Thứ bảy 22/02/2025 14:15Thứ bảy 22/02/2025 14:15 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Ủ phân hữu cơ theo cách Nhật Bản: Giải pháp chủ động đầu vào của nông dân PGS Thanh Xuân

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Liên nhóm hữu cơ xã Thanh Xuân, Sóc Sơn (Tp. Hà Nội) thuộc PGS Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị đầu bờ báo cáo kết quả 5 công thức ủ phân theo phương pháp Nhật Bản và khảo nghiệm trên cây rau sau khi có kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng và dư lượng kim loại nặng trong phân ủ thành phẩm.
Ủ phân hữu cơ theo cách Nhật Bản: Giải pháp chủ động đầu vào của nông dân PGS Thanh Xuân
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan (thứ 2 từ phải qua) thăm và làm việc tại xã Thanh Xuân, Sóc Sơn (Tp. Hà Nội).

Liên nhóm hữu cơ xã Thanh Xuân, Sóc Sơn (Tp. Hà Nội) thuộc PGS Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị đầu bờ báo cáo kết quả 5 công thức ủ phân theo phương pháp Nhật Bản và khảo nghiệm trên cây rau sau khi có kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng và dư lượng kim loại nặng trong phân ủ thành phẩm.

Đây là một hoạt động đầu năm mới 2025, đánh dấu sự tự chủ tìm kiếm giải pháp thay thế cho vấn đề thiếu hụt đầu vào sản xuất hữu cơ của Liên Nhóm Thanh Xuân, nơi luôn là lá cờ đầu trong sản xuất hữu cơ của mạng lưới PGS Việt Nam.

Từ một câu chuyện về PGS của Dr Nguyễn Văn Kiền, Giám đốc MekongOrganics trong một buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan và cuộc hội thoại qua cuộc gọi của Dr Kiền, ông hẹn sẽ về thăm vùng sản xuất hữu cơ PGS một ngày gần nhất. Và ít ngày sau đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã có chuyến thăm và làm việc ở xã Thanh Xuân, Sóc Sơn (Tp. Hà Nội).

Vào thăm vườn rau PGS, màu xanh của rau xen màu của hoa cúc vàng dập dìu thật bắt mắt làm cho bất cứ ai khi lạc vào đó khó có thể để yên điện thoại trong túi mà không chụp ảnh để lưu lại những khoảnh khắc đẹp. Bộ trưởng cũng giống bao người khác khi đến vườn, nông dân không biết ông là ai cứ hồn nhiên cười nói về những khó nhọc của nghề rau và niềm vui đánh đổi cho sức khỏe và thu nhập của mình.

Còn tôi tranh thủ kể về những gian nan, nỗi trăn trở trên con đường tìm kiếm phân hữu cơ đạt chuẩn với giá cả phù hợp để nông dân PGS có thể dùng khi không đủ nguồn phân tự ủ. Lắng nghe câu chuyện của mọi người, bỗng nhiên Bộ trưởng gọi điện nói chuyện với một người, đó là người 3 năm học làm phân ủ tại Nhật Bản và chuyển máy bảo tôi nói chuyện trực tiếp.

Người được Bộ trường kết nối để chuyển giao kỹ thuật ủ phân là thầy Phạm Hữu Lợi - Hiệu trưởng Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản - TP. Nam Định, người đã thuyết phục tỉnh Nam Định và Chính phủ Nhật Bản hợp tác xây dựng một trường cấp 3 Nông nghiệp mô hình Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam, nơi ông tâm huyết chuyển giao phương pháp ủ phân được học và nghiên cứu từ đất nước mặt trời mọc đưa vào trường dạy các em học sinh, dạy cách làm nông, cách làm phân ủ, cách nuôi đất dưỡng cây.

Tôi thực sự muốn tìm hiểu và học cách ủ phân của người Nhật, tò mò xem khác gì với cách ủ phân mà chúng tôi vẫn thường làm. Sau 1 tuần, nhóm chuyên gia của thầy Phạm Hữu Lợi và kỹ sư Cao Quang Ninh – cán bộ Sở Nông nghiệp tỉnh Nam Định, với sự ủng hộ của Hội Nông dân xã và Liên nhóm Thanh Xuân, đã tới Thanh Xuân, hướng dẫn lý thuyết và cách tạo đống ủ đầu tiên vào ngày 8/6/2024. Lần lượt các đống ủ tiếp theo được nhóm chuyên gia trở lại hàng tuần, cùng nông dân thực hiện vào các ngày thứ 7 cuối tuần trong tháng.

