Thứ tư 30/04/2025 01:38Thứ tư 30/04/2025 01:38 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Bưởi Việt Nam chính thức bày bán tại siêu thị Lotte Mart Hàn Quốc

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Ngày 10/4, quả bưởi Việt Nam chính thức được bày bán tại hệ thống siêu thị Lotte Mart Hàn Quốc, đánh dấu mốc quan trọng đối với ngành xuất khẩu nông sản Việt Nam.
Bưởi Việt Nam chính thức bày bán tại siêu thị Lotte Mart Hàn Quốc
Bưởi Việt Nam đã có mặt tại hệ thống siêu thị Lotte Mart - một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu tại Hàn Quốc.

Sự kiện này không chỉ là minh chứng cho chất lượng vượt trội của nông sản Việt Nam mà còn khẳng định nỗ lực không ngừng nghỉ của các doanh nghiệp và cơ quan hai nước trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương giữa Việt Nam - Hàn Quốc.

Tham dự sự kiện quan trọng này có ông Phạm Khắc Tuyên, Bí thư thứ nhất, phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc; ông Đào Trọng Tiến, Bí thư thứ ba, Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc; đại diện Công ty TNHH MTV Hoàng Huy, đơn vị tiên phong trong việc xuất khẩu bưởi Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc và các lãnh đạo cấp cao từ Lotte Mart - một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu tại quốc gia này.

Đây cũng là dịp để các bên cùng nhìn lại hành trình đưa trái bưởi Việt Nam đến với người tiêu dùng Hàn Quốc, đồng thời thảo luận về cơ hội mở rộng thị trường trong thời gian tới.

Theo dữ liệu từ Viện Kinh tế Nông thôn Hàn Quốc (KREI), kim ngạch nhập khẩu trái cây tươi của Hàn Quốc đã tăng lên mức kỷ lục 1,45 tỷ USD vào năm 2024, tăng 20,1% so với năm 2023. Mức tăng này phản ánh sự phụ thuộc ngày càng lớn của thị trường Hàn Quốc vào nguồn trái cây nhập khẩu, trong bối cảnh sản xuất nội địa gặp nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết bất lợi và biến đổi khí hậu.

Bưởi Việt Nam chính thức bày bán tại siêu thị Lotte Mart Hàn Quốc
Bưởi là loại hoa quả tươi thứ 3 của Việt Nam được xuất khẩu trực tiếp sang Hàn Quốc.

Các chuyên gia dự báo xu hướng nhập khẩu trái cây tại Hàn Quốc sẽ tiếp tục tăng mạnh. KREI ước tính, tổng lượng trái cây nhập khẩu, bao gồm các loại tươi, khô và đông lạnh, sẽ tăng 6,8% lên 817.000 tấn vào năm 2025.

Hiện nay, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu trái cây lớn thứ 5 của Việt Nam, sau Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Với sản phẩm chất lượng, trái cây hằng năm của Việt Nam đạt hơn 12 triệu tấn (theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường), trong đó bưởi có năng suất khoảng 1,2 triệu tấn, tiềm năng mở rộng xuất khẩu sang Hàn Quốc là rất lớn.

Người tiêu dùng Hàn Quốc ngày càng ưa chuộng trái cây nhiệt đới giàu dinh dưỡng, tạo cơ hội cho bưởi Việt Nam cạnh tranh với các sản phẩm từ Hoa Kỳ (cam, táo) và Thái Lan (sầu riêng, chôm chôm). Giá bưởi xuất khẩu sang Hàn Quốc trung bình đạt 2,4 USD/kg, cao hơn 30% so với giá tại Trung Quốc (1,8 USD/kg), cho thấy giá trị gia tăng đáng kể mà thị trường Hàn Quốc mang lại.

Theo Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), từ năm 2018, Việt Nam đã khởi động quá trình đàm phán mở cửa thị trường Hàn Quốc cho trái bưởi. Tuy nhiên, tiến trình này chỉ thực sự được đẩy mạnh sau đại dịch Covid-19.

Sau 2 năm tích cực trao đổi, phân tích nguy cơ dịch hại và trải qua nhiều vòng đàm phán kỹ thuật, đến tháng 4/2024, Cục đã đạt được sự thống nhất về các điều kiện kỹ thuật nhập khẩu với Cục Kiểm dịch động thực vật Hàn Quốc

Từ tháng 8/2024, bưởi Việt Nam chính thức được phép nhập khẩu vào Hàn Quốc, với điều kiện kiểm tra mẫu từng lô hàng trước khi thông quan. Đến tháng 9/2024, Công ty Hoàng Huy đã xuất khẩu thành công lô bưởi đầu tiên với sản lượng 5 tấn, mở đầu cho chiến lược phát triển sản phẩm này trở thành mặt hàng chủ lực tại thị trường Hàn Quốc. Trong năm 2025, Hoàng Huy đặt mục tiêu xuất khẩu 500 tấn bưởi, với tổng giá trị ước tính lên đến 1,2 triệu USD (khoảng 30 tỷ đồng).

Đại diện Lotte Mart đánh giá cao tiềm năng của trái bưởi Việt Nam nhờ hương vị ngọt thanh, hàm lượng vitamin C cao và phù hợp với khẩu vị người tiêu dùng Hàn Quốc. Sau lô hàng đầu tiên được phân phối tại chi nhánh Lotte Mart Jamsil, tập đoàn dự kiến sẽ mở rộng phân phối ra các chi nhánh khác nếu nhận được phản hồi tích cực từ thị trường.

Tính đến hết năm 2024, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Trung Quốc và Hoa Kỳ. Kim ngạch thương mại song phương năm 2024 đạt khoảng 82 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ.

Trong đó, các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc tăng trưởng tốt bất chấp những tác động tiêu cực từ nền kinh tế thế giới. Cụ thể: cà phê (141 triệu USD, tăng 22%); thủy sản (810 triệu USD, tăng 2%); đặc biệt là hàng rau quả tươi (319 triệu USD, tăng 40%).

Bài liên quan

Bưởi Việt Nam chinh phục thị trường Hàn Quốc

Bưởi Việt Nam chinh phục thị trường Hàn Quốc

Bưởi Việt Nam chính thức đặt chân lên thị trường Hàn Quốc, mở ra cánh cửa mới cho xuất khẩu nông sản và khẳng định vị thế của trái cây Việt trên trường quốc tế.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Rau sạch Đồng Sương (Hòa Bình): Nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng

Rau sạch Đồng Sương (Hòa Bình): Nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng

Hợp tác xã trồng rau sạch Đồng Sương, tọa lạc tại thôn Đồng Sương, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, nổi lên như một điển hình về sự nỗ lực và quyết tâm trong việc xây dựng một nền nông nghiệp sạch, an toàn và bền vững. Được thành lập với mục tiêu liên kết các hộ nông dân, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, và đem đến cho thị trường những sản phẩm rau củ quả chất lượng cao, Hợp tác xã Đồng Sương đã và đang từng bước khẳng định vị thế của mình, góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương và bảo vệ môi trường sinh thái.
Lâm Đồng: Hỗ trợ nông dân tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm hoa cúc

Lâm Đồng: Hỗ trợ nông dân tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm hoa cúc

Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức buổi làm việc gặp gỡ với Bách Hóa Xanh để kết nối cung cầu tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm hoa.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng trong việc, kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu.
Phải kiểm soát chặt chẽ mới có thể duy trì ở những thị trường khó tính

Phải kiểm soát chặt chẽ mới có thể duy trì ở những thị trường khó tính

Những cảnh báo từ thị trường quốc tế đang đặt ra yêu cầu cấp thiết: nếu không siết chặt kiểm soát chất lượng từ gốc, nông sản Việt Nam khó có thể giữ vững thị trường xuất khẩu đặc biệt ở những thị trường khó tính.
Quảng Bình: Kiểm tra một số cơ sở về an toàn thực phẩm trên địa bàn

Quảng Bình: Kiểm tra một số cơ sở về an toàn thực phẩm trên địa bàn

Ngày 17/4, đoàn liên ngành do Sở Y tế Quảng Bình chủ trì bắt đầu triển khai kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trong Tháng hành động vì ATTP năm 2025 tại một số cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Làng nghề nước mắm Long Thủy mang tinh hoa của biển đến với mọi nhà

Làng nghề nước mắm Long Thủy mang tinh hoa của biển đến với mọi nhà

Làng nghề biển Phú Yên nói chung và Làng nghề truyền thống nước mắm Long Thủy, xã An Phú, thành phố Tuy Hòa nói riêng được hình thành lâu đời dựa trên sinh kế chủ yếu vùng biển là đánh bắt và khai thác thủy - hải sản. Nước mắm Long Thủy mang trong mình toàn bộ những tinh hoa của vùng biển Phú Yên.
Thị trường nông sản hữu cơ: Rào cản và bài toán cung cầu

Thị trường nông sản hữu cơ: Rào cản và bài toán cung cầu

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và an toàn thực phẩm, nông sản hữu cơ đã trở thành xu hướng tiêu dùng nổi bật tại Việt Nam. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu nguồn cung nông sản hữu cơ trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu thị trường hay chưa, thực trạng cung – cầu của thị trường nông sản hữu cơ Việt Nam hiện tại ra sao?
Phú Yên: Khôi phục phát triển Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

Phú Yên: Khôi phục phát triển Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong là một trong ba làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Phú Yên chọn để hỗ trợ về vốn đầu tư, đào tạo nghề, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện để làng nghề phục hồi và phát triển.
Hải Dương kết nối doanh nghiệp với đơn vị sản xuất nhằm thúc đẩy tiêu thụ vải thiều

Hải Dương kết nối doanh nghiệp với đơn vị sản xuất nhằm thúc đẩy tiêu thụ vải thiều

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương vừa tổ chức Hội nghị kết nối doanh nghiệp với đơn vị sản xuất vải nhằm thúc đẩy tiêu thụ vải thiều năm 2025, đồng thời phổ biến các yêu cầu của thị trường nhập khẩu và các quy định mới có liên quan đến hoạt động cấp, duy trì, thu hồi, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu.
Quảng Bình hơn 1.300 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá sắn

Quảng Bình hơn 1.300 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá sắn

Tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh Quảng Bình có hơn 1.300 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá sắn
Đắk Lắk tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với sầu riêng, mít xuất khẩu

Đắk Lắk tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với sầu riêng, mít xuất khẩu

Trước tình hình gia tăng cảnh báo từ các nước nhập khẩu về các lô hàng sầu riêng và mít không đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk ban hành Văn bản chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các mã số vùng trồng (MSVT) và cơ sở đóng gói (CSĐG) phục vụ xuất khẩu. Đây là bước đi quyết liệt, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo uy tín nông sản Đắk Lắk trên thị trường quốc tế, đặc biệt là các thị trường yêu cầu cao như Trung Quốc.
Tạo lập, phát triển nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm nâng cao giá trị làng nghề

Tạo lập, phát triển nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm nâng cao giá trị làng nghề

Làng rèn Phúc Sen, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng nổi tiếng với những sản phẩm rèn thủ công chất lượng, thể hiện sự khéo léo và tài hoa của người dân địa phương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng làm giả, làm nhái các sản phẩm rèn Phúc Sen đã ảnh hưởng đến uy tín của làng nghề. Để bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng, cũng như giữ gìn sự phát triển bền vững của sản phẩm, Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Phúc Sen cho các sản phẩm của làng rèn xã Phúc Sen” do Công ty TNHH Nghiên cứu và Đầu tư S&D chủ trì triển khai thực hiện. Đây là dự án thuộc Đề án phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Cao Bằng đến năm 2030.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính