Gia Lai dành nhiều chính sách đầu tư thiết bị, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê |
Tỉnh Gia Lai có diện tích tự nhiên hơn 1,5 triệu ha, Nhờ vào đất đỏ bazan màu mỡ, khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng của Tây Nguyên, Gia Lai sở hữu những điều kiện tự nhiên lý tưởng cho cây cà phê phát triển.
Cà phê hiện có diện tích hơn 105.000ha , đây là cây trồng chủ lực của tỉnh Gia Lai. Cà phê có mặt ở địa bàn 10 huyện, thành phố của Gia Lai. Trong đó có gần 60.000ha cà phê được sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, 4C, RA, C.A.F.E. Practices, Organic…, chủ yếu là cà phê Robusta, năng suất hơn 3,9 tấn/ha, sản lượng hơn 400.000 tấn/năm. Đến nay, cà phê của Gia Lai đã được xuất khẩu sang 60 nước trên thế giới.
Cây cà phê đã giúp xóa đói, giảm nghèo, đưa đời sống của đông đảo người dân Gia Lai đi lên, phát triển bền vững kinh tế gia đình. Có khá nhiều hộ đã vươn lên giàu nhờ cây trồng này. Không ít những vùng nông thôn hẻo lánh, nghèo khó một thời đã vươn lên thành những thị trấn, thị tứ sầm uất nhờ trồng cà phê như vùng chuyên canh cà phê.
Tuy nhiên trước những diễn biến khó lường của thị trường cà phê trong nước và thế giới, Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản lượng và chất lượng cà phê. Tỉnh Gia Lai đã có những chính sách thỏa đáng cho cây trồng này.
Theo đó, cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai đến năm 2030, định hướng phát triển ổn định diện tích cà phê khoảng 100 ngàn ha, trong đó sản xuất theo hướng hữu cơ đạt khoảng 15,03%. Cùng với đó, phát triển vùng trồng cà phê theo hướng cảnh quan. tập trung vào sản xuất các loại cà phê đặc sản, có giá trị cao. xây dựng thương hiệu cà phê Gia Lai trên thị trường quốc tế.kết hợp du lịch với sản xuất cà phê, tạo ra các tour du lịch trải nghiệm, tăng cường hợp tác với các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển để học hỏi kinh nghiệm và mở rộng thị trường.
Tỉnh Gia Lai cũng đã tiến hành rà soát diện tích cà phê trồng ở những nơi không thích hợp, năng suất thấp, đặc biệt ở những vùng khó khăn về nước tưới để chuyển đổi sang cây trồng khác có hiệu quả, giá trị kinh tế cao hơn, nhằm mục tiêu ổn định diện tích cà phê 100 ngàn ha đến năm 2030,
Bên cạnh đó đẩy mạnh tái canh các vườn cà phê già cỗi, sử dụng 100% giống cà phê có năng suất, chất lượng cao, kháng sâu bệnh; trồng xen canh cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm và tiếp tục thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển cà phê đặc sản Việt Nam trên địa bàn. Theo kế hoạch, đến năm 2030, diện tích cà phê vối đặc sản ở Gia Lai đạt khoảng 2,34 ngàn ha, sản lượng cà phê đặc sản đạt khoảng 1,7 ngàn tấn.
Mục tiêu đến năm 2030, diện tích cà phê sản xuất hướng theo hữu cơ của tỉnh đạt khoảng 2%, diện tích cà phê đặc sản trên 2%, có trên 80% diện tích cà phê đạt các tiêu chuẩn sản xuất (VietGAP, 4C, RA, C.A.F.E. Practices, Organic...), trên 70% diện tích cà phê được cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đồng thời thực hiện tốt quy định EUDR (phát triển ngành hàng cà phê chống suy thoái rừng, phá rừng).
Cà phê Gia Lai, với hương vị đậm đà và chất lượng vượt trội, đã trở thành một biểu tượng của Tây Nguyên. Nhờ sự nỗ lực của người nông dân, sự hỗ trợ của chính quyền và sự sáng tạo của các doanh nghiệp, cà phê Gia Lai ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Trong tương lai, với sự phát triển của công nghệ và xu hướng tiêu dùng, cà phê Gia Lai hứa hẹn sẽ còn mang đến nhiều sản phẩm mới, độc đáo và hấp dẫn hơn nữa. Hãy cùng nhau chung tay bảo vệ và phát triển ngành cà phê, góp phần đưa cà phê Việt Nam vươn tầm thế giới./.