Ủ phân hữu cơ theo cách Nhật Bản: Giải pháp chủ động đầu vào của nông dân PGS Thanh Xuân
Nhiệt độ đống ủ được đo hàng sáng đạt từ 60 – 75 độ C được ghi chép đầy đủ.

Năm công thức ủ phân với các thành phần chủ yếu là phân gà; phân trâu bò; phân lợn. Thành phần phân động vật chiếm tới 85 – 95% được thu mua từ các trại nuôi quy mô nhỏ ở địa phương. Các thành phần còn lại là rơm và cám gạo. Các nguyên liệu được trộn đều với nhau cùng nước sạch đảm bảo độ ẩm phù hợp, sau đó vun thành đống để hiếu khí trong mái che. Một công việc nặng nhọc và thách thức với nông dân tuổi ngày càng cao khi ủ phân chính là đảo đống ủ.

Vì thế việc ủ phân đang ngày càng trở thành gánh nặng cho nông dân PGS khi phân hữu cơ thương mại loại đạt chuẩn thì quá đắt, loại rẻ hơn thì lại không được sử dụng. Đảo phân hàng tuần là thách thức nhất so với cách ủ cũ, thường chỉ đảo mỗi tháng một lần. Năm đống ủ với lượng nguyên liệu ít nhất là 2,4 tấn và nhiều nhất là 3,9 tấn trong đó, ba đống ủ được HTX Bái Thượng sử dụng máy xúc để trộn ủ và đảo hàng tuần và hai đống ủ được thuê nhân công trộn và đảo bằng tay để so sánh sự khác biệt.

Ủ phân hữu cơ theo cách Nhật Bản: Giải pháp chủ động đầu vào của nông dân PGS Thanh Xuân
Trộn và đảo bằng tay để so sánh sự khác biệt.

Nhiệt độ đống ủ được đo hàng sáng đạt từ 60 – 75 độ C được ghi chép lại một cách tỉ mỉ diễn biến thời tiết ở bên ngoài, và nhiệt độ đo nông, sâu. Tiến trình ủ hoàn thành sau 11 tuần và năm mẫu phân ủ thành phẩm được mang đi xét nghiệm thành phần dinh dưỡng, tồn dư kim loại nặng và kháng sinh và vi sinh vật để đảm bảo phân ủ đạt chuẩn cho sản xuất rau hữu cơ. Cả năm công thức ủ, với các thành phần và tỉ lệ phân động vật khác nhau sẽ có sự khác nhau về dinh dưỡng sẽ làm cơ sở cho việc tính toán lượng phân khuyến cáo phù hợp cho từng cây trồng. Đặc biệt, phân sau ủ được xét nghiệm cho kết quả rất khả quan. Không còn tồn dư chất kháng sinh và hàm lượng kim loại nặng dưới ngưỡng cho phép rất thấp theo quy chuẩn của Việt Nam QCVN 01-189:2019/BNNPTNT.

Để đánh giá hiệu quả và đưa ra khuyến cáo sử dụng, HTX Bái Thượng đã tiến hành khảo nghiệm trên năm loại rau gồm cà chua, đậu cô ve, bắp cải, cải bó xôi và khoai tây. Khảo nghiệm bắt đầu thực hiện từ ngày 1 tháng 11 năm 2024. Phân ủ được đưa vào đất trước 10 ngày với lượng từ 1,5 kg – 3,0 kg/m2 tùy từng loại cây. Bón thúc được thực hiện đối với rau ăn củ quả khi cần. Rau bó xôi được thu sớm nhất sau 40 ngày gieo và được mang đi xét nghiệm đã có kết quả tốt, rau không tồn dư kim loại nặng và vi sinh vật gây hại. Các loại rau khác sẽ tiếp tục gửi đi phân tích khi được thu hoạch.

Nông dân tham gia hội nghị đầu bờ đã trực tiếp quan sát cây trồng khảo nghiệm trên đồng ruộng và nghe báo cáo từ ông Hoàng Văn Hưng, giám đốc HTX Bái Thượng, người trực tiếp làm phân ủ và khảo nghiệm trên cây rau. Các chuyên gia và nông dân đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm. Ủ phân chung, một giải pháp được nêu ra chính trong hội nghị đã được nông dân bàn luận sôi nổi. Cùng tham gia, cùng chia sẻ trách nhiệm và lợi ích chung riêng trong cộng đồng nông dân hữu cơ chính là giá trị cốt lõi của mạng lưới PGS của Việt Nam

Qua thử nghiệm, việc áp dụng phương pháp ủ phân Nhật Bản sẽ làm giảm gánh nặng thu gom các nguyên liệu xanh thường chiếm đến 50% trong thành phần ủ của phương pháp cũ, trong khi ở phương pháp này, cám gạo và rơm là các phụ phẩm sẵn có trong nông thôn, chiếm chỉ từ 1 – 5 % mà không cần lệ thuộc vào EM, hay vi sinh vật ngoại lai, phân động vật dễ dàng mua từ cơ sở thu gom.

Ủ phân hữu cơ theo cách Nhật Bản: Giải pháp chủ động đầu vào của nông dân PGS Thanh Xuân
Máy xúc trộn đống ủ và đảo phân hàng tuần.

Một thách thức đó là công việc đảo phân nặng nhọc hàng tuần đã được 2 nông dân thử nghiệm ủ phân tự tin giải thích một cách thuyết phục từ những con số được ghi chép cụ thể ngày công thuê máy, thuê nhân công và loại vật tư đưa vào đống ủ. Thuê máy xúc trộn đống ủ và đảo phân hàng tuần sẽ giúp giảm giá thành và giúp nông dân không mất quá nhiều sức lực.

Chia sẻ lợi ích, tiết kiệm chi phí, sử dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phương và đặc biệt kiểm soát được tiến trình ủ phân đảm bảo chất lượng đúng tiêu chuẩn là cách mà cộng đồng nông dân sản xuất nhỏ trong PGS đang thực hiện, góp phần phát triển nền nông nghiệp hữu cơ hiệu quả bền vững tại các địa phương.

Bài liên quan

Phân bón hữu cơ: Nền tảng cho nông nghiệp bền vững

Phân bón hữu cơ: Nền tảng cho nông nghiệp bền vững

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu cấp thiết về thực phẩm an toàn, phân bón hữu cơ đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp hiện đại. Khác với phân bón hóa học, vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho môi trường và sức khỏe con người, phân bón hữu cơ mang đến một giải pháp bền vững, thân thiện với môi trường và góp phần nâng cao chất lượng nông sản. Vậy phân bón hữu cơ là gì và tại sao nó lại quan trọng đến vậy?
Xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất sầu riêng bền vững

Xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất sầu riêng bền vững

Sầu riêng Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về sản phẩm sạch, an toàn, việc sản xuất sầu riêng cần phải chuyển đổi sang hướng bền vững hơn.
Biến phụ phẩm của cây trồng thành phân hữu cơ sinh học

Biến phụ phẩm của cây trồng thành phân hữu cơ sinh học

Mới đây, Hội Nông dân TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thực hiện xây dựng Mô hình “Thu gom, xử lý rác rau, hoa làm phân bón hữu cơ sinh học” tại vùng nông nghiệp trọng điểm, đã mang lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Hội nghị Nông nghiệp hữu cơ cho phát triển bền vững và đa dạng sinh học

Hội nghị Nông nghiệp hữu cơ cho phát triển bền vững và đa dạng sinh học

Mới đây, tại thành phố Colombo, thủ đô quốc gia Sri Lanka, tổ chức Hội nghị nông nghiệp hữu cơ cho phát triển bền vững và đa dạng sinh học, do tổ chức năng suất Châu Á (APO) và Trường Đại học Peradeniya (Sri LanKa) đồng tài trợ.
Cao Bằng: Hiệu quả mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học

Cao Bằng: Hiệu quả mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học

Những năm gần đây, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Cao Bằng đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Giải pháp này nhằm thay đổi phương thức chăn nuôi thả rông, chuyển sang chăn nuôi chuồng trại, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và kiểm soát dịch bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế.
Phân vi sinh Bokashi: Tương lai cho nông nghiệp bền vững tại Việt Nam

Phân vi sinh Bokashi: Tương lai cho nông nghiệp bền vững tại Việt Nam

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến nhanh chóng và khó nhận định, nhu cầu về việc tìm kiếm và ứng dụng các giải pháp thân thiện với môi trường ngày càng trở nên cấp thiết. Phân vi sinh Bokashi, phương pháp ủ phân hữu cơ có nguồn gốc từ Nhật Bản, được các chuyên gia đánh giá là một giải pháp đầy tiềm năng, đặc biệt phù hợp với điều kiện và thực tiễn tại Việt Nam. Phương pháp này không chỉ giúp xử lý hiệu quả nguồn rác thải hữu cơ dồi dào mà còn tạo ra nguồn phân bón giàu dinh dưỡng, góp phần cải tạo đất, nâng cao năng suất cây trồng và hướng tới một nền nông nghiệp tuần hoàn.
Phân trùn quế: Lợi ích vượt trội và những điều cần lưu ý khi sử dụng

Phân trùn quế: Lợi ích vượt trội và những điều cần lưu ý khi sử dụng

Phân trùn quế, sản phẩm kỳ diệu từ quá trình tiêu hóa của trùn quế (giun quế), đang ngày càng được ưa chuộng trong nông nghiệp hữu cơ và canh tác bền vững. Được mệnh danh là "vàng đen" của nhà nông, phân trùn quế sở hữu một loạt các lợi ích vượt trội cho đất và cây trồng.
Phân bón hữu cơ: Nền tảng cho nông nghiệp bền vững

Phân bón hữu cơ: Nền tảng cho nông nghiệp bền vững

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu cấp thiết về thực phẩm an toàn, phân bón hữu cơ đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp hiện đại. Khác với phân bón hóa học, vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho môi trường và sức khỏe con người, phân bón hữu cơ mang đến một giải pháp bền vững, thân thiện với môi trường và góp phần nâng cao chất lượng nông sản. Vậy phân bón hữu cơ là gì và tại sao nó lại quan trọng đến vậy?
Sản xuất nông nghiệp nhờ công nghệ sinh học

Sản xuất nông nghiệp nhờ công nghệ sinh học

Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các đơn vị, doanh nghiệp, HTX và người sản xuất bắt đầu chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học, nhằm tạo ra những sản phẩm cây trồng, vật nuôi và nhiều sản phẩm chế biến nông nghiệp mới có năng suất, chất lượng, an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế, hạn chế ô nhiễm môi trường, đáp ứng yêu cầu thị trường.
Xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất sầu riêng bền vững

Xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất sầu riêng bền vững

Sầu riêng Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về sản phẩm sạch, an toàn, việc sản xuất sầu riêng cần phải chuyển đổi sang hướng bền vững hơn.
Than sinh học từ phế phẩm nông nghiệp

Than sinh học từ phế phẩm nông nghiệp

Phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ, vỏ cà phê, xương cá... tưởng chừng bỏ đi nay đã được các nhà khoa học phát triển thành than sinh học ứng dụng trong nông nghiệp và xử lý môi trường.
Hải Dương: Ưu tiên dùng phân bón hữu cơ để chăm sóc sức khỏe đất và dinh dưỡng cây trồng

Hải Dương: Ưu tiên dùng phân bón hữu cơ để chăm sóc sức khỏe đất và dinh dưỡng cây trồng

Quản lý sức khỏe đất trồng trọt được triển khai đồng bộ, hiệu quả, để đáp ứng mục tiêu phát triển sản xuất trồng trọt bền vững, ưu tiên phân bón hữu cơ để chăm sóc sức khỏe đất và dinh dưỡng cây trồng.
Nông dân Diên Khánh ủ rơm cải tạo đất

Nông dân Diên Khánh ủ rơm cải tạo đất

Ủ rơm rạ thành phân hữu cơ đang là giải pháp hiệu quả giúp nông dân xã Bình Lộc, huyện Diên Khánh vừa tiết kiệm chi phí, vừa tăng năng suất lúa, góp phần bảo vệ môi trường.
Tầm quan trọng của phân bón trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Chìa khoá phát triển bền vững

Tầm quan trọng của phân bón trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Chìa khoá phát triển bền vững

Phân bón hữu cơ là một trong những “đầu vào” quan trọng của sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bởi vậy cần hiểu rõ vai trò, cách sử dụng của yếu tố này để sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) hiệu quả.
Chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP: Mô hình cần được nhân rộng

Chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP: Mô hình cần được nhân rộng

Sau gần 3 năm thực hiện, dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với tiêu thụ sản phẩm” đã gần đi đến hồi kết để mở ra nhiều hướng đi cho ngành chăn nuôi.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính