cơ chế khuyến khích, xã hội hóa nhằm thu hút, tăng cường đầu tư từ các nguồn ngoài ngân sách vào các công trình xử lý chất thải rắn, ưu tiên áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường; phát triển các nhà máy xử lý rác thải bằng công nghệ hiện đại, thu hồi năng lượng, thân thiện môi trường theo quy hoạch; phát triển các dự án tại khu vực phía Nam, Tây Nam để giảm khoảng cách vận chuyển cho các địa bàn tại khu vực này và tiến tới tiến tới loại bỏ hoàn toàn chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.

Đồng thời, UBND thành phố tăng cường công tác quản lý đất đai, đặc biệt tại các khu đất trống, cần có biện pháp rào chắn, quản lý không để đổ trộm chất thải; đôn đốc, kiểm tra duy trì tốt vệ sinh môi trường, đặc biệt trong các dịp lễ, tết, sự kiện quan trọng; gắn trách nhiệm người đứng đầu các đơn vị, địa phương, các cá nhân được phân công phụ trách nếu để xảy ra tình trạng đổ chất thải, rác thải, phế thải xây dựng không đúng nơi quy định tại địa bàn quản lý.

Hà Nội tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến người dân nhằm nâng cao ý thức, tích cực tham gia phản ánh, thông tin các hành vi vi phạm, phối hợp với lực lượng chức năng thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, phân loại tại nguồn, tái chế, tái sử dụng tiến tới giảm thiểu khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phải xử lý. Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý môi trường, quản lý chất thải rắn cho công chức làm công tác quản lý nhà nước về môi trường…

Toàn cảnh Hội Thảo.
Toàn cảnh Hội Thảo.

Bài liên quan

Hà Nội ngăn chặn gần 20 tấn thực phẩm bẩn chuẩn bị tuồn ra thị trường

Hà Nội ngăn chặn gần 20 tấn thực phẩm bẩn chuẩn bị tuồn ra thị trường

Đội Quản lý thị trường số 17 (thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội) phối hợp với Phòng PC03 (Công an thành phố Hà Nội) đã bất ngờ khám xét một kho lạnh chứa thực phẩm không rõ nguồn gốc tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và thương mại thực phẩm Xuân Thắng (thôn Hà Vỹ, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Tp. Hà Nội).
Lâm nghiệp Nghệ An: Vững vàng trước biến động, bứt phá nhờ đổi mới

Lâm nghiệp Nghệ An: Vững vàng trước biến động, bứt phá nhờ đổi mới

Chiều 15/4, tại TP Vinh, Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác lâm nghiệp năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Hội nghị có sự tham dự của đồng chí Nguyễn Văn Đệ – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Hoàng Quốc Việt – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường, cùng đại diện các sở, ngành, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp lâm nghiệp trên địa bàn.
Câu chuyện nông dân A Lưới "mê" làm nông nghiệp hữu cơ

Câu chuyện nông dân A Lưới "mê" làm nông nghiệp hữu cơ

A Lưới là một huyện miền núi cách thành phố Huế hơn 70 km về phía Tây Nam, là vùng đất trù phú, đa dạng sinh học và tiềm năng lớn trong phát triển nông nghiệp hữu cơ. Nhận thức được tầm quan trọng của nông nghiệp hữu cơ trong việc bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, chính quyền và người dân A Lưới đã và đang triển khai nhiều mô hình, chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn.
7 lợi ích to lớn khi sử dụng chế phẩm sinh học trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

7 lợi ích to lớn khi sử dụng chế phẩm sinh học trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Chế phẩm sinh học đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, bởi chúng là các sản phẩm tự nhiên hoặc chế biến từ các nguồn tài nguyên sinh học, giúp thay thế các hóa chất trong canh tác và bảo vệ môi trường.
Phát triển nông nghiệp hữu cơ tại đô thị và giá trị bền vững tới cộng đồng

Phát triển nông nghiệp hữu cơ tại đô thị và giá trị bền vững tới cộng đồng

Phát triển nông nghiệp hữu cơ tại đô thị là một xu hướng ngày càng phổ biến, nhất là khi người dân và các nhà sản xuất đang dần nhận thức rõ hơn về lợi ích của việc sản xuất và tiêu thụ thực phẩm sạch, an toàn, và bền vững. Đây cũng là một giải pháp để đáp ứng nhu cầu thực phẩm chất lượng cao trong bối cảnh dân số đô thị tăng nhanh.
Kon Tum: Chỉ đạo kiểm tra thủ tục pháp lý đối với các cơ sở trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Kon Tum: Chỉ đạo kiểm tra thủ tục pháp lý đối với các cơ sở trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

UBND tỉnh Kon Tum vừa chỉ đạo UBND huyện Ngọc Hồi, UBND huyện Đăk Hà, UBND thành phố Kon Tum kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Bắc Kạn: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái hồ Nặm Cắt

Bắc Kạn: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái hồ Nặm Cắt

Với diện tích mặt nước lên tới 87,68 ha, hồ Nặm Cắt, xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn nằm gọn giữa vùng địa hình đồi núi uốn lượn, nơi đây không chỉ mang vẻ đẹp mát lành, hoang sơ mà còn được ví như “lá phổi xanh” điều hòa sinh khí cho cả vùng.
Thái Bình: Nhiều biện pháp tích cực bảo vệ lúa vụ Xuân năm 2025

Thái Bình: Nhiều biện pháp tích cực bảo vệ lúa vụ Xuân năm 2025

Ngày 22/4/2025, UBND huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ban hành văn bản số 02/CĐ-UBND về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ và các đối tượng sâu, bệnh hại khác, bảo vệ lúa vụ Xuân năm 2025.
Quảng Ninh: Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng

Quảng Ninh: Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng

Huyện Tiên Yên đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh Quảng Ninh.
Những tác động tích cực của nông nghiệp hữu cơ đối với môi trường và xã hội

Những tác động tích cực của nông nghiệp hữu cơ đối với môi trường và xã hội

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc canh tác nông nghiệp hữu cơ có tác động tích cực đến môi trường như độ phì nhiêu của đất, bảo vệ nguồn nước, đa dạng sinh học…
Tăng cường quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản

Tăng cường quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa chỉ đạo, tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản năm 2025.
Hòa Bình: Trồng mới 30.000 cây xanh nhằm phục hồi 50 ha rừng tự nhiên

Hòa Bình: Trồng mới 30.000 cây xanh nhằm phục hồi 50 ha rừng tự nhiên

Trong khuôn khổ chương trình “Rừng xanh lên” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) khởi xướng, thông qua việc trồng mới 30.000 cây xanh trong năm 2025 nhằm phục hồi 50 hecta rừng tự nhiên tại tỉnh Hòa Bình.
Từ rừng ngập mặn đến thị trường quốc tế: Hành trình của tôm sinh thái Cà Mau

Từ rừng ngập mặn đến thị trường quốc tế: Hành trình của tôm sinh thái Cà Mau

Nhờ mô hình nuôi tôm kết hợp bảo vệ rừng ngập mặn, hàng ngàn hộ dân Cà Mau không chỉ giữ gìn hệ sinh thái quý giá mà còn vươn ra thị trường thế giới với những chứng nhận quốc tế danh giá. Đây là minh chứng sống động cho sự hòa hợp giữa phát triển kinh tế và gìn giữ môi trường – một hướng đi bền vững của nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.
Nâng cao quản trị đô thị hiện đại, văn minh, chú trọng lợi ích cộng đồng

Nâng cao quản trị đô thị hiện đại, văn minh, chú trọng lợi ích cộng đồng

Ngày 12/4/2025, Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế Hoàng Hải Minh đã ký Quyết định số 39/2025/QĐ-UBND về việc Quy định thời gian hoạt động của xe vệ sinh môi trường, xe ô tô chở vật liệu xây dựng, phế thải rời trên địa bàn thành phố. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 24/4/2025.
Vườn quốc gia Bạch Mã mở rộng cơ hội đầu tư du lịch sinh thái

Vườn quốc gia Bạch Mã mở rộng cơ hội đầu tư du lịch sinh thái

Ngày 15/4/2025, Vườn quốc gia Bạch Mã chính thức thông báo “Về việc cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Vườn quốc gia Bạch Mã”. Đây là bước đi chiến lược nhằm khai thác hợp lý tiềm năng thiên nhiên, góp phần phát triển kinh tế xanh gắn với bảo tồn rừng và đa dạng sinh học.
Nghệ An sẵn sàng chuẩn bị cho mùa du lịch 2025

Nghệ An sẵn sàng chuẩn bị cho mùa du lịch 2025

Nghệ An đang tích cực chuẩn bị cho mùa du lịch 2025 với các dự án lớn nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái và tạo sự hấp dẫn cho du khách. Mục tiêu là phát triển ngành du lịch bền vững, bảo vệ thiên nhiên và tăng trưởng kinh tế địa phương.
Lâm nghiệp Nghệ An: Vững vàng trước biến động, bứt phá nhờ đổi mới

Lâm nghiệp Nghệ An: Vững vàng trước biến động, bứt phá nhờ đổi mới

Chiều 15/4, tại TP Vinh, Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác lâm nghiệp năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Hội nghị có sự tham dự của đồng chí Nguyễn Văn Đệ – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Hoàng Quốc Việt – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường, cùng đại diện các sở, ngành, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp lâm nghiệp trên địa bàn.
Tài nguyên thiên nhiên: Nền tảng của sự sống và phát triển

Tài nguyên thiên nhiên: Nền tảng của sự sống và phát triển

Tài nguyên thiên nhiên, theo định nghĩa rộng nhất, bao gồm tất cả các vật chất và năng lượng tồn tại một cách tự nhiên trên Trái đất mà con người có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu của mình. Từ không khí chúng ta hít thở, nước chúng ta uống, đất đai chúng ta canh tác, đến khoáng sản, rừng cây, động vật hoang dã và các nguồn năng lượng như ánh sáng mặt trời, gió và địa nhiệt, tất cả đều là những thành phần thiết yếu của tài nguyên thiên nhiên. Chúng không chỉ là nền tảng vật chất cho sự tồn tại của loài người mà còn đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của mọi quốc gia.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính