Thứ ba 22/10/2024 15:39Thứ ba 22/10/2024 15:39 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Thí điểm thị trường carbon trên tinh thần “vừa làm, vừa hoàn thiện”

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tại cuộc họp cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Đề án Thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam (Đề án), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng: Đề án xác định lộ trình thực hiện thí điểm thị trường carbon tại Việt Nam trên tinh thần “vừa làm, vừa hoàn thiện” để đón đầu, bắt kịp xu hướng thế giới.
Phó Thủ tướng yêu cầu, Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành rà soát kỹ lưỡng văn bản quy phạm pháp luật về việc thành lập, tổ chức vận hành, quản lý, theo dõi, giám sát thị trường carbon trong nước -Ảnh: Cổng thông tin Chính phủ.
Phó Thủ tướng yêu cầu, Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành rà soát kỹ lưỡng văn bản quy phạm pháp luật về việc thành lập, tổ chức vận hành, quản lý, theo dõi, giám sát thị trường carbon trong nước - Ảnh: Cổng thông tin Chính phủ.

Chiều 7/10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.

Theo dự thảo Đề án, việc phát triển thị trường carbon tuân thủ tại Việt Nam góp phần thực hiện mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, tạo dòng tài chính mới cho hoạt động cắt giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy chuyển đổi xanh, phát triển công nghệ phát thải thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam ở trong nước và trên thị trường thế giới, phát triển nền kinh tế carbon thấp và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Trong giai đoạn năm 2025-2028, thị trường carbon được triển khai thí điểm trên toàn quốc; chưa bán tín chỉ carbon ra nước ngoài; chưa quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường carbon khu vực và thế giới.

Từ năm 2029, thị trường carbon được vận hành chính thức trên toàn quốc; bổ sung các loại tín chỉ carbon được xác nhận để giao dịch trên thị trường; mở rộng chủ thể được tham gia giao dịch tín chỉ carbon trên sàn giao dịch carbon; nghiên cứu khả năng kết nối thị trường carbon trong nước với thị trường carbon khu vực và thế giới...

Mở rộng diện tích, tiến tới đo được hệ số phát thải carbon trên cây lúa Mở rộng diện tích, tiến tới đo được hệ số phát thải carbon trên cây lúa

Bộ NN&PTNT đã hoàn thiện Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL và Kế hoạch nâng ...

Cần cơ chế để động viên nông dân sản xuất lúa phát thải thấp Cần cơ chế để động viên nông dân sản xuất lúa phát thải thấp

Thiếu cơ chế cụ thể để động viên nông dân chuyển sang sản xuất lúa phát thải thấp cũng là một thách thức đáng kể. ...

Dự thảo Đề án đặt ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp về hàng hóa trên thị trường carbon; chủ thể tham gia thị trường carbon; sàn giao dịch carbon; tổ chức vận hành thị trường carbon; nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực.

Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành đã thảo luận, thống nhất một số nội dung còn ý kiến khác nhau về trách nhiệm quản lý nhà nước với thị trường carbon của Bộ TN&MT, Bộ Tài chính; quản lý hoạt động trao đổi tín chỉ carbon quốc tế; phân công nhiệm vụ của các bộ, ngành…

Trong đó, Bộ TN&MT chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, theo dõi và giám sát liên quan đến hàng hóa trên thị trường carbon (hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon); giải quyết khiếu nại, kiến nghị, tố cáo và xử lý vi phạm liên quan đến hàng hóa trên thị trường carbon; xây dựng yêu cầu nghiệp vụ về tổ chức, quản lý thị trường và các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sàn giao dịch carbon…

Bộ Tài chính chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, theo dõi và giám sát liên quan đến hoạt động trao đổi hàng hóa trên thị trường carbon; giải quyết khiếu nại, kiến nghị, tố cáo và xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động trao đổi hàng hóa trên thị trường carbon.

Bên cạnh đó, đại diện Bộ NN&PTNT kiến nghị xem xét lại nội dung “chưa quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường carbon khu vực và thế giới” để tiếp tục thực hiện hoạt động trao đổi tín chỉ carbon quốc tế như Cơ chế phát triển sạch (CDM), Cơ chế tín chỉ chung (JCM), Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ giữa Chính phủ Việt Nam với Ngân hàng Thế giới (ERPA) và một số cơ chế tín chỉ carbon tự nguyện khác như Tiêu chuẩn vàng (GS), Tiêu chuẩn carbon được thẩm định (VCS)…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng Đề án phải hình thành và vận hành nhuần nhuyễn sàn giao dịch carbon trong nước cả về pháp lý, con người, cơ chế chính sách - Ảnh minh họa.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng Đề án Thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam phải hình thành và vận hành nhuần nhuyễn sàn giao dịch carbon trong nước cả về pháp lý, con người, cơ chế chính sách - Ảnh minh họa.

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, thị trường carbon hết sức tiềm năng trong thu vốn đầu tư và phát triển công nghệ. Tuy nhiên, hiện nay, các quốc gia chưa thống nhất về cơ chế, chính sách, quy chuẩn kỹ thuật, xác định và phân bổ hạn ngạch carbon trên phạm vi toàn cầu, bảo đảm công bằng, rõ ràng, minh bạch.

Vì vậy, Đề án xác định lộ trình thực hiện thí điểm thị trường carbon tại Việt Nam trên tinh thần “vừa làm, vừa hoàn thiện” để đón đầu, bắt kịp xu hướng thế giới.

Phó Thủ tướng yêu cầu, Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành rà soát kỹ lưỡng văn bản quy phạm pháp luật về việc thành lập, tổ chức vận hành, quản lý, theo dõi, giám sát thị trường carbon trong nước.

"Đề án ban hành là để thực hiện ngay, do vậy, phải ngắn gọn, rõ quan điểm, mục tiêu", Phó Thủ tướng nêu rõ.

Cụ thể, Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc hình thành và vận hành nhuần nhuyễn sàn giao dịch carbon trong nước cả về pháp lý, con người, cơ chế chính sách; chưa thực hiện giao dịch quốc tế, trừ những hoạt động trao đổi tín chỉ carbon theo những thỏa thuận quốc tế. Các nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án cần giao cho từng bộ, ngành, cơ quan, gắn với tiến độ thực hiện, sản phẩm cụ thể (văn bản quy phạm pháp luật, bộ máy tổ chức, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực…).

Quá trình triển khai Đề án bảo đảm hội nhập, hài hòa trình tự thủ tục, năng lực chuyên môn, đồng bộ với thông lệ quốc tế như: Hệ thống pháp luật; tổ chức tư vấn, thẩm định, đo đạc, đánh giá hạn ngạch, tín chỉ carbon tham vấn nước ngoài; các chủ thể tham gia thị trường carbon cũng như các điều kiện cần thiết khác để thị trường carbon trong nước có thể kết nối với khu vực, thế giới trong tương lai.

Bài liên quan

Thu hẹp khoảng cách công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp

Thu hẹp khoảng cách công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp

Theo đại diện EuroCham, với sự hỗ trợ chuyên môn từ châu Âu, GEFE giúp thu hẹp khoảng cách công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và nông nghiệp bền vững, giúp Việt Nam chuyển đổi xanh và mở rộng sang thị trường quốc tế.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn

Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn

Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện Chương trình sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn. Đây cũng là Đề án đầu tiên trên thế giới về sản xuất một triệu hec-ta lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp ở quy mô cấp Chính phủ chỉ đạo, nên nhận được rất nhiều sự quan tâm của các đối tác quốc tế.
"Tạo cuộc cách mạng cho cây lúa"

"Tạo cuộc cách mạng cho cây lúa"

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 5 định hướng lớn và 11 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với tinh thần phải thổi hồn vào cây lúa, thổi sức sống mới cho ngành lúa gạo bằng công nghệ số, phát triển xanh, yêu quý cây lúa như yêu quý chính bản thân mình, như những gì mà mình yêu quý nhất trong cuộc đời mình, từ đó tạo cuộc cách mạng cho cây lúa và ĐBSCL.
5 quốc gia Đông Nam Á hợp tác tăng cường năng lực trồng lúa phát thải thấp

5 quốc gia Đông Nam Á hợp tác tăng cường năng lực trồng lúa phát thải thấp

5 quốc gia khu vực Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia, Philippines) vừa khởi động Dự án CABIN nhằm hướng đến một nền nông nghiệp phát thải thấp và phát triển bền vững trong tương lai.
Thực hiện mọi biện pháp cần thiết chủ động ứng phó sẽ giảm tối đa tổn thất

Thực hiện mọi biện pháp cần thiết chủ động ứng phó sẽ giảm tối đa tổn thất

Bão số 3 là cơn bão rất mạnh, phải thực hiện mọi biện pháp cần thiết, càng kỹ, càng cụ thể, nhiều phương án chủ động ứng phó sẽ càng giảm tối đa tổn thất, thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng, tài sản của nhân dân. Tuyệt đối không được có tư tưởng chủ quan.
Động lực phát triển phân bón xanh

Động lực phát triển phân bón xanh

Ngành phân bón Việt Nam đang đứng trước những thay đổi lớn khi bước vào năm 2024 khi đề xuất áp thuế VAT và áp lực chuyển đổi xanh đang đặt ra cả cơ hội và thách thức cho ngành.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Quảng Ninh: Tập huấn Kỹ thuật nuôi rươi kết hợp canh tác lúa hữu cơ

Quảng Ninh: Tập huấn Kỹ thuật nuôi rươi kết hợp canh tác lúa hữu cơ

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức lớp tập huấn Kỹ thuật nuôi rươi kết hợp canh tác lúa hữu cơ cho 45 cán bộ khuyến nông, nông dân, thành viên hợp tác xã của 2 địa phương là TP Uông Bí, TX Đông Triều.
Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 70 tỷ USD đến năm 2030

Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 70 tỷ USD đến năm 2030

Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 70 tỷ USD, với sự công nhận thương hiệu của các ngành hàng chủ lực tại các thị trường trọng điểm toàn cầu.
Làng nghề là kết tinh giá trị văn hóa của dân tộc

Làng nghề là kết tinh giá trị văn hóa của dân tộc

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, ba vấn đề trong chuỗi giá trị ngành hàng thủ công mỹ nghệ phải kết nối, hỗ trợ nhau, đó là "vùng nguyên liệu - nghệ nhân - doanh nghiệp". Cùng với đó là sự hỗ trợ của Nhà nước với những cơ chế, chính sách sẽ mang lại hiệu quả trong phát triển ngành hàng này trong thời gian tới.
Công bố Đề án thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nông nghