Thứ năm 23/01/2025 17:51Thứ năm 23/01/2025 17:51 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất sầu riêng bền vững

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Sầu riêng Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về sản phẩm sạch, an toàn, việc sản xuất sầu riêng cần phải chuyển đổi sang hướng bền vững hơn.
Xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất sầu riêng bền vững
Sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất sầu riêng góp phần hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững

Mới đây, một dự án đầy triển vọng đã được triển khai tại tỉnh Đắk Lắk với mục tiêu xây dựng mô hình trồng, sản xuất sầu riêng bằng phân bón hữu cơ. Thay vì sử dụng phân hóa học truyền thống, dự án này tập trung vào việc sử dụng các loại phân bón hữu cơ như phân compost, phân trùn quế... để cải thiện chất lượng đất, tăng cường sức đề kháng cho cây trồng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Đây là dự án “Xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất sầu riêng bền vững”, do Cục Bảo vệ thực vật, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa và Công ty TNHH Yara Việt Nam phối hợp tổ chức, giới thiệu tại Trung tâm Chuyển giao Kiến thức Yara ở Tây Nguyên. Và cũng là một trong những hoạt động nằm trong chương trình hợp tác theo hình thức Công - Tư (PPP) giữa Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), Viện Thổ nhưỡng Nông hóa và Công ty TNHH Yara Việt Nam được thể hiện qua bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2024 - 2026.

Bản ghi nhớ khẳng định, cam kết chung của các bên trong thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam. Các bên sẽ cùng nhau phát triển mô hình canh tác cây trồng bền vững, ưu tiên ứng dụng các giải pháp quản lý dinh dưỡng phù hợp như bón phân theo nguyên tắc “5 đúng” và kết hợp sử dụng hiệu quả giữa phân bón hữu cơ và phân khoáng.

Việc thí điểm các mô hình canh tác mới cũng được chú trọng, bắt đầu với mô hình sản xuất sầu riêng bền vững tại tỉnh Đắk Lắk và sau đó sẽ xem xét mở rộng ra các cây trồng chủ lực khác tại khu vực Tây Nguyên và cả nước.

Trong đó, có dự án “Xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất sầu riêng bên vững” đang được triển khai tại huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk. Công ty TNHH Yara Việt Nam đóng vai trò cung cấp các giải pháp dinh dưỡng bền vững cho cây trồng, kết hợp giữa phân bón hữu cơ và phân khoáng.

Đối với dự án này, Công ty TNHH Yara Việt Nam phối hợp cùng với Cục Bảo vệ thực vật và Viện Thổ nhưỡng Nông hóa sẽ thực hiện mô hình để so sánh, đối chiếu với phương thức canh tác và quản lý dinh dưỡng cây trồng truyền thống tại địa phương.

Dự án được kỳ vọng mang lại lợi ích thiết thực cho nhiều bên liên quan. Đối với nhà quản lý, đây là bước tiến cụ thể để triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững, đồng thời tạo tiền đề cho các mô hình canh tác hiện đại trong tương lai.

Với nông dân trồng sầu riêng tại Đắk Lắk, dự án giúp họ tiếp cận các kiến thức và kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến, có hệ thống và tự tin hơn trong việc thay đổi thói quen canh tác, chú trọng bảo vệ sức khỏe đất và sử dụng phân bón hữu cơ song song với vô cơ trong sản xuất nông nghiệp bền vững. Nhằm phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đi đầu trong khu vực về năng lực, hiệu quả quản lý sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng./.

Bài liên quan

Đắk Lắk: Chấm dứt hoạt động các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường

Đắk Lắk: Chấm dứt hoạt động các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch chấm dứt hoạt động đối với các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung với công nghệ lạc hậu, không hiệu quả kinh tế, gây ô nhiễm môi trường.
Đắk Lắk: Trao quà “Tết nhân ái” cho các hộ cận nghèo, hộ khó khăn tại Buôn Cư Drang

Đắk Lắk: Trao quà “Tết nhân ái” cho các hộ cận nghèo, hộ khó khăn tại Buôn Cư Drang

Hưởng ứng phong trào “Tết nhân ái” Xuân Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn tỉnh diễn ra từ 7/1 đến ngày 26/1/2025 (tức từ ngày 8/12 đến ngày 27/12 âm lịch), trong đó cao điểm từ ngày 14/1 đến ngày 23/1; Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk, Huyện ủy Krông Pắk và Trung tâm UNESCO Văn hóa Thông tin Truyền thông phối hợp tổ chức chương trình “Tết yêu thương” đã mang đến không khí Tết ấm áp và đầy đủ tình thương cho bà con dân tộc thiểu số tại Buôn Cư Drang, xã Ea Yiêng, huyện Krông Pắk.
Đắk Lắk: Kỷ niệm 20 năm ngày kết nghĩa giữa Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền và Buôn Ea Na

Đắk Lắk: Kỷ niệm 20 năm ngày kết nghĩa giữa Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền và Buôn Ea Na

Vừa qua, tại Buôn Eana, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, đã diễn ra lễ tổng kết 20 năm kết nghĩa giữa Công ty cổ phần phân bón Bình Điền và Buôn Eana.
Hoa đào xứ Bắc chờ Xuân trên vùng đất Tây Nguyên

Hoa đào xứ Bắc chờ Xuân trên vùng đất Tây Nguyên

Với người dân trồng đào, được đem xuân đến mỗi nhà bằng chính những cành đào trồng trên vùng đất đầy nắng và gió là niềm hạnh phúc nhất bởi trước đây người chơi đào ngày tết thường phải mua đào chuyển từ Bắc vào, giá rất cao. Giờ đây người chơi đào Tết cũng có những cây đào đẹp không thua kém gì mà giá cả rẻ hơn vì không phải tốn tiền vận chuyển.
Đắk Lắk phát động Tết trồng cây và tăng cường quản lý, bảo vệ rừng

Đắk Lắk phát động Tết trồng cây và tăng cường quản lý, bảo vệ rừng

Nhằm bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng quý giá, đồng thời hưởng ứng lời dạy của Bác Hồ về trồng cây gây rừng, UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND về việc phát động phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Đắk Lắk: Xử phạt vi phạm hành chính 2 cơ sở sản xuất giá đỗ

Đắk Lắk: Xử phạt vi phạm hành chính 2 cơ sở sản xuất giá đỗ

Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk tiếp tục kiểm tra đột xuất trong lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Đoàn kiểm tra đã phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 2 cơ sở sản xuất giá đỗ trên địa bàn.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Sản xuất nông nghiệp nhờ công nghệ sinh học

Sản xuất nông nghiệp nhờ công nghệ sinh học

Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các đơn vị, doanh nghiệp, HTX và người sản xuất bắt đầu chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học, nhằm tạo ra những sản phẩm cây trồng, vật nuôi và nhiều sản phẩm chế biến nông nghiệp mới có năng suất, chất lượng, an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế, hạn chế ô nhiễm môi trường, đáp ứng yêu cầu thị trường.
Than sinh học từ phế phẩm nông nghiệp

Than sinh học từ phế phẩm nông nghiệp

Phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ, vỏ cà phê, xương cá... tưởng chừng bỏ đi nay đã được các nhà khoa học phát triển thành than sinh học ứng dụng trong nông nghiệp và xử lý môi trường.
Hải Dương: Ưu tiên dùng phân bón hữu cơ để chăm sóc sức khỏe đất và dinh dưỡng cây trồng

Hải Dương: Ưu tiên dùng phân bón hữu cơ để chăm sóc sức khỏe đất và dinh dưỡng cây trồng

Quản lý sức khỏe đất trồng trọt được triển khai đồng bộ, hiệu quả, để đáp ứng mục tiêu phát triển sản xuất trồng trọt bền vững, ưu tiên phân bón hữu cơ để chăm sóc sức khỏe đất và dinh dưỡng cây trồng.
Nông dân Diên Khánh ủ rơm cải tạo đất

Nông dân Diên Khánh ủ rơm cải tạo đất

Ủ rơm rạ thành phân hữu cơ đang là giải pháp hiệu quả giúp nông dân xã Bình Lộc, huyện Diên Khánh vừa tiết kiệm chi phí, vừa tăng năng suất lúa, góp phần bảo vệ môi trường.
Tầm quan trọng của phân bón trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Chìa khoá phát triển bền vững

Tầm quan trọng của phân bón trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Chìa khoá phát triển bền vững

Phân bón hữu cơ là một trong những “đầu vào” quan trọng của sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bởi vậy cần hiểu rõ vai trò, cách sử dụng của yếu tố này để sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) hiệu quả.
Chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP: Mô hình cần được nhân rộng

Chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP: Mô hình cần được nhân rộng

Sau gần 3 năm thực hiện, dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với tiêu thụ sản phẩm” đã gần đi đến hồi kết để mở ra nhiều hướng đi cho ngành chăn nuôi.
Thuốc bảo vệ thực vật bằng chế phẩm sinh học

Thuốc bảo vệ thực vật bằng chế phẩm sinh học

Chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật là những sản phẩm được nghiên cứu, sản xuất từ các loại vi sinh vật chuyên gây bệnh cho sâu bệnh, côn trùng gây hại đến cây trồng của chúng ta. Vì vậy, sử dụng chế phẩm sinh học để bảo vệ cây trồng là một phương pháp an toàn và hiệu quả, đem lại nhiều tác động tích cực đến không chỉ cây trồng mà còn có lợi đối với sự phát triển của con người, môi trường, thiên nhiên trong tương lai. Sau rất nhiều thập kỷ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thì xu thế hiện nay lại là sử dụng các chế phẩm sinh học để làm thuốc bảo vệ cây trồng.
Biến phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ

Biến phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ

Với sự đổi mới sáng tạo người nông dân đã biến phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ.
Huyện Đạ Tẻh: Biến rác thành vàng, nông dân tiên phong "xanh hóa" nông nghiệp

Huyện Đạ Tẻh: Biến rác thành vàng, nông dân tiên phong "xanh hóa" nông nghiệp

Nông dân Đạ Tẻh đã tìm ra cách biến phế phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp thân thiện với môi trường.
"Lối mở" cho nông nghiệp tuần hoàn

"Lối mở" cho nông nghiệp tuần hoàn

Nông dân huyện A Lưới biến rơm thành "vàng" cho chăn nuôi, mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp tuần hoàn và mang lại lợi ích kép.
Bí quyết tăng trưởng vượt trội cây sầu riêng

Bí quyết tăng trưởng vượt trội cây sầu riêng

Nhu cầu sầu riêng Trung Quốc tăng cao thúc đẩy thị trường Việt Nam, đòi hỏi nông dân áp dụng công nghệ và sản phẩm hữu cơ để nâng cao chất lượng.
Biến phụ phẩm của cây trồng thành phân hữu cơ sinh học

Biến phụ phẩm của cây trồng thành phân hữu cơ sinh học

Mới đây, Hội Nông dân TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thực hiện xây dựng Mô hình “Thu gom, xử lý rác rau, hoa làm phân bón hữu cơ sinh học” tại vùng nông nghiệp trọng điểm, đã mang lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính