Thứ hai 28/04/2025 16:38Thứ hai 28/04/2025 16:38 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Đồng Nai: Nông nghiệp tăng trưởng ấn tượng, hướng tới hiện đại hóa và chế biến sâu

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Năm 2024, ngành nông nghiệp Đồng Nai đạt kết quả ấn tượng với giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản đạt 50,55 ngàn tỷ đồng, tăng 3,53% so với năm 2023, khẳng định vị thế tốp đầu khu vực Đông Nam Bộ. Trên đà phát triển này, Đồng Nai tiếp tục đặt mục tiêu cao cho năm 2025, tập trung vào phát triển sản xuất nông nghiệp hiện đại, giá trị gia tăng cao.
Đồng Nai: Nông nghiệp tăng trưởng ấn tượng, hướng tới hiện đại hóa và chế biến sâu
Trong lĩnh vực trồng trọt, Đồng Nai tập trung quy hoạch vùng sản xuất tập trung, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao dựa trên điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng - Ảnh minh họa.

Trong lĩnh vực trồng trọt, Đồng Nai tập trung quy hoạch vùng sản xuất tập trung, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao dựa trên điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại cây ăn trái, rau, hoa, dược liệu có giá trị kinh tế cao được đẩy mạnh. Đặc biệt, tỉnh ưu tiên đầu tư hình thành các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp hữu cơ, xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc cho nông sản. Đồng Nai chú trọng hỗ trợ xây dựng, quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu các sản phẩm chủ lực như chuối, sầu riêng, xoài, mít, bưởi.

Lĩnh vực chăn nuôi cũng chứng kiến sự chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng chăn nuôi trang trại quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Tỉnh tập trung phát triển chăn nuôi gia cầm, đồng thời đẩy mạnh chế biến và phát triển các đối tượng chăn nuôi có giá trị kinh tế cao như yến sào. Đồng Nai khuyến khích xây dựng chuỗi liên kết trong chăn nuôi theo hướng sinh thái, xanh, hữu cơ, áp dụng quy trình VietGAHP, an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc.

Với lĩnh vực thủy sản, tỉnh duy trì diện tích nuôi trồng, chú trọng phát triển các đối tượng chủ lực như tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, cá lóc, cá rô phi, cá tra. Đồng Nai đặt mục tiêu ứng dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường trong nuôi trồng thủy sản.

Sở hữu lợi thế là “thủ phủ” chăn nuôi với nhiều vùng chuyên canh cây trồng quy mô lớn, Đồng Nai đang tập trung thu hút đầu tư vào chế biến sâu nông sản. Tỉnh khuyến khích nâng cao năng lực chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Bên cạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp hiện có mở rộng sản xuất và thị trường, Đồng Nai đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cụm công nghiệp chế biến nông sản tại huyện Định Quán và Cẩm Mỹ. Tỉnh cũng đẩy mạnh đầu tư giai đoạn 2 chợ đầu mối nông sản thực phẩm Giầu Dây, tạo điều kiện kết nối vùng nguyên liệu, thúc đẩy tiêu thụ nông sản.

Với những nỗ lực này, Đồng Nai đang từng bước khẳng định vị thế là trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, hướng tới phát triển bền vững, góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt.

Bài liên quan

Đồng Nai: Mở rộng vùng trồng, tăng tốc xuất khẩu nông sản

Đồng Nai: Mở rộng vùng trồng, tăng tốc xuất khẩu nông sản

Đồng Nai đang đẩy mạnh xuất khẩu nông sản với việc mở rộng vùng trồng đạt chuẩn, nâng cao năng lực đóng gói, hướng đến các thị trường quốc tế tiềm năng.
Đồng Nai: Nông nghiệp tăng trưởng ấn tượng, hướng đến hiện đại hóa

Đồng Nai: Nông nghiệp tăng trưởng ấn tượng, hướng đến hiện đại hóa

Năm 2024, ngành nông nghiệp Đồng Nai đạt giá trị sản xuất ấn tượng, khẳng định vị thế tốp đầu khu vực. Với mục tiêu hiện đại hóa, tỉnh tập trung chuyển đổi số, thu hút đầu tư chế biến sâu, hứa hẹn một năm 2025 bứt phá.
Ngành trồng trọt vượt khó, đạt mức tăng trưởng ấn tượng

Ngành trồng trọt vượt khó, đạt mức tăng trưởng ấn tượng

Ngành trồng trọt của tỉnh Đồng Nai đạt mức tăng trưởng ấn tượng 4,9% trong năm 2024, vượt kế hoạch đề ra, nhờ ứng dụng hiệu quả khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Khắc phục vướng mắc mã số hàng hóa, hỗ trợ doanh nghiệp chăn nuôi

Khắc phục vướng mắc mã số hàng hóa, hỗ trợ doanh nghiệp chăn nuôi

Mặc dù Nghị định 144 về giảm thuế nhập khẩu khô dầu đậu tương đã có hiệu lực, nhưng việc áp mã số hàng hóa chưa thống nhất đang gây khó khăn cho doanh nghiệp chăn nuôi Đồng Nai.
Đồng Nai: Tiềm năng xuất khẩu nông sản bứt phá

Đồng Nai: Tiềm năng xuất khẩu nông sản bứt phá

Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản Việt Nam năm 2024 đạt kỷ lục, Đồng Nai góp phần tăng trưởng ấn tượng.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nông sản Bình Phước: "Lột xác" ngoạn mục, chinh phục thị trường toàn cầu

Nông sản Bình Phước: "Lột xác" ngoạn mục, chinh phục thị trường toàn cầu

Bình Phước, vùng đất đỏ bazan trù phú, tiếp tục khẳng định vai trò "trụ cột" trong bức tranh nông nghiệp Việt Nam, với những sản phẩm chủ lực như điều, cao su và hồ tiêu. Không chỉ là "thủ phủ" điều của cả nước, Bình Phước còn là địa phương dẫn đầu về diện tích trồng cao su.
Thị trường tiêu thụ - Đòn bẩy quyết định sự phát triển bền vững của nông nghiệp hữu cơ

Thị trường tiêu thụ - Đòn bẩy quyết định sự phát triển bền vững của nông nghiệp hữu cơ

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu, nông nghiệp hữu cơ đang trở thành hướng đi quan trọng để xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tại Việt Nam, dù còn ở giai đoạn đầu phát triển, nông nghiệp hữu cơ đã được ghi nhận là một trong những lĩnh vực có tiềm năng lớn. Tuy nhiên, để phát triển theo chiều sâu, bền vững và có quy mô, một trong những yếu tố mang tính sống còn chính là thị trường tiêu thụ. Đây không chỉ là điểm đến của sản phẩm mà còn là đòn bẩy chiến lược thúc đẩy toàn bộ hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ phát triển bền vững.

'Gạo phát thải thấp' trở thành điều kiện tiên quyết để chinh phục các thị trường khó tính

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy nhận định, tới một thời điểm nào đó, thế giới sẽ tuyên bố ngừng nhập khẩu lúa gạo không đạt tiêu chí phát thải thấp. Lúc ấy, chỉ những sản phẩm gạo xanh, canh tác theo quy trình giảm phát thải mới vào được các thị trường khó tính.
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thích ứng thị trường

Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thích ứng thị trường

Các sản phẩm có nguồn gốc nông nghiệp hữu cơ đang dần khẳng định vị thế trên thị trường, nhưng để thực sự phát triển và cạnh tranh với nông sản thông thường, cần vượt qua những thách thức về nhận thức người tiêu dùng, hệ thống tiêu chuẩn và năng lực sản xuất.
Thương mại nông sản trong “thời đại Gen Z” ai sẽ là người đón đầu xu thế?

Thương mại nông sản trong “thời đại Gen Z” ai sẽ là người đón đầu xu thế?

Nông sản hữu cơ Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu hấp dẫn. Tuy nhiên, để chinh phục thị trường quốc tế, đặc biệt là thế hệ Gen Z - những người tiêu dùng tiềm năng, doanh nghiệp Việt cần có những chiến lược xúc tiến thương mại sáng tạo và hiệu quả.
Hành trình đưa cam Hai Đông từ Măng Đen về Bác Tôm ở Thủ đô Hà Nội

Hành trình đưa cam Hai Đông từ Măng Đen về Bác Tôm ở Thủ đô Hà Nội

Nhờ quy trình chăm sóc đặc biệt, cam Hai Đông có chất lượng vô cùng đặc biệt, vỏ dày vừa đủ, chắc ruột, thơm nồng và ngọt hậu. Hành trình đưa cam Hai Đông từ núi rừng Măng Đen về tới Bác Tôm ở Thủ đô Hà Nội không đơn thuần là câu chuyện kinh doanh mà là mạch kết nối những con người cùng chung một niềm tin sống thuận tự nhiên, sống lành,…
Thị trường Ấn Độ: "Miếng bánh" mới cho ngành sầu riêng

Thị trường Ấn Độ: "Miếng bánh" mới cho ngành sầu riêng

Sầu riêng - “vua của các loại trái cây” đang trở thành mặt hàng chiến lược trong cuộc cạnh tranh xuất khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan. Sau khi thành công tiến vào thị trường Trung Quốc, hai quốc gia Đông Nam Á này tiếp tục hướng đến Ấn Độ, thị trường tỷ dân đầy tiềm năng.
Cam sành tỉnh Vĩnh Long sản phẩm đạt OCOP 4 sao được hỗ trợ tiêu thụ tại Hải Phòng

Cam sành tỉnh Vĩnh Long sản phẩm đạt OCOP 4 sao được hỗ trợ tiêu thụ tại Hải Phòng

Thực hiện công văn số 353/SNN-CCTTKC của sở Nông nghiệp và Môi trường TP.Hải Phòng về việc hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm Cam sành tỉnh Vĩnh Long. Năm 2025, sản lượng Cam sành tỉnh Vĩnh Long ước tính thu thoạch hơn 900 nghìn tấn, với diện tích trồng hơn 17 nghìn ha, năng suất đạt 57 tấn/ha.
Đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản, hướng đến phát triển bền vững

Đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản, hướng đến phát triển bền vững

Sở Công thương Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 24/KH-SCT, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thực hiện Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Kế hoạch này được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi tích cực, thúc đẩy sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp của tỉnh.
Chè xanh Nghệ An mất mùa nghiêm trọng, giá tăng vọt nhưng vẫn khan hiếm

Chè xanh Nghệ An mất mùa nghiêm trọng, giá tăng vọt nhưng vẫn khan hiếm

Hàng trăm ha chè xanh tại Nghệ An đang chịu ảnh hưởng nặng nề do thời tiết khắc nghiệt. Sương muối và rét đậm kéo dài khiến cây chè không thể đâm chồi, đẩy giá chè xanh tăng gần gấp đôi so với năm ngoái, nhưng nguồn cung vẫn rất hạn chế.
Cầu nối đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Cầu nối đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Tỉnh Cao Bằng hiện có 144 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao và 4 sao. Những sản phẩm này không chỉ khẳng định chất lượng mà còn góp phần nâng cao giá trị nông sản địa phương. Các sản phẩm đều có thị trường tiêu thụ ổn định, tuy nhiên, vẫn còn một số sản phẩm gặp khó khăn trong việc mở rộng thị trường, tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng.
Giá cà phê tăng cao góp phần nâng cao đời sống kinh tế người dân Tây Nguyên

Giá cà phê tăng cao góp phần nâng cao đời sống kinh tế người dân Tây Nguyên

Trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp và giá cà-phê tăng đột biến, tỉnh Đắk Lắk đã và đang thúc đẩy các giải pháp phát triển bền vững ngành hàng nông nghiệp chủ lực này.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính