Thứ bảy 28/12/2024 05:45Thứ bảy 28/12/2024 05:45 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Đồng Tháp: Phát triển ngành cá tra bền vững, hướng đến giá trị gia tăng

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tỉnh Đồng Tháp đang tập trung phát triển ngành hàng cá tra theo hướng hiện đại, bền vững, chú trọng sản phẩm giá trị gia tăng, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn thực phẩm cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Đồng Tháp: Phát triển ngành cá tra bền vững, hướng đến giá trị gia tăng
Trong năm 2024, diện tích nuôi cá tra toàn tỉnh Đồng Tháp đạt 2.630ha, vượt 7,3% so với chỉ tiêu - Ảnh minh họa.

Trong năm 2024, diện tích nuôi cá tra toàn tỉnh đạt 2.630ha, vượt 7,3% so với chỉ tiêu. Các vùng nuôi chủ yếu tập trung tại TP Hồng Ngự và các huyện Tân Hồng, Châu Thành, Thanh Bình. Giá trị sản xuất ngành cá tra ước đạt 8.802 tỷ đồng, chiếm 17,36% cơ cấu giá trị ngành nông, lâm, thủy sản.

Toàn tỉnh hiện có 378 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm được cấp mã số nhận diện ao nuôi, với diện tích 1.630ha. Diện tích nuôi liên kết với các doanh nghiệp sản xuất thức ăn và chế biến đạt 804,7ha. Đáng chú ý, 91,5% cơ sở nuôi cá tra thương phẩm đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hoặc ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn.

Về giống cá tra, Đồng Tháp có 94 cơ sở sản xuất giống, trong đó 18% sử dụng đàn cá tra cải thiện di truyền để cho sinh sản. Cùng với hơn 1.000 cơ sở ương dưỡng, các cơ sở sản xuất giống đã cung cấp hơn 1,2 tỷ con giống cá tra trong năm 2024, trong đó có 500 triệu con giống chất lượng cao. Toàn tỉnh có 60 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất giống.

Trong kế hoạch tái cơ cấu ngành hàng cá tra đến năm 2025, Đồng Tháp đặt mục tiêu 100% cơ sở nuôi cá tra được số hóa mã nhận diện; 100% cơ sở nuôi cá tra thương phẩm được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hoặc ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn; 50% diện tích nuôi áp dụng và được chứng nhận tiêu chuẩn GAP; 90% diện tích nuôi cá thể tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ. Về con giống, tỉnh phấn đấu trên 75% con giống phục vụ nuôi thương phẩm là con giống chất lượng cao; 60% cơ sở sinh sản cá tra bột sử dụng đàn cá cải thiện di truyền. Ngoài ra, 60% diện tích vùng nuôi sẽ có hệ thống xử lý nước thải, bùn thải đạt chuẩn và 100% nguồn nước cấp trên dòng sông chính được quan trắc thường xuyên.

Để đạt được các mục tiêu này, tỉnh sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý giống, nuôi trồng thủy sản; ban hành và triển khai phương án quản lý vùng nuôi cá tra đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện quan trắc môi trường nước, phối hợp với Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 để nâng cao chất lượng con giống, hỗ trợ người nuôi đạt hiệu quả cao.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Quảng Nam: 479 sản phẩm OCOP khẳng định thương hiệu nông thôn

Quảng Nam: 479 sản phẩm OCOP khẳng định thương hiệu nông thôn

Quảng Nam đạt được kết quả ấn tượng với 479 sản phẩm OCOP được công nhận sau 7 năm triển khai chương trình "Mỗi xã một sản phẩm", khẳng định sức mạnh của kinh tế nông thôn và nâng cao giá trị nông sản địa phương.
Quảng Ninh: Tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình trồng giống nho mới

Quảng Ninh: Tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình trồng giống nho mới

Tại huyện Bình Liêu, Trung tâm Khuyến nông tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình trồng giống nho mới (nho Hạ Đen, nho Mẫu Đơn) năm 2024.
Nếp ong Trùng Khánh – Đặc sản nổi tiếng của Cao Bằng

Nếp ong Trùng Khánh – Đặc sản nổi tiếng của Cao Bằng

Huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều danh lam, thắng cảnh hữu tình cùng nhiều sản vật quý như: Hạt dẻ, thạch trắng, cá trầm hương, nếp ong... Gạo nếp ong Trùng Khánh được người dân địa phương gọi là Khẩu Nua Phjẩng nổi tiếng thơm ngon, mềm, dẻo, vị ngọt dịu đặc trưng khi ăn, tạo nên thương hiệu đặc sản “Nếp ong Trùng Khánh” của Cao Bằng, được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa dùng.
Lâm nghiệp Việt Nam 2024: Gặt hái thành công, hướng tới phát triển bền vững

Lâm nghiệp Việt Nam 2024: Gặt hái thành công, hướng tới phát triển bền vững

Ngành Lâm nghiệp Việt Nam năm 2024 ghi nhận những kết quả ấn tượng với kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt mức kỷ lục, góp phần quan trọng vào tăng trưởng của ngành Nông nghiệp.
Quảng Ngãi: Tỏi Lý Sơn tiến tới “ngôi vương” OCOP 5 sao

Quảng Ngãi: Tỏi Lý Sơn tiến tới “ngôi vương” OCOP 5 sao

Tỏi Lý Sơn của Quảng Ngãi đã được đề xuất nâng hạng lên sản phẩm OCOP 5 sao, đánh dấu bước tiến mới trong việc nâng tầm giá trị nông sản địa phương.
Nam Sơn: Từ nghèo khó đến đổi thay nhờ cây quýt

Nam Sơn: Từ nghèo khó đến đổi thay nhờ cây quýt

Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã Nam Sơn (Vân Hồ, Hòa Bình) đã thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu từ cây quýt.
Triệu Sơn (Thanh Hóa): Vụ quất cảnh Tết hứa hẹn bội thu

Triệu Sơn (Thanh Hóa): Vụ quất cảnh Tết hứa hẹn bội thu

Thời tiết thuận lợi, nhu cầu thị trường tăng cao, quất cảnh Triệu Sơn đang vào vụ thu hoạch với niềm hy vọng lớn về một mùa bội thu.
Nâng tầm giá trị cho ngành chè Việt

Nâng tầm giá trị cho ngành chè Việt

Ngành chè Việt Nam đang đối mặt với nghịch lý chất lượng được quốc tế công nhận nhưng giá trị xuất khẩu lại thấp do chủ yếu bán nguyên liệu thô.
Hạt dẻ Cao Bằng: Hương vị đặc trưng của núi rừng biên cương

Hạt dẻ Cao Bằng: Hương vị đặc trưng của núi rừng biên cương

Cao Bằng, mảnh đất địa đầu Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với cảnh quan hùng vĩ mà còn được biết đến với những đặc sản mang đậm hương vị núi rừng, trong đó có hạt dẻ. Hạt dẻ Cao Bằng với hương vị thơm ngon, bùi béo đặc trưng đã trở thành món quà quý giá của thiên nhiên, được nhiều người ưa chuộng. Bài viết này sẽ khám phá những điều thú vị về hạt dẻ Cao Bằng, từ nguồn gốc, đặc điểm, giá trị dinh dưỡng đến những nét văn hóa gắn liền với loại hạt này.
Dược liệu hữu cơ: Lựa chọn an lành cho sức khỏe

Dược liệu hữu cơ: Lựa chọn an lành cho sức khỏe

Dược liệu hữu cơ đang ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Dược liệu hữu cơ không chỉ là một xu hướng mà còn là một hướng đi bền vững cho ngành dược liệu, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
Khánh Hòa: OCOP - Thắp lửa cho kinh tế nông thôn

Khánh Hòa: OCOP - Thắp lửa cho kinh tế nông thôn

Với 187 sản phẩm đa dạng từ thực phẩm, đồ uống đến du lịch sinh thái, OCOP đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Khánh Hòa, đặc biệt là khu vực nông thôn.
Trà Mã Dọ - Hồi sinh từ khoa học

Trà Mã Dọ - Hồi sinh từ khoa học

Khoa học đã hồi sinh trà Mã Dọ quý hiếm của Phú Yên, mở ra triển vọng phát triển kinh tế bền vững cho địa phương.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính