Chủ nhật 27/07/2025 15:41Chủ nhật 27/07/2025 15:41 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh: “Di sản sống” của núi rừng Nam Trà My

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Việc ghi danh “Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ tôn vinh giá trị văn hóa bản địa mà còn mở ra hướng đi bền vững cho phát triển kinh tế và bảo tồn thiên nhiên tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh: “Di sản sống” của núi rừng Nam Trà My
Ông Nguyễn Thanh Hồng – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam – công bố Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ghi danh “Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tối 1/6, tại huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam), Lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ghi danh “Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã diễn ra trong không khí trang trọng và đầy xúc động.

Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh: “Di sản sống” của núi rừng Nam Trà My
Đông đảo đại biểu, người dân và du khách tham dự chương trình công bố Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh” tại huyện Nam Trà My.

Sự kiện là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự công nhận chính thức của Nhà nước đối với kho tàng tri thức quý báu mà đồng bào các dân tộc tại Nam Trà My, đặc biệt là người Xơ Đăng, đã đúc kết, gìn giữ và truyền dạy qua nhiều thế hệ. Đây không chỉ là niềm tự hào của huyện miền núi còn nhiều khó khăn, mà còn là minh chứng cho giá trị sâu sắc của tri thức bản địa trong việc định hình bản sắc văn hóa và đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Thế Phước – Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My khẳng định: “Việc tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là sự ghi nhận kịp thời và đầy ý nghĩa đối với những nỗ lực gìn giữ của cộng đồng địa phương. Đây là động lực để chúng ta tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị di sản, lan tỏa tinh hoa văn hóa đến cả nước và thế giới”.

Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh: “Di sản sống” của núi rừng Nam Trà My
Ông Nguyễn Thế Phước – Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My phát biểu tại lễ công bố Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh”.

Không chỉ là một loại dược liệu quý hiếm được mệnh danh là “quốc bảo” của Việt Nam, Sâm Ngọc Linh còn là biểu tượng của tri thức, văn hóa và tâm hồn của cộng đồng các dân tộc tại Nam Trà My. Từ thuở xa xưa, trong những cánh rừng rậm rạp nơi dãy Trường Sơn hùng vĩ, đồng bào Xơ Đăng đã phát hiện, khai thác, chăm sóc và sử dụng Sâm Ngọc Linh như một phương thuốc trị bệnh và bồi bổ sức khỏe.

Tri thức dân gian này không chỉ dừng lại ở những hiểu biết y học truyền miệng, còn là tổng hòa của kinh nghiệm sống gắn liền với thiên nhiên: Cách nhận diện cây sâm, quy luật sinh trưởng, thời điểm thu hoạch, kỹ thuật nhân giống, bảo tồn giống quý, và cả những nghi lễ tâm linh gắn với việc trồng sâm. Đối với các già làng, Sâm Ngọc Linh là “báu vật của núi rừng”, chỉ được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt như chữa bệnh hiểm nghèo, rắn cắn, hay tiếp sức cho những chuyến đi rừng dài ngày.

Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh: “Di sản sống” của núi rừng Nam Trà My
Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh là minh chứng sinh động cho sự gắn bó của cộng đồng Xơ Đăng với núi rừng Nam Trà My qua nhiều thế hệ (hình minh họa).

Ông Nguyễn Thanh Hồng – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam – khẳng định tại buổi lễ: “Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh là kết quả của quá trình sinh sống, lao động và truyền dạy lâu dài, thể hiện sự hòa quyện chặt chẽ giữa con người với thiên nhiên, giữa văn hóa với kinh nghiệm dân gian. Đây là giá trị cần được tôn vinh và bảo vệ”.

Sau khi Sâm Ngọc Linh được Chính phủ xác định là sản phẩm quốc gia vào năm 2017, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp giống sâm cho người dân trồng. Đến nay, huyện Nam Trà My đã quy hoạch được hơn 15.000 ha vùng trồng và bảo tồn sâm, trong đó có hơn 2.200 ha ở độ cao từ 2.000m trở lên – vùng sinh trưởng lý tưởng của loài sâm quý hiếm này.

Việc ghi danh tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh như một di sản văn hóa phi vật thể không chỉ giúp khẳng định vị thế của loài dược liệu đặc biệt này trên bản đồ quốc tế, còn là cơ sở để phát triển các mô hình kinh tế gắn với văn hóa, như du lịch sinh thái, giáo dục truyền thống, nghiên cứu dược liệu, và sản xuất các sản phẩm từ sâm mang giá trị cao.

Chia sẻ về hướng đi sắp tới, ông Nguyễn Thế Phước cho biết: “Chúng tôi sẽ phối hợp với các cơ quan của tỉnh và Trung ương để xây dựng kế hoạch bảo tồn lâu dài. Bên cạnh đó, việc truyền dạy tri thức dân gian cho thế hệ trẻ sẽ được lồng ghép với phát triển du lịch văn hóa, nhằm nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho cộng đồng địa phương”.

Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh: “Di sản sống” của núi rừng Nam Trà My
Ông Trần Văn Mẫn – Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My trao chứng nhận cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2025 trong khuôn khổ lễ công bố Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh”.

Trong khuôn khổ lễ công bố, chương trình nghệ thuật mang tên “Nam Trà My – Bản hùng ca của Sâm và Đất” đã tái hiện sinh động hành trình bảo tồn và phát triển tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh qua các thế hệ. Những tiết mục ca múa nhạc mang âm hưởng núi rừng, hòa cùng nghi lễ truyền thống của người Xơ Đăng, đã làm nổi bật sự gắn bó bền chặt giữa con người với núi rừng, giữa tri thức dân gian với bản sắc dân tộc.

Đặc biệt, dịp này cũng ghi nhận thành quả của cộng đồng địa phương thông qua lễ trao chứng nhận các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2025, cho thấy bước chuyển mình rõ rệt của Nam Trà My từ một huyện miền núi khó khăn trở thành vùng đất đầy tiềm năng nhờ khai thác hiệu quả “kho báu” sâm Ngọc Linh.

Ghi danh tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh không chỉ là một hành động hành chính. Đó là cam kết về gìn giữ bản sắc văn hóa, là hành trình kế thừa và sáng tạo từ vốn quý truyền thống để thích ứng với thời đại mới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hiện đại hóa, khi nhiều giá trị bản địa có nguy cơ mai một, việc bảo vệ những tri thức truyền đời như Sâm Ngọc Linh chính là bảo vệ cội nguồn văn hóa dân tộc.

Từ những hạt giống tri thức được gieo trên sườn núi, cộng đồng người Xơ Đăng và các dân tộc huyện Nam Trà My đang cùng nhau vun đắp một tương lai phát triển bền vững – nơi mà thiên nhiên, con người và văn hóa cùng chung sống hài hòa, tạo nên một bản sắc riêng có, đáng tự hào giữa lòng đất Việt./.

Bài liên quan

Lão nông Lào Cai làm giàu từ mô hình nuôi loài vật “siêu mắn đẻ”

Lão nông Lào Cai làm giàu từ mô hình nuôi loài vật “siêu mắn đẻ”

Ông Nguyễn Văn Quynh, bản Liên Hà 5, xã Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là người tiên phong đưa ốc nhồi về địa phương nuôi, loài vật “siêu mắn đẻ” này phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho thu nhập ổn định, mang về cho gia đình ông hàng trăm triệu mỗi năm.
Nghị định mới “mở lối” sinh kế trồng dược liệu trong rừng

Nghị định mới “mở lối” sinh kế trồng dược liệu trong rừng

Đầu tháng 7/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 183/2025/NĐ-CP, bổ sung quy định về nuôi, trồng và thu hoạch cây dược liệu trong rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất. Nghị định có hiệu lực từ 15/8/2025, tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển dược liệu bền vững gắn với bảo vệ rừng và sinh kế người dân.
Kon Tum chỉ đạo kiểm tra việc cấp mã vùng trồng Sâm Ngọc Linh

Kon Tum chỉ đạo kiểm tra việc cấp mã vùng trồng Sâm Ngọc Linh

UBND tỉnh Kon Tum vừa có văn bản chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương kiểm tra, rà soát việc cấp mã số vùng trồng cho cây Sâm Ngọc Linh, một loại dược liệu quý đang được chú ý không chỉ bởi giá trị kinh tế mà còn vì ý nghĩa bảo tồn và phát triển bền vững.
Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh chính thức trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1656/QĐ-BVHTTDL, chính thức đưa di sản “Tri thức dân gian về Sâm Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông và huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum” vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định giá trị đặc biệt của tri thức truyền thống gắn liền với loại dược liệu quý hiếm bậc nhất Việt Nam.
Quảng Nam khai hội Sâm Ngọc Linh, đưa “quốc bảo” Việt Nam ra thế giới

Quảng Nam khai hội Sâm Ngọc Linh, đưa “quốc bảo” Việt Nam ra thế giới

Quảng Nam chuẩn bị tổ chức Lễ hội Sâm Ngọc Linh quốc tế lần đầu tiên, dự kiến diễn ra từ ngày 1 đến 3/8/2025. Đây là sự kiện mang tầm vóc quốc tế, khẳng định vị thế của Sâm Ngọc Linh trên bản đồ dược liệu toàn cầu.
Quỹ hỗ trợ nông dân - đồng hành cùng nông dân phát triển kinh tế tập thể

Quỹ hỗ trợ nông dân - đồng hành cùng nông dân phát triển kinh tế tập thể

Trong thời gian qua, thông qua nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân, các cấp Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị đã tích cực đồng hành cùng hội viên, nông dân phát triển kinh tế hộ, kinh tế tập thể (tổ hợp tác, hợp tác xã, chi, tổ hội nghề nghiệp, xây dựng mô hình sản xuất bền vững), đóng góp thiết thực vào công cuộc giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Hải Phòng đẩy mạnh quảng bá du lịch bằng việc “bắt tay” với đối tác công nghệ

Hải Phòng đẩy mạnh quảng bá du lịch bằng việc “bắt tay” với đối tác công nghệ

Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Hải Phòng và Công ty TNHH Grab (Grab Việt Nam) vừa ký biên bản thỏa thuận hợp tác nhằm đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch Hải Phòng, tăng cường chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch, góp phần đưa Hải Phòng trở thành lựa chọn hàng đầu của du khách trong nước và quốc tế.
Đắk Lắk: Xã Ea Phê đặt mục tiêu đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao vào năm 2030

Đắk Lắk: Xã Ea Phê đặt mục tiêu đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao vào năm 2030

Xã Ea Phê, tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, với quyết tâm phấn đấu đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao vào năm 2030. Đây là dấu mốc quan trọng sau sáp nhập 3 xã Ea Kuăng, Ea Phê và Ea Hiu, tạo nên một đơn vị hành chính mới rộng lớn với gần 49.000 dân thuộc 8 dân tộc anh em.
Đắk Lắk: Xã Sơn Hòa quyết tâm xây dựng địa phương phát triển nhanh, bền vững

Đắk Lắk: Xã Sơn Hòa quyết tâm xây dựng địa phương phát triển nhanh, bền vững

Ngày 25/7, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Sơn Hòa long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Xã Krông Pắc quyết tâm phát triển nhanh, toàn diện và bền vững

Xã Krông Pắc quyết tâm phát triển nhanh, toàn diện và bền vững

Ngày 25/7, Đảng bộ xã Krông Pắc long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của địa phương sau quá trình sáp nhập, tổ chức lại các đơn vị hành chính.
Tuổi trẻ Đắk Lắk: Thắp sáng ngọn nến tri ân, tiếp nối hùng khí cha ông

Tuổi trẻ Đắk Lắk: Thắp sáng ngọn nến tri ân, tiếp nối hùng khí cha ông

Đêm 26/7, tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Đắk Lắk, một không gian linh thiêng, xúc động đã được thắp sáng bởi hàng ngàn ngọn nến lung linh và trái tim tràn đầy lòng biết ơn của tuổi trẻ các dân tộc tỉnh Đắk Lắk. Hơn 1.000 đoàn viên thanh niên đã cùng nhau tề tựu, thành kính dâng hương, thắp nến tri ân, tưởng nhớ và khắc ghi công lao trời biển của các Anh hùng, Liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì sự bình yên và hạnh phúc của mỗi chúng ta hôm nay.
Phường Dương Nỗ, TP Huế dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ

Phường Dương Nỗ, TP Huế dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ

Lễ dâng hương nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) là hoạt động có ý nghĩa sâu sắc, góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ; đồng thời khẳng định sự tiếp nối truyền thống vẻ vang của dân tộc…
Mở đăng ký tham dự Hội nghị Hữu cơ châu Á lần thứ 8

Mở đăng ký tham dự Hội nghị Hữu cơ châu Á lần thứ 8

Đại hội Hữu cơ Châu Á lần thứ 8 với chủ đề “Hữu cơ vì một tương lai tốt đẹp hơn” sẽ được tổ chức tại Ninh Bình - Việt Nam từ ngày 16 đến ngày 19 tháng 9 năm 2025.
Hải Phòng họp, rà soát tiến độ tham gia Triển lãm thành tựu Đất nước dịp Quốc khánh

Hải Phòng họp, rà soát tiến độ tham gia Triển lãm thành tựu Đất nước dịp Quốc khánh

Sáng 26/7, Ban Tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025) thành phố Hải Phòng họp kiểm tra tiến độ công tác chuẩn bị tham gia Triển lãm. Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Minh Hùng chủ trì cuộc làm việc.
Đắk Lắk: Hơn 200 đại biểu tham dự Đại hội Đảng bộ xã Krông Năng lần thứ Nhất

Đắk Lắk: Hơn 200 đại biểu tham dự Đại hội Đảng bộ xã Krông Năng lần thứ Nhất

Đại hội Đại biểu Đảng bộ xã Krông Năng lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 đã diễn ra thành công, với sự tham dự của hơn 200 đại biểu đại diện cho hơn 1.698 đảng viên trong toàn xã.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng thăm, tặng quà người có công với cách mạng

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng thăm, tặng quà người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2025), ngày 25/7, đoàn công tác do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu đã đến thăm, tặng quà cho 4 người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Gia Lai tăng cường bảo đảm an toàn đối với hoạt động vận tải đường thuỷ

Gia Lai tăng cường bảo đảm an toàn đối với hoạt động vận tải đường thuỷ

UBND tỉnh Gia Lai vừa yêu cầu các sở, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn đối với hoạt động vận tải trên đường thủy nội địa trong dịp nghỉ hè và mùa mưa lũ năm 2025.
Đắk Lắk: Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân định kỳ vào ngày 28 hằng tháng

Đắk Lắk: Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân định kỳ vào ngày 28 hằng tháng

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch số 008/KH-UBND, ngày 23/7/2025 tổ chức tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính