Diễn đàn khuyến nông và nông nghiệp với chủ để giải pháp canh tác Hồ tiêu bền vững giảm phát thải khí nhà kính |
Tại diễn đàn, các đại biểu đã nghe các báo cáo tham luận và tập trung thảo luận một số vấn đề xoay quanh các giải pháp canh tác hồ tiêu bền vững giảm phát thải nhà khí kính tại tỉnh Đắk Nông, các biện pháp, giải pháp như việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong canh tác hồ tiêu bền vững; một số tiêu chuẩn chứng nhận trong canh tác hồ tiêu bền vững; chia sẻ kinh nghiệm trong canh tác hồ tiêu bền vững thích dứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính…
Đắk Nông là một trong năm tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên có tiềm năng về tự nhiên, khí hậu và thổ nhưỡng, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với tổng diện tích đất tự nhiên là 650.927 ha, trong đó đất nông nghiệp sử dụng 378.000 ha (58%). Tỉnh có lợi thế trong trồng cây công nghiệp như cà phê, điều, cao su, hồ tiêu và cây ăn quả. Đặc biệt, hồ tiêu là cây trồng quan trọng sau cà phê và được xác định là một trong bộ sản phẩm chủ lực của Tỉnh. Giai đoạn 2004–2022, sản xuất hồ tiêu điểm tại Đăk Nông trải qua nhiều biến thể tích, năng suất và sản lượng. Từ 2004–2010, diện tích hồ tiêu tăng đều từ 300–500 ha mỗi năm; giai đoạn 2011–2015, diện tích tăng mạnh hơn, đạt mức tăng bình quân 1.000–2.000 ha mỗi năm. Đặc biệt, trong các năm 2016–2018, giá tiêu tiêu tăng cao trên thị trường quốc tế, diện tích hồ tiêu tại Đăk Nông tăng biến, với mức cao nhất vào năm 2016 đạt 11.500 ha. Từ sau năm 2018, diện tích hồ tiêu duy trì ổn định ở mức 33.000–34.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông phát biểu tại diễn đàn |
Đến cuối năm 2023, diện tích hồ tiêu toàn tỉnh đạt 33,985 ha, với sản lượng 70,685 tấn, tăng 28,458 tấn so với năm 2018. Đắk Nông hiện dẫn đầu Tây Nguyên và cả nước về xây dựng hồ tiêu tiêu, sản lượng thứ cấp hải sau Đắk Lắk. Diện tích trồng tiêu tập trung chủ yếu ở các huyện Đắk Song (13.795 ha), Đăk R'lấp (5.510 ha) .
Trong những năm gần đây, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác hồ tiêu ngày càng được chú trọng. Các tiêu chuẩn canh tác hồ tiêu truyền thống hiệu quả kinh tế thấp dần được thay thế bằng giống tiêu chuẩn năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên của Đăk Nông như tiêu chuẩn Vĩnh Linh, Lộc Ninh, Ấn Độ, Tiêu sẻ, Tiêu trâu và Tiêu Phú Quốc, trong đó giống tiêu Vĩnh Linh và Tiêu sẻ được sử dụng đa số.
Tuy nhiên, Đắk Nông hiện chưa có trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống tiêu tại phòng, nguồn giống chủ yếu được nhập từ các tỉnh khác như Đồng Nai, Bình Phước, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Đắk Lắk ). Điều này gây khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng tương tự, dẫn đến tình trạng cây bị nhiễm các loại bệnh như virus, nấm Phytophthora và tuyến trùng, gây hiện tượng chết nhanh, chết chậm. Đắk Nông đang đẩy mạnh các giải pháp canh tác bền vững trong trồng hồ tiêu, như xen canh, sử dụng trụ sống, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, tưới nước nhỏ giọt và quản lý tài nguyên đất. Những tiến bộ kỹ thuật này được bà con áp dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, do mức độ tiếp cận và áp dụng kỹ thuật còn chưa đồng đều giữa các vùng sinh thái, vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, nên hiệu quả kinh tế từ hồ tiêu vẫn chưa được phát huy đồng đều.
Để thích ứng với biến đổi khí hậu, Đắk Nông cũng thực hiện các quy trình kỹ thuật canh tác và phòng ngừa bệnh chết nhanh, chết chậm hại cây tiêu. Đặc biệt, sản xuất hồ tiêu hữu cơ phải tuân thủ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-2:2017 và các tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế như USDA (Mỹ), JAS (Nhật Bản), ACO (Úc) và EU (Châu Âu).Việc áp dụng các phương pháp canh tác xen canh, trụ sống và đa tầng không chỉ giảm phát thải mà còn hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Các biện pháp tưới tiết kiệm đã giúp người trồng tiêu tiết kiệm từ 15-20% nước, tăng năng suất từ 10-15% và giảm 30-40% lượng phân bón, tăng đáng kể lợi nhuận. Dù sản xuất hữu cơ có thể không đạt năng suất cao như canh tác truyền thống và đòi hỏi thời gian chuyển đổi từ 3-5 năm, nhưng bù lại, cây phát triển bền vững, sức khỏe người trồng được bảo vệ và giá trị sản phẩm cao hơn khoảng 25%.
Hồ tiêu là cây trồng dễ bị sâu bệnh, đặc biệt là bệnh hại rễ do nấm Phytophthora và tuyến trùng, gây ra hiện tượng chết nhanh và chết chậm, nhất là ở những vùng trồng tiêu lâu năm. Phần lớn hồ tiêu tại Đắk Nông được người dân bán cho các đại lý thu mua nông sản tại địa phương, ít có sự liên kết trực tiếp với các công ty chế biến và xuất khẩu, dẫn đến giảm lợi nhuận cho người nông dân.
Tỉnh hiện có 24 cơ sở sản xuất hồ tiêu đạt tiêu chuẩn với diện tích 3.144,3 ha. Hai vùng sản xuất hồ tiêu ứng dụng công nghệ cao tại xã Thuận Hà và Thuận Hạnh, huyện Đắk Song, đạt diện tích 1.549,4 ha, đã phát huy hiệu quả nhờ áp dụng các tiêu chuẩn hữu cơ và Rainforest, có chứng nhận nhãn hiệu tập thể "Hồ tiêu Đắk Song" và chỉ dẫn địa lý "Hồ tiêu Đắk Nông."
Các đại biểu đi thực tế tại 2 vùng sản xuất hồ tiêu ứng dụng công nghệ cao tại xã Thuận Hà và Thuận Hạnh, huyện Đắk Song |
Liên kết sản xuất còn khá tự phát, nhỏ lẻ, manh mún. Tuy nhiên, một số vùng trọng điểm như Đắk Song đã có sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp để sản xuất hồ tiêu sạch, theo hướng công nghệ cao và bền vững. Các hộ liên kết được hỗ trợ kỹ thuật và thu mua sản phẩm với giá cao hơn từ 1,5 đến 2 lần so với sản xuất thông thường. Diện tích trồng đạt VietGAP là 322,8 ha, hữu cơ là 601,7 ha và các tiêu chuẩn khác (Flo, Rainforest…) là 2.219,8 ha
Đắk Nông đang triển khai thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, cùng với Đề án quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Ông Nguyễn Văn Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên, cho biết: Tỉnh Đắk Nông cần tích cực triển khai các giải pháp canh tác hồ tiêu bền vững nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Ông nhấn mạnh rằng cần có các chính sách cụ thể giúp người nông dân hiểu rõ lợi ích của việc sản xuất theo hướng giảm phát thải, từ đó khuyến khích họ áp dụng các phương pháp này. Hiện nay, một số chương trình và dự án từ các tổ chức quốc tế và chính phủ cũng đang được triển khai nhằm thúc đẩy sản xuất hồ tiêu theo kiểu giảm phát thải. Về biện pháp kỹ thuật, ông Nam đề xuất sử dụng các loại phân bón hiệu quả như phân bón thông minh, phân bón nano và các công nghệ mới nhằm hạn chế việc dùng phân bón vô cơ. Ngoài ra, ông cũng khuyến nghị nên hạn chế đốt tàn dư thực vật sau thu hoạch, thay vào đó sử dụng phân bón hữu cơ và tưới nước hợp lý để bảo vệ môi trường và tối ưu hóa quá trình sản xuất.
Ông Nguyễn Văn Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên, đề nghị, tỉnh Đắk Nông cần tích cực triển khai các giải pháp canh tác hồ tiêu bền vững nhằm giảm phát thải khí nhà kính |
Bên cạnh đó, Đắk Nông cần tích cực vận động, tuyên truyền người dân ổn định sản xuất, không chạy theo biến động giá ngắn hạn, tránh làm ảnh hưởng đến định hướng phát triển nông nghiệp chung. Đồng thời, khuyến khích người dân chuyển đổi dần các vườn tiêu không đạt yêu cầu về chất lượng và hiệu quả. Các chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở chế biến hồ tiêu với thiết bị hiện đại, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Đặc biệt, tỉnh đang xúc tiến đăng ký mẫu mã và xây dựng thương hiệu hồ tiêu để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Những mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất hồ tiêu hiệu quả, bền vững, thân thiện với môi trường cũng đang được triển khai, như mô hình tưới nhỏ giọt và mô hình quản lý, phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm bằng biện pháp tổng hợp.
Đắk Nông đã xây dựng các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư và hỗ trợ người dân sản xuất hồ tiêu theo chuỗi giá trị. Công tác quản lý, thanh tra vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) được đẩy mạnh để đảm bảo chất lượng đầu vào cho sản xuất hồ tiêu, giúp giảm thiểu rủi ro cho người dân. Ngoài ra, tỉnh đang từng bước nâng cao nhận thức của người dân về sản xuất hàng hóa theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Khuyến khích kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới. Các mô hình liên kết sản xuất giữa các hộ nông dân và giữa nông dân với doanh nghiệp cũng được nhân rộng, thông qua các hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã và liên kết chuỗi giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ. Việc phát triển các cánh đồng lớn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế và lợi nhuận cho người dân và doanh nghiệp. Tỉnh cũng chú trọng tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về sản xuất và phòng trừ sâu bệnh để nâng cao kỹ năng và kiến thức cho người nông dân, góp phần phát triển sản xuất hồ tiêu bền vững và hiệu quả.
Mtộ số sản phẩm phân bón được trưng bày tại buổi diễn đàn |
Việc áp dụng các giải pháp canh tác hồ tiêu bền vững và giảm phát thải khí nhà kính tại Đắk Nông là một hướng đi quan trọng không chỉ bảo vệ môi trường mà còn nâng cao giá trị kinh tế cho nông dân. Các chính sách hỗ trợ, kỹ thuật canh tác tiên tiến, và việc áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới sẽ là nền tảng giúp tỉnh phát triển sản xuất hồ tiêu hiệu quả, bền vững, đồng thời góp phần vào mục tiêu phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là cơ hội để tỉnh Đắk Nông tiếp tục khẳng định vị thế vững mạnh trong ngành hồ tiêu, với lợi ích lâu dài cho người dân và môi trường ./.