Thứ sáu 04/07/2025 09:05Thứ sáu 04/07/2025 09:05 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu xử lý phản ánh nhà máy dệt vô tư xả khói bụi vào khu dân cư

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý thông tin dư luận phản ánh liên quan đến vụ việc "Nhà máy dệt vô tư xả khói bụi vào khu dân cư" ở quận Hoàng Mai.
Công ty CP Dệt công nghiệp Hà Nội xả khói giữa khu dân cư. Ảnh: Cao Sơn - nongnghiep.vn
Công ty CP Dệt công nghiệp Hà Nội xả khói giữa khu dân cư. Ảnh: Cao Sơn - nongnghiep.vn

Thời gian qua, nhà máy sản xuất của Công ty CP Dệt công nghiệp Hà Nội (có địa chỉ tại số 93 đường Lĩnh Nam, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) trong quá trình hoạt động đã xả thải khói bụi vào khu dân cư làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, gây bức xúc trong dư luận.

Ngày 13/3, UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 888/UBND-TTĐT gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường, UBND quận Hoàng Mai về việc kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh: “Nhà máy dệt 'vô tư' xả khói bụi vào khu dân cư”.

Về việc này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND quận Hoàng Mai, đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, làm rõ thông tin báo chí phản ánh, xử lý nghiêm sai phạm (nếu có); báo cáo UBND TP trước ngày 20/3/2025.

Công ty CP Dệt công nghiệp Hà Nội (Địa chỉ trụ sở:93 Lĩnh Nam, Phường Mai Động, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam; Mã số thuế: 0100100985; Đại diện Pháp luật: ông Phạm Hòa Bình) là doanh nghiệp nhà nước, thành lập từ năm 1967, chuyên sản xuất các vật liệu vải: Vải mành, vải bạt, vải địa kỹ thuật… phục vụ các ngành: Thủy lợi, giao thông, xây dựng, môi trường, may mặc, giày da. Khu vực này vốn có nhiều công ty sản xuất như Dệt 8-3, Chỉ khâu, Sợi Hà Nội... đa số đã được di dời nhưng riêng đơn vị này vẫn tồn tại.

Tại trang Website Công ty CP Dệt công nghiệp Hà Nội giới thiệu quá trình phát triển

KHẲNG ĐỊNH UY TÍN VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Trải qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, cho đến nay HAICATEX đã trở thành một công ty sản xuất có uy tín trong ngành sản xuất vải mành làm lốp xe các loại, vải địa kỹ thuật cho phát triển hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi và cung cấp các sản phẩm may phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; Với chức năng chính là : Sản xuất và kinh doanh vải mành lốp, vải địa kỹ thuật, sản phẩm may mặc, kinh doanh xăng dầu, kinh doanh Bất động sản, kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bãi, nhà xưởng.

Công ty được thành lập ngày 10/4/1967, là một đơn vị quốc doanh mà tiền thân là Nhà máy Dệt chăn, một thành viên của Nhà máy Liên hợp Dệt Nam Định được lệnh tháo dỡ máy móc, thiết bị sơ tán lên Hà nội trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của Mỹ leo thang đánh phá ác liệt Miền Bắc.

Những năm đầu, Nhà máy sản xuất chăn chiên từ nguồn nguyên liệu thu hồi của XN Liên hợp dệt Nam Định và khi chuyển lên Hà nội do nguồn nguyên liệu sợi thu hồi không ổn định làm cho giá thành cao, Nhà nước phải bù lỗ triền miên; năm 1970 – 1972 được sự đồng ý của Nhà nước, Nhà máy được Trung Quốc giúp đỡ xây dựng dây chuyền sản xuất vải mành làm lốp xe đạp từ sợi bông, sản phẩm vải mành làm ra được Nhà máy Cao su Sao Vàng chấp nhận tiêu thụ thay thế cho vải mành nhập khẩu từ Trung Quốc, mang lại ưu thế kinh doanh ổn định, có lợi nhuận cao cho Nhà máy.

Năm 1973 Nhà máy trao trả lại dây chuyền dệt chăn chiên và lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất vải bạt.

Tháng 10/ 1973, Nhà máy được đổi tên thành Nhà máy Dệt vải công nghiệp Hà nội với nhiệm vụ chủ yếu là dệt vải dùng trong công nghiệp như: vải mành, vải bạt, xe các loại sợi…

Trong suốt giai đoạn từ năm 1973 đến 1988: Nhà máy thực hiện kế hoạch sản xuất theo cơ chế bao cấp, đầu vào và đầu ra đều do Nhà nước chỉ định, doanh nghiệp lo tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định và theo xu thế năm sau cao hơn năm trước, sản phẩm các loại làm ra đều được ưa chuộng và được tiêu thụ từ Bắc vào Nam.

Thời kỳ nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang cơ chế thị trường, hoạt động ngoại thương phát triển mạnh, sản phẩm của Nhà máy đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ của sản phẩm cùng loại trên thị trường từ các thành phần kinh tế khác nhau và sản phẩm nhập khẩu, một số khách hàng truyền thống chuyển đổi công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu thị trường, thị phần tiêu thụ của Nhà máy bị giảm đáng kể, trước tình hình đó Nhà máy đã tìm cách nâng cao chất lương sản phẩm, thay thế nguyên liệu sản xuất vải mành từ 100 cotton sang sợi PC, đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất thêm các loại vải bạt dân dụng như 6624, 3415 …, tìm biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, công ty còn đầu tư thêm 2 dây chuyền may áo Jacket với công suất thiết kế 500 ngàn SP/ năm.

Năm 1993, Nhà máy liên doanh với đối tác Trung Quốc và Pháp mang tên Công ty Nylon Thăng Long, đầu tư dây chuyền nhúng keo vải mành Nylon 66.

Năm 1994, Nhà máy được đổi tên thành Công ty Dệt vải công nghiệp Hà nội, với chức năng hoạt động đa dạng hơn, năm 1997 công ty tiếp tục đầu tư thêm một dây chuyền may.

Những năm 90’, công ty dựa vào sản phẩm chủ lực là vải bạt dân dụng cho ngành giầy vải, vải mành từ sợi PC để sản xuất lốp xe đạp, năm 1997 sản phẩm vải bạt đạt doanh số cao nhất, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho trên 300 lao động sợi – dệt.

Năm 1998, công ty tiếp nhận lại liên doanh Nylon Thăng long, khôi phục và đầu tư từng bước bổ sung 18 chiếc Máy dệt Trung Quốc.

Năm 2002, công ty thu hẹp và xoá bỏ dây chuyền sản xuất vải bạt, đầu tư mới 2 máy xe sợi trực tiếp hiện đại của CHLB Đức, 1 máy dệt thổi khí chất lượng cao của vương quốc Bỉ, 1 đầu cuộn vải mành chất lượng cao của Đức thay thế cho đầu cuộn vải cũ của Trung Quốc, nâng cấp hệ thống điều khiển của dây chuyền nhúng keo vải mành, tăng tốc độ nhúng keo lên trên 40m/ phút …, đồng thời đầu tư mới 1 dây chuyền sản xuất vải không dệt để làm vải địa kỹ thuật với sản lượng thiết kế: 2.300tấn/ năm (tương đương 15triệu m2/ năm).

Năm 2006, công ty tiếp nhận công ty Tô Châu, đầu tư thêm 1 máy xe sợi chất lượng cao và kéo dài 2 máy xe hiện có, bổ sung thêm 1 máy dệt thổi khí cao tốc, lắp đặt thêm hệ thống làm mềm vải mành để sản xuất lốp ôtô, mời chuyên gia chuyển giao thành công công nghệ nhúng keo của Đức.

Năm 2008, công ty tiếp tục đầu tư bổ sung 2 máy xe sợi chất lượng cao và 1 máy dệt thổi khí hiện đại từ Tây Âu, nâng tổng năng lực sản xuất vải mành làm lốp các loại của toàn dây chuyền lên 4.500tấn/ năm.

Với việc đầu tư mới dây chuyền sản xuất vải địa kỹ thuật và đầu tư mở rộng cũng như chiều sâu cho dây chuyền nhúng keo vải mành góp phần đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

Năm 2014, công ty đầu tư mở rộng sản xuất bao gồm: 1 dây chuyền vải không dệt đồng bộ, với khổ rộng tới 6m; 1 modul máy xe sợi CC4 từ Allma-Saurer (CHLB Đức) và máy dệt thổi khí Picanol để tăng năng lực sản xuất đầu dây chuyền thêm 150 tấn/ tháng, ngoài ra còn đầu tư hệ thống mở khổ, chỉnh tâm và nâng cấp bộ cuộn vải Benninger (Đức).

Năm 2015, công ty đầu tư thêm máy khâu nối vải mành của hãng Birch (Anh Quốc), 1 modul máy xe sợi CC4 để tăng năng lực xe sợi.

Công ty hiện có 2 XN Thành viên với 210 lao động, bao gồm nhiều công nhân lành nghề, kỹ sư, cán bộ quản lý có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm, công ty chú trọng tạo dựng vị thế vững chắc đối với hai ngành hàng chủ lực là vải mành làm lốp xe các loại và vải địa kỹ thuật cho kiến thiết hạ tầng kết hợp với hoạt động sản xuất- kinh doanh sản phẩm may, kinh doanh bất động sản, xăng dầu và kinh doanh tổng hợp. Trong hoạt động sản xuất – kinh doanh, HAICATEX luôn coi trọng và giữ chữ tín với khách hàng, coi chữ tín là yếu tố quan trọng hàng đầu.

HAICATEX đã và đang tạo dựng được uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường, được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm, đánh giá cao để thiết lập sự hợp tác lâu dài trong kinh doanh trên tinh thần bình đẳng mà hai bên cùng có lợi.

Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chậm đóng bảo hiểm Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chậm đóng bảo hiểm

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Tp. Hà Nội mới đây đã công bố danh sách đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH, BHYT, ...

Đồng Nai: Đồng Nai: "Điểm mặt" nhiều doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị xử phạt

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành nhiều quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH Một thành viên Cadivi Đồng Nai; ...

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khu thương mại tự do tại Hải Phòng - đột phá mới cho phát triển kinh tế biển và Logistics

Khu thương mại tự do tại Hải Phòng - đột phá mới cho phát triển kinh tế biển và Logistics

Với vị thế là thành phố cảng biển hàng đầu miền Bắc, cửa ngõ giao thương quốc tế quan trọng của Việt Nam, Hải Phòng đang đứng trước cơ hội vàng để bứt phá mạnh mẽ hơn nữa với định hướng xây dựng Khu thương mại tự do (FTZ). Nghị quyết số 60-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, ban hành ngày 12/04/2025, đã chính thức đặt Hải Phòng vào tầm nhìn chiến lược phát triển mô hình kinh tế đặc biệt này. Việc hình thành một khu thương mại tự do tại Hải Phòng được kỳ vọng sẽ tạo ra một động lực đột phá, nâng tầm vị thế thành phố trong chuỗi cung ứng toàn cầu, thu hút đầu tư, thúc đẩy thương mại và dịch vụ quốc tế.
Các chức năng cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND tỉnh

Các chức năng cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND tỉnh

Ngày 19/06/2025, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành ban hành Thông tư 19/2025/TT-BNNMT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương...
Khởi tố chủ xưởng sản xuất "chè Thái Nguyên" giả thu lợi gần 46 tỉ đồng

Khởi tố chủ xưởng sản xuất "chè Thái Nguyên" giả thu lợi gần 46 tỉ đồng

Đinh Văn Vương đã tự thiết kế logo nhãn hiệu Chè Thái Nguyên để dán vào các gói chè, doanh thu từ tháng 11/2024 đến nay là gần 46 tỉ đồng.
Lâm Đồng: Ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật đối với thuốc, vị thuốc cổ truyền, dược liệu

Lâm Đồng: Ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật đối với thuốc, vị thuốc cổ truyền, dược liệu

Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng vừa có Văn bản chỉ đạo phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật đối với thuốc, vị thuốc cổ truyền, dược liệu gửi các đơn vị khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh; Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm.
Từ 1/7 Chủ tịch UBND cấp xã có quyền cấp "sổ đỏ”

Từ 1/7 Chủ tịch UBND cấp xã có quyền cấp "sổ đỏ”

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2025/NĐ-CP, quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai.
Không kinh doanh, sử dụng Dầu phong thấp Trường Thọ giả

Không kinh doanh, sử dụng Dầu phong thấp Trường Thọ giả

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn thành phố không kinh doanh, phân phối, sử dụng thuốc Dầu phong thấp Trường Thọ giả đã được Bộ Y tế thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi.
Lâm Đồng: Xử phạt Tổng công ty May Nhà Bè - Công ty Cổ phần về môi trường

Lâm Đồng: Xử phạt Tổng công ty May Nhà Bè - Công ty Cổ phần về môi trường

UBND thành phố Bảo Lộc ra Quyết định xử phạt Tổng công ty May Nhà Bè – Công ty Cổ phần vì không có giấy phép môi trường theo quy định.
TP. Hồ Chí Minh: Kiến nghị nâng giá đất nông nghiệp bằng 65-70% giá đất ở

TP. Hồ Chí Minh: Kiến nghị nâng giá đất nông nghiệp bằng 65-70% giá đất ở

Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường thành phố đề xuất tăng giá đất nông nghiệp lên bằng 65-70% giá đất ở, nhằm giảm gánh nặng tiền sử dụng đất cho người dân.
Lâm Đồng: Yêu cầu xử lý dứt điểm việc lấn chiếm đất rừng phòng hộ xây dựng trái phép

Lâm Đồng: Yêu cầu xử lý dứt điểm việc lấn chiếm đất rừng phòng hộ xây dựng trái phép

Ngày 27/6, UBND huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) có văn bản chỉ đạo xử lý dứt điểm vụ việc, lấn chiếm đất rừng phòng hộ để xây dựng công trình trái phép tại vị trí lô 1, khoảnh 1, tiểu khu 581b (khu vực Đài Đức Mẹ An Bình, đèo Bảo Lộc).
Lâm Đồng: Tăng cường quản lý đất đai, môi trường trước khi sáp nhập tỉnh chính thức từ ngày 1/7

Lâm Đồng: Tăng cường quản lý đất đai, môi trường trước khi sáp nhập tỉnh chính thức từ ngày 1/7

Ngày 26/6, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái ban hành công văn chỉ đạo các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai, và môi trường, nhằm ngăn chặn vi phạm trước khi sáp nhập tỉnh chính thức từ 1/7.
Hà Nội: Ban hành kế hoạch cấp mã số vùng trồng, thúc đẩy nông nghiệp bền vững

Hà Nội: Ban hành kế hoạch cấp mã số vùng trồng, thúc đẩy nông nghiệp bền vững

Mới đây, UBND T.P Hà Nội ban hành kế hoạch về cấp mã số vùng trồng, thúc đẩy nông nghiệp bền vững, tập trung hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục cấp mã số vùng trồng theo quy định của Nghị quyết 08/2023/NQ-HĐND, đồng thời siết chặt quản lý, giám sát các vùng trồng đã được cấp mã số, đảm bảo tuân thủ yêu cầu kiểm dịch thực vật của các thị trường nhập khẩu.
Triển khai quyết liệt các giải pháp ngăn chặn, xử lý thuốc giả, thực phẩm giả, mỹ phẩm giả

Triển khai quyết liệt các giải pháp ngăn chặn, xử lý thuốc giả, thực phẩm giả, mỹ phẩm giả

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nhằm ngăn chặn, kiểm soát, xử lý thuốc giả, thực phẩm giả, mỹ phẩm giả.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính