Thứ sáu 04/07/2025 08:50Thứ sáu 04/07/2025 08:50 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Chương trình OCOP: Nền tảng vững chắc xây dựng nông thôn mới tại Đắk Lắk

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trong những năm qua, việc triển khai chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu.
Chương trình OCOP: Nền tảng vững chắc xây dựng nông thôn mới tại Đắk Lắk
Các sản phẩm OCOP tại Đắk Lắk giúp địa phương hình thành vùng nông sản sạch

Ngay từ khi bắt đầu thực hiện chương trình OCOP, tỉnh Đắk Lắk đã xác định đây là giải pháp quan trọng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, các cấp, ngành đã tích cực hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn các địa phương và các chủ thể lựa chọn sản phẩm đặc trưng, triển khai sản xuất theo tiêu chuẩn, đăng ký tham gia chương trình OCOP. Đồng thời, tạo điều kiện đưa sản phẩm OCOP, đặc trưng vào hệ thống kênh phân phối hiện đại, các hệ thống bán lẻ và các điểm phân phối, xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm... Từ đó, thu hút nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã hộ sản xuất - kinh doanh tham gia, mang lại kết quả tích cực.

Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể đóng vai trò chủ thể, thực hiện theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Chính vì vậy, chương trình OCOP cũng được coi là nền tảng vững chắc để xây dựng nông thôn mới ở Đắk Lắk thời gian qua.

Hiện toàn tỉnh Đắk Lắk đã có 240 sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 4 sao, 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 42 sản phẩm 4 sao, 195 sản phẩm 3 sao. Thương hiệu của nhiều sản phẩm nông sản OCOP của Đắk Lắk đã được khẳng định, nổi tiếng trên thị trường trong nước và quốc tế, như: Hạt macca Đắk Lắk cao cấp của Công ty CP Damaca Nguyên Phương, cà phê chồn Kiên Cường của Công ty TNHH MTV Kiên Cường, nấm linh chi Thành Đồng của Công ty CP thực phẩm xanh Thành Đồng, gạo ST25 Ea Kar của HTX Nông nghiệp 714, cà phê bột nguyên chất của HTX NNDV Công Bằng Ea Tu…

Việc triển khai chương trình OCOP đã có những tác động tích cực, đậm nét đến phát triển kinh tế nông thôn. Thông qua chương trình đã góp phần khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa để xây dựng, hình thành các sản phẩm OCOP tích hợp “đa giá trị”, gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với dịch vụ, du lịch. Tạo động lực, giúp các cá nhân, hộ sản xuất, hợp tác xã phát huy tính sáng tạo trong quá trình sản xuất, làm bệ đỡ cho các sản phẩm vươn xa hơn thị trường truyền thống lâu nay.

Khi tham gia chương trình, các sản phẩm đều phải được sản xuất quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe, từ đó, cho ra sản phẩm với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, an toàn thực phẩm để đáp ứng được thị trường tiêu thụ. Vì thế, sau khi được công nhận và gắn sao OCOP, các sản phẩm thuận lợi tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh, trong nước và còn có cơ hội xuất khẩu.

Có thể thấy, hầu hết các sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk đều là những sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp tỉnh, góp phần quan trọng giải quyết việc làm nông thôn, phát triển kinh tế các địa phương, nâng cao mức sống cho người nông dân. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi cũng như nâng cao chất lượng cho các sản phẩm OCOP, các cấp sở, ngành tỉnh Đắk Lắk luôn lồng ghép tuyên truyền, vận động các chủ thể tiếp tục duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm; bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đăng ký, đánh giá lại sản phẩm sau 36 tháng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, để phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, thời gian tới, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần tiếp tục phối hợp thực hiện lồng ghép, huy động các nguồn lực ưu tiên hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc trưng tham gia Chương trình.

Đồng thời tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý Chương trình và sản phẩm OCOP; kiến thức quản lý sản xuất, kinh doanh cho các chủ thể; tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thường niên; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm của các chủ thể, sản phẩm OCOP sau khi được công nhận; đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm OCOP...

Có thể nói, Chương trình OCOP đã góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển sản xuất gắn với tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong huyện. Chương trình OCOP đã trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế nông thôn, thúc đẩy trách nhiệm và năng lực sản xuất, quảng bá và phát triển thị trường sản phẩm của các chủ thể, nhất là các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trong tổ chức. Đồng thời, giúp hình thành nền kinh tế “xanh”, phát triển các vùng sản xuất nông sản “sạch”, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk./.

Bài liên quan

Mã số vùng trồng: “Tấm thẻ căn cước” cho nông sản Nghệ An

Mã số vùng trồng: “Tấm thẻ căn cước” cho nông sản Nghệ An

Trong một thời gian dài, sản phẩm nông nghiệp Nghệ An chủ yếu tiêu thụ qua các kênh truyền thống, chưa thể hiện rõ thương hiệu và thiếu lợi thế cạnh tranh khi bước vào thị trường hiện đại. Tuy nhiên, bước chuyển mình bắt đầu từ khi các vùng trồng được cấp mã số – một khâu tưởng nhỏ nhưng mang ý nghĩa đột phá về tư duy sản xuất, truy xuất nguồn gốc và phát triển bền vững.
Đắk Lắk (mới): Sự kết hợp hài hòa tiềm năng của cao nguyên đại ngàn và duyên hải Nam Trung Bộ

Đắk Lắk (mới): Sự kết hợp hài hòa tiềm năng của cao nguyên đại ngàn và duyên hải Nam Trung Bộ

Sáng ngày 30/6, tại buổi lễ trọng thể và mang tính lịch sử, các quyết định của Trung ương về việc sáp nhập hai tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên đã được chính thức công bố, mở ra một chương phát triển hoàn toàn mới. Tỉnh Đắk Lắk (mới) được kỳ vọng sẽ trở thành một đầu tàu kinh tế-xã hội mạnh mẽ, kết hợp hài hòa tiềm năng của cao nguyên đại ngàn và duyên hải Nam Trung Bộ.
Hải Phòng: Hành trình xây dựng nông thôn mới - diện mạo mới, sức sống mới

Hải Phòng: Hành trình xây dựng nông thôn mới - diện mạo mới, sức sống mới

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. Hải Phòng, một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới, đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trong việc thực hiện chương trình này, khẳng định vị thế là một trong những tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về xây dựng NTM.
Đắk Lắk tăng cường quản lý hoạt động giết mổ động vật, đảm bảo an toàn dịch bệnh và ATTP

Đắk Lắk tăng cường quản lý hoạt động giết mổ động vật, đảm bảo an toàn dịch bệnh và ATTP

Trước yêu cầu cấp thiết trong công tác đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm (ATTP), Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường quản lý hoạt động giết mổ động vật trên địa bàn, nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát và hướng đến xây dựng hệ thống giết mổ hiện đại, an toàn.
Sơn La: Tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025

Sơn La: Tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025

Ngày 25/6, Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị tổng kết các Chương trình Mục tiêu Quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, nhằm đánh giá những kết quả tích cực đã đạt được cũng như những tồn tại hạn chế để lên phương án khắc phục trong thời gian tới.
Đắk Lắk: Long trọng tổ chức Hội thảo kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Đắk Lắk: Long trọng tổ chức Hội thảo kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Chiều ngày 17/6, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp cùng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức Hội thảo kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025). Hội thảo còn tập trung trao đổi về các cơ chế, chính sách, nguồn lực hỗ trợ hoạt động báo chí, cũng như xây dựng đội ngũ những người làm báo đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Đắk Nông công nhận 5 sản phẩm đạt OCOP 4 sao

Đắk Nông công nhận 5 sản phẩm đạt OCOP 4 sao

UBND tỉnh Đắk Nông vừa ban hành quyết định số 858/QĐ-UBND công nhận và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Đắk Nông năm 2025.
Người nâng giá trị sản phẩm hữu cơ cho cây ổi quê hương

Người nâng giá trị sản phẩm hữu cơ cho cây ổi quê hương

Nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm sạch ngày càng gia tăng. Nắm bắt xu hướng đó, chị Đỗ Thị Thanh Thúy (xã Hòa Phước, TP. Đà Nẵng) đã khởi nghiệp với sản phẩm ổi hữu cơ, góp phần lan tỏa lối sống xanh và tiêu dùng bền vững
Nông nghiệp hữu cơ ở Quảng Bình: Tiềm năng và thách thức

Nông nghiệp hữu cơ ở Quảng Bình: Tiềm năng và thách thức

Tỉnh Quảng Bình có nhiều tiềm năng mà thiên nhiên ban tặng để bà con nông dân nơi đây tiến hành sản xuất Nông nghiệp hữu cơ (NNHC), tạo ra những sản phẩm chất lượng và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, khi làm nông nghiệp hữu cơ ở Quảng Bình cũng gặp phải những thách thức khó khăn cả chủ quan và khách quan…
Vịt quay mác Mật và Khâu nhục: Hai món ẩm thực đậm hương vị núi rừng Đông Bắc

Vịt quay mác Mật và Khâu nhục: Hai món ẩm thực đậm hương vị núi rừng Đông Bắc

Lạng Sơn, vùng đất địa đầu Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với những hang động kỳ vĩ, những phiên chợ vùng cao rực rỡ sắc màu mà còn níu chân du khách bởi một nền ẩm thực độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng Đông Bắc. Trong số vô vàn món ngon ấy, vịt quay mác mật và khâu nhục nổi lên như một cặp đôi hoàn hảo, một bản hòa tấu hương vị vừa thơm lừng, đậm đà, vừa mềm tan, béo ngậy, gói trọn tinh túy của núi rừng và sự khéo léo của người dân xứ Lạng.
Từ Nhà báo “sống chết” với biển đảo: Đến hành trình đưa rau hữu cơ ra quần đảo Trường Sa

Từ Nhà báo “sống chết” với biển đảo: Đến hành trình đưa rau hữu cơ ra quần đảo Trường Sa

Lần đầu tiên, những mầm rau hữu cơ đã có mặt trên một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa. Đây là kết quả của dự án tự nguyện được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu và ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ (thuộc VUSTA) kết hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân với mong muốn giúp quân dân Trường Sa cải thiện cuộc sống và tạo hệ sinh thái hữu cơ có lợi trên các đảo, góp phần phủ xanh biển đảo quê hương.
Cua, Cáy ở làng quê Việt Nam: Nguồn lợi thủy sản đa dạng

Cua, Cáy ở làng quê Việt Nam: Nguồn lợi thủy sản đa dạng

Việt Nam, với đường bờ biển dài và hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, là một thiên đường cho các loài giáp xác, đặc biệt là cua và cáy. Hai loài vật này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái vùng nước lợ và nước mặn mà còn là nguồn thực phẩm phong phú, mang đậm hương vị đặc trưng của ẩm thực Việt Nam.
Hơn 140 nghìn nông dân Bắc Ninh cam kết sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản an toàn

Hơn 140 nghìn nông dân Bắc Ninh cam kết sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản an toàn

Trong 6 tháng đầu năm, các cấp Hội nông dân trong tỉnh Bắc Ninh đã kết nạp được 625 hội viên, nâng tổng số hội viên lên gần 158.000 người.
Chàng kỹ sư nông lâm với khát vọng phát triển nông nghiệp xanh, bền vững

Chàng kỹ sư nông lâm với khát vọng phát triển nông nghiệp xanh, bền vững

Khởi nghiệp từ nông nghiệp sạch chưa bao giờ là dễ dàng. Tuy nhiên, bằng đam mê, gửi trọn tâm huyết vào sản phẩm, anh Đinh Đại Thành (sinh năm 1987, quê Vĩnh Phúc) đã mạnh dạn phát triển mô hình trồng nho sữa hữu cơ, từng bước gây dựng một nông trại “sạch từ đất, chất từ tâm”.
Cách chọn phân bón hữu cơ phù hợp với cây trồng

Cách chọn phân bón hữu cơ phù hợp với cây trồng

Phân bón hữu cơ không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng mà còn cải tạo đất, tăng độ mùn, kích thích hệ vi sinh vật có lợi. Tuy nhiên, nếu chọn sai loại phân hữu cơ – không hợp với loại đất hay cây trồng – thì tiền mất tật mang, thậm chí khiến cây còi cọc, đất bị chua hoặc thiếu chất.
Đánh giá mô hình sản xuất lúa Séng cù theo quy trình hữu cơ

Đánh giá mô hình sản xuất lúa Séng cù theo quy trình hữu cơ

UBND xã Mường Vi tổ chức hội nghị tổng kết mô hình sản xuất lúa Séng cù theo quy trình hữu cơ, chuỗi giá trị trong vụ xuân 2025.
Thực phẩm sạch - Nền tảng vững chắc của sức khỏe

Thực phẩm sạch - Nền tảng vững chắc của sức khỏe

Trong bức tranh muôn màu của cuộc sống, sức khỏe luôn là gam màu tươi sáng và quan trọng nhất. Để có được một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần minh mẫn, chúng ta cần nhiều yếu tố, và trong số đó, thực phẩm đóng một vai trò then chốt, là nền tảng vững chắc nuôi dưỡng sự sống và duy trì hoạt động của cơ thể.
Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1656/QĐ-BVHTTDL, chính thức đưa di sản “Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông và huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum” vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định giá trị đặc biệt của tri thức truyền thống gắn liền với loại dược liệu quý hiếm bậc nhất Việt Nam.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính