Trước đây, nhiều hộ nông dân ở xã Trừ Văn Thố (huyện Bàu Bàng, Bình Dương) làm nghề trồng và thu mua mủ cao su. Nhiều năm qua, giá mủ xuống thấp, nhiều hộ dân đã chuyển 1 phần diện tích sang chăn nuôi heo.
Từ năm 2005, các hộ dân quyết định ký hợp đồng nuôi heo gia công bằng trại lạnh cho một doanh nghiệp của Malaysia với quy mô 800 con lợn thịt. Ưu điểm của mô hình chăn nuôi trại lạnh là duy trì chuồng trại ở nhiệt độ mát cố định.
Chuồng nuôi cách ly với môi trường bên ngoài nên ngăn ngừa được dịch bệnh, không phát tán mùi hôi ra môi trường. Nguồn phân thải từ chăn nuôi được anh thu gom làm khí bioga, cung cấp nguồn điện cho trang trại.
Nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi giúp thu nhập tăng cao. |
Từ 1 trại nuôi ban đầu, đến nay, người dân đã mở rộng thành trại chăn nuôi lớn, nuôi được hơn 8.000 con lợn. Trung bình mỗi năm anh xuất chuồng được 2 lứa lợn thịt, mang lại lợi nhuận gần 2 tỷ đồng. Cùng với thu nhập từ thu mua mủ cao su, mô hình chăn nuôi lợn ứng dụng công nghệ cao mang về cho anh Nam thu nhập bình quân trên 3 tỷ đồng/năm.
Năm 2022 vừa qua, một số hộ dân được Hội Nông dân tỉnh Bình Dương bình chọn 11 nông dân Bình Dương xuất sắc của tỉnh. 11 nông dân này là 11 tỷ phú trên tất cả các lĩnh vực nông nghiệp thế mạnh của tỉnh.
Theo ông Phạm Văn Bông, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Dương cho biết: Những năm gần đây, cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh đã chuyển đổi mạnh mẽ từ quy mô nông hộ sang chăn nuôi quy mô trang trại ứng dụng công nghệ cao.
Ông Phạm Văn Bông, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Dương đi thăm trang trại tại địa phương. |
Đến nay, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh có khoảng 974.000 con. Trong đó chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao có 259 trại, chiếm 72% tổng đàn.
Cũng theo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản (Sở NNPTNT tỉnh Bình Dương) cho biết, thực hiện đề án tái cơ cấu chăn nuôi, ngành nông nghiệp tỉnh cùng các địa phương đẩy mạnh việc nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của người chăn nuôi trong việc chủ động phòng, chống dịch bệnh đàn vật nuôi.
Ngành nông nghiệp cũng thường xuyên tổ chức tập huấn cho các chủ trang trại, hộ chăn nuôi về quy trình kỹ thuật chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, và ứng dụng công nghệ cao.
Đặc biệt, Chi cục cũng khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành chăn nuôi theo quy mô trang trại, bán công nghiệp, công nghiệp gắn với ứng dụng công nghệ cao.
"Đây là cơ sở để từng bước nhân rộng mô hình chăn nuôi theo hướng VietGAP, an toàn dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường tại các vùng chăn nuôi trên địa bàn tỉnh", ông Cường, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản cho biết.
Mô hình “nuôi heo rừng thịt an toàn sinh học” của hộ anh Lê Quang Vinh, xã Lạc An cho sản phẩm đạt chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. |
Mô hình nuôi lợn rừng lai được khép kín từ thức ăn chăn nuôi cho việc từ chủ động con giống. Các hộ dân cho lai tạo giống lợn rừng với các giống lợn nhập ngoại có năng suất cao, để cho ra ra giống lợn rừng lai F1 làm con giống nuôi thương phẩm.
Lợn rừng lai ở trang trại được cho ăn toàn thức ăn từ phế phụ phẩm nông nghiệp, như rau các loại, cây chuối băm nhuyễn trộn với cám xay.
Hiện trang trại đáp ứng 80% nguồn thức ăn tự sản xuất. 20% còn lại là nguồn cám bắp, cám gạo mua bên ngoài. Việc chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi giúp trang trại tránh được tác động từ cơn bão giá thức ăn chăn nuôi đang tăng rất cao.
Ngoài thức ăn, để phòng ngừa heo rừng lai bị tiêu chảy, trang trại không sử dụng thuốc kháng sinh mà cho uống nước nấu từ các loại lá cây thiên nhiên như lá bọ xít, lá ổi.
Khi áp dụng phương thức chăn nuôi không sử dụng chất tăng trọng, không sử dụng kháng sinh, nên thời gian nuôi lợn dài hơn (10-12 tháng) so với theo nuôi công nghiệp. Thế nhưng, thịt lợn lại ngon hơn và bán được giá cao hơn.
Hiện nay, với trại chăn nuôi heo hữu cơ ở xã Minh Tân (huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương), mỗi năm cho doanh thu khoảng 70 tỷ đồng. Trang trại đang tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động ở địa phương với thu nhập bình quân từ 8-20 triệu đồng/người/tháng.