Thứ bảy 16/11/2024 17:12Thứ bảy 16/11/2024 17:12 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp tuần hoàn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Nông nghiệp là thế mạnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Tuy nhiên, hiện sản xuất nông nghiệp ở địa bàn này vẫn chủ yếu tập trung vào năng suất, sản lượng theo tư duy tuyến tính; kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp vẫn là vấn đề mới mẻ, còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Việc nhận diện những rào cản, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp tuần hoàn là yêu cầu cấp thiết, từ đó thúc đẩy phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi của nước ta.
Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp tuần hoàn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi
Khu vực miền núi có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp tuần hoàn. (Trong ảnh: Cánh đồng công nghệ cao, một mắt xích trong chuỗi quy trình khép kín của TH True Milk ở Nghĩa Đàn, Nghệ An).

Tiềm năng phát triển nông sản chất lượng cao

Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/06/2021 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2021 – 2025, vùng đồng bào DTTS và miền núi của nước ta bao gồm 3.434 xã trên địa bàn 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là địa bàn sinh sống chủ yếu của 53 DTTS của nước ta; là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh và môi trường sinh thái.

Với diện tích tự nhiên chiếm ¾ diện tích cả nước, vùng đồng bào DTTS và miền núi nước ta có nhiều tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu phù hợp với nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Trong xu hướng tiêu dùng xanh, tiêu dùng thân thiện với môi trường hiện nay, các nông sản đặc trưng của bà con vùng đồng bào DTTS và miền núi đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Sản phẩm nông sản, đặc sản của vùng đồng bào DTTS và miền núi ngày càng được nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt, với việc tích cực tham gia Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020 theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/05/2018, các địa phương miền núi đã từng bước khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, giá trị văn hóa vùng miền để hình thành các sản phẩm OCOP tích hợp “đa giá trị”.

Không chỉ gia tăng giá trị nông sản miền núi, Chương trình OCOP đã thúc đẩy phát triển sinh kế ở vùng đặc biệt khó khăn và các nhóm yếu thế như: đồng bào DTTS, phụ nữ. Theo số liệu của Văn phòng điều phối Nông thôn mới Trung ương, sau 5 năm (2018 – 2023) triển khai Chương trình OCOP, ở khu vực miền núi, tỷ lệ chủ thể OCOP là nữ rất cao, như: ở Bắc Trung Bộ là 50,6%; miền núi phía Bắc là 43,4% và Tây Nguyên là 45,2%. Tỷ lệ chủ thể OCOP là người DTTS ở khu vực khó khăn, miền núi chiếm 17,1%, riêng khu vực miền núi phía Bắc là 37,3%.

Tiềm năng về các loại nông sản đặc hữu ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đang được “đánh thức” từ các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước. Những năm qua, các chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã góp phần hình thành vùng sản xuất hàng hóa ở các địa phương; nhiều mô hình sản xuất hiệu quả cao, nhiều thương hiệu đặc sản của bà con vùng đồng bào DTTS và miền núi đã được hình thành.

Đặc biệt, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đã tạo động lực thúc đẩy phát triển các vùng nuôi trồng phù hợp với mỗi địa phương, thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế, tạo sinh kế cho đồng bào DTTS. Đồng thời, nguồn lực của Chương trình đã thúc đẩy phát triển thị trường thương mại và đưa sản phẩm của vùng đồng bào DTTS và miền núi vào kênh phân phối tại thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Nông nghiệp tuần hoàn – triển vọng và thách thức

Với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nông sản miền núi – với “chủ công” là các sản phẩm OCOP đặc hữu, có nhiều triển vọng để tham gia, đóng góp cho sự phát triển của một nền nông nghiệp tuần hoàn ở khu vực này. Phát triển theo hướng kinh tế tuần hoàn, gắn với bảo vệ môi trường, sản phẩm sạch… cũng là định hướng quan trọng trong Chương trình OCOP giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/08/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Những năm gần đây, khái niệm kinh tế tuần hoàn đã được phổ biến rộng rãi. Điều 142 - Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 định nghĩa: Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế mà các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ đều hướng đến giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp tuần hoàn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi

Tiềm năng về các loại nông sản đặc hữu ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đang được “đánh thức” từ các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước. (Trong ảnh: Tỉnh Sơn La đang định hình trở thành vùng nông sản chất lượng cao của cả nước)

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp có thể hiểu là việc áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ và tái chế chất thải, phụ phẩm trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giảm lãng phí và ô nhiễm môi trường, hướng tới nền nông nghiệp xanh. Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là một dạng nông nghiệp sinh thái.

Ở góc độ sơ khai, nông nghiệp tuần hoàn đã tồn tại lâu đời ở Việt Nam trong các hệ thống canh tác: vườn - ao - chuồng; vườn - ao - chuồng - rừng; xen canh, gối vụ; trong đó, chất thải của chăn nuôi phục vụ trồng trọt, phụ phẩm trồng trọt được sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Với nguyên lý “tái chế chất thải, phụ phẩm trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao” thì Việt Nam, nhất là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, có nguồn nguyên liệu đầu vào rất lớn để phát triển nông nghiệp tuần hoàn. Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, quá trình sản xuất nông nghiệp mỗi năm đang tạo ra khoảng 160 triệu tấn phế, phụ phẩm. Trong đó có khoảng 88,9 triệu tấn phụ phẩm từ ngành trồng trọt; 61,4 triệu tấn phân gia súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi; 5,5 triệu tấn từ ngành lâm nghiệp và khoảng gần 1 triệu tấn từ ngành thủy sản.

Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp tuần hoàn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đã tạo động lực thúc đẩy phát triển các vùng nuôi trồng phù hợp với mỗi địa phương. Ảnh: Minh họa

Tuy nhiên, để tái chế chất thải, phụ phẩm thì một trong những vấn đề quan trọng là phải đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ, cùng với đó là nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhưng đây lại là điểm bất lợi của vùng đồng bào DTTS và miền núi hiện nay. Xuất phát điểm về kinh tế - xã hội thấp và những vấn đề liên quan đến nhận thức, phong tục tập quán... nên đây vẫn đang là “vùng trũng” trong việc áp dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất, nguồn lực tài chính còn hạn chế, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu.

Một vấn đề cũng cần phải lưu ý là, việc triển khai nông nghiệp tuần hoàn ở miền núi, vùng đồng bào DTTS phải có lộ trình, nếu không sẽ tạo ra “hiệu ứng ngược” trong thực hiện chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội. Lâu nay, để giảm nghèo nhanh, nhiều chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhưng chủ yếu tập trung vào hỗ trợ trên diện rộng, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi. Trong khi đó, cơ sở của nông nghiệp tuần hoàn là mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, đầu tư theo chiều sâu. Việc phát triển các nông sản đặc hữu trong Chương trình OCOP ở địa bàn DTTS và miền núi đã nêu trên là một minh chứng cụ thể.

Giải pháp thúc đẩy nông nghiệp tuần hoàn ở miền núi

Những phân tích trên cho thấy triển vọng cũng như những thách thức phát triển nông nghiệp tuần hoàn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Để khai thác tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp miền núi, bảo đảm hài hòa trong thực hiện chiến lược lâu dài “xanh hóa” sản xuất nông nghiệp với mục tiêu giảm nghèo trước mắt thì cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Thứ nhất, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định chủ trương “xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”, “xây dựng lộ trình, cơ chế, chính sách, pháp luật để hình thành, vận hành mô hình kinh tế tuần hoàn”. Các cấp ủy, chính quyền các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi cần xây dựng kế hoạch hành động, ban hành các văn bản hướng dẫn các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Quốc hội về ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển bền vững, bảo vệ môi trường; trong đó tập trung 3 mục tiêu quan trọng, gồm: Hiệu quả kinh tế, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.

Thứ hai, tiếp tục cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng phát triển xanh, thân thiện với môi trường; giảm tỷ trọng ngành khai thác, tăng tỷ trọng chế biến, chế tạo gắn với đổi mới công nghệ, bảo vệ môi trường. Tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc để đẩy mạnh thực hiện Chương trình OCOP, nâng tầm giá trị các nông sản đặc hữu ở vùng đồng bào DTTS và miền núi; quan tâm phát triển đồng bộ, toàn diện văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, sự hài lòng và hạnh phúc cho nhân dân.

Thứ ba, xây dựng một số mô hình thí điểm, với sự tham gia của kinh tế tập thể (Hợp tác xã) gắn với kinh tế tư nhân (doanh nghiệp trong hợp tác xã), từ đó phát triển hệ sinh thái cho vùng sản xuất nông nghiệp. Trong hệ sinh thái này, doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt, rường cột, làm trung tâm vùng lõi, dẫn dắt thị trường cung ứng và tiêu thụ sản phẩm, thực hiện dịch vụ kỹ thuật, hậu cần, chế biến…

Bốn là, chủ động tham vấn các ý kiến từ chuyên gia, doanh nghiệp để nghiên cứu, thiết kế và đề xuất ban hành các chính sách khuyến khích thúc đẩy mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, của vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sự phát triển của một mô hình kinh tế mới sẽ có những va chạm với cơ chế, chính sách hiện hành, đòi hỏi không chỉ thay đổi về cơ chế, quy định pháp luật mà cần không gian pháp lý cho các thử nghiệm, từ đó đề xuất cơ chế phù hợp.

Năm là, tăng cường tuyên truyền cả về bề rộng và chiều sâu nhằm giúp đồng bào các DTTS vượt qua các thói quen, khắc phục những bất cập như: sản xuất, tiêu dùng ít thân thiện môi trường; tư duy ngại tiếp cận và thích nghi với hạ tầng kỹ thuật, công nghệ hiện đại… Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của bộ máy chính quyền cấp thôn, xã và của doanh nghiệp, người dân. Công tác tuyên truyền phải hướng tới một nhận thức chung là, việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường không phải chỉ là trách nhiệm của một ngành, một địa phương cụ thể mà là sự tham gia, chung tay của tất cả các cấp ủy, chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể và người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.n

Bài liên quan

Đắk Lắk: Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động thu mua, tiêu thụ cà phê

Đắk Lắk: Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động thu mua, tiêu thụ cà phê

UBND tỉnh Đắk Lắk mới ban hành Chỉ thị về việc sản xuất, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ cà phê niên vụ 2024 - 2025.
Chủ tịch tỉnh Đắk Nông sẽ đối thoại với nông dân năm 2024

Chủ tịch tỉnh Đắk Nông sẽ đối thoại với nông dân năm 2024

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông sẽ đối thoại với nông dân vào tháng 11/2024 , với chủ đề: “Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu”.
Quảng Ninh vinh dự có 1 nông dân và 1 HTX được vinh danh

Quảng Ninh vinh dự có 1 nông dân và 1 HTX được vinh danh

Trong Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc và biểu dương 63 hợp tác xã (HTX) tiêu biểu toàn quốc năm 2024 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với các bộ, ngành tổ chức. Tỉnh Quảng Ninh có 1 nông dân và 1 HTX được vinh danh.
Đắk Nông: Lãnh đạo xã Quảng Trực đối thoại với Nông dân, doanh nghiệp và Hợp tác xã

Đắk Nông: Lãnh đạo xã Quảng Trực đối thoại với Nông dân, doanh nghiệp và Hợp tác xã

Ngày 14/10, ông Đoàn Minh Thuận, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, Đắk Nông chủ trì buổi đối thoại với cán bộ, hội viên nông dân, các doanh nghiệp và Hợp tác xã trên địa bàn xã. Buổi đối thoại nhằm bàn về các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong chính sách, sản xuất và tiêu thụ nông sản, định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Đắk Nông: Mở lớp dạy nghề cho nông dân theo Chương trình mục tiêu quốc gia

Đắk Nông: Mở lớp dạy nghề cho nông dân theo Chương trình mục tiêu quốc gia

Ngày 12/10, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Đắk Song ( Đắk Nông ) tổ chức Lễ bế giảng lớp sơ cấp nghề “Nuôi và phòng trị bệnh cho bò và dê” tại xã Nâm N’Jang. Dự Lễ bế giảng có lãnh đạo Ban giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện, lãnh đạo UBND xã Nâm N’Jang cùng 21 học viên là nông dân ở xã Nâm N’Jang.
TX Kinh Môn (Hải Dương): Hỗ trợ nông dân khôi phục sản xuất sau bão số 3

TX Kinh Môn (Hải Dương): Hỗ trợ nông dân khôi phục sản xuất sau bão số 3

UBND TX Kinh Môn khẩn trương thực hiện các thủ tục hỗ trợ nông dân địa phương khôi phục sản xuất sau bão số 3 (bão Yagi).

CÁC TIN BÀI KHÁC

52 tỷ USD xuất khẩu: Nông nghiệp vẫn chật vật

52 tỷ USD xuất khẩu: Nông nghiệp vẫn chật vật

Nông nghiệp Việt Nam tuy đóng góp quan trọng vào GDP và xuất khẩu, nhưng hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng còn rất hạn chế.
Kinh tế tập thể Tuy Phong: Nở rộ sắc màu công nghệ cao

Kinh tế tập thể Tuy Phong: Nở rộ sắc màu công nghệ cao

Kinh tế tập thể ở huyện Tuy Phong (Bình Thuận) đang có những bước tiến đáng kể nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra sản phẩm chất lượng, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Ngân hàng "rót vốn" cho 1 triệu ha lúa

Ngân hàng "rót vốn" cho 1 triệu ha lúa

Ngân hàng vào cuộc hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.
Khẳng định uy tín và chất lượng của chè “made in Vietnam” trên trường quốc tế

Khẳng định uy tín và chất lượng của chè “made in Vietnam” trên trường quốc tế

Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, Ông Hoàng Vĩnh Long cho biết, sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới. Ngành chè nước ta có trên 1,5 triệu người trực tiếp tham gia trồng và sản xuất chè và khoảng 2,5 triệu người gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè.
Doanh nghiệp Việt Nam cần trang bị đủ thông tin và kiến thức khi vào thị trường Halal

Doanh nghiệp Việt Nam cần trang bị đủ thông tin và kiến thức khi vào thị trường Halal

Doanh nghiệp Việt Nam muốn được chứng nhận Halal phải có đủ thông tin và kiến thức đâu là sản phẩm được phép và không được phép theo quy định của các nước Hồi giáo.
10 tháng, xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái

10 tháng, xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong 10 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp ước đạt 51,74 tỷ USD, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành này xuất siêu khoảng 15,2 tỷ USD, tăng mạnh hơn 62% so với cùng kỳ 2023.
Việt Nam hiện đứng thứ 2 Đông Nam Á, đứng thứ 15 thế giới về xuất khẩu nông sản

Việt Nam hiện đứng thứ 2 Đông Nam Á, đứng thứ 15 thế giới về xuất khẩu nông sản

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: “Xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang đạt đỉnh cao nhất từ trước đến nay. Năm nay, chúng ta sẽ cán đích ở mức cao nhất về kim ngạch xuất khẩu nông sản. Việt Nam hiện đứng thứ 2 Đông Nam Á, đứng thứ 15 thế giới về xuất khẩu nông sản”.
Thái Bình: Tăng cường kiểm tra, chỉ đạo công tác sản xuất vụ đông năm 2024 – 2025

Thái Bình: Tăng cường kiểm tra, chỉ đạo công tác sản xuất vụ đông năm 2024 – 2025

Với phương châm “lấy vụ đông bù vụ mùa” tỉnh Thái Bình đã tăng cường kiểm tra, chỉ đạo công tác sản xuất vụ đông năm 2024 – 2025.
Thanh Hóa: Chính sách "tiếp sức" cho ngành trồng trọt

Thanh Hóa: Chính sách "tiếp sức" cho ngành trồng trọt

Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt, đã và đang được Thanh Hóa triển khai hiệu quả, tạo động lực thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững.
HTX Dịch vụ nông nghiệp sạch: "Điểm sáng" mới trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

HTX Dịch vụ nông nghiệp sạch: "Điểm sáng" mới trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp sạch (thôn Phước Hòa, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk) trở thành điểm sáng trong lĩnh vực nông nghiệp, khi quyết định chuyển đổi sang mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Hướng đi này đã góp phần mang lại nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo lợi ích bền vững cho cả nông dân và người tiêu dùng.
Nghề nuôi cá tầm ở huyện Đam Rông: Cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương

Nghề nuôi cá tầm ở huyện Đam Rông: Cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương

Những năm gần đây, nuôi cá tầm đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn tại huyện Đam Rông, Lâm Đồng. Với lợi nhuận hấp dẫn lên đến 120-140 triệu đồng/100m2 mặt nước nuôi/năm, nghề nuôi cá tầm đã thu hút đông đảo người dân tham gia, góp phần nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế địa phương.
Gạo Việt Nam có thể yên tâm cạnh tranh sòng phẳng với các nước khác

Gạo Việt Nam có thể yên tâm cạnh tranh sòng phẳng với các nước khác

Tính chung 9 tháng năm 2024, lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt 6,96 triệu tấn, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước và trị giá đạt 4,35 tỉ USD, tăng 23%.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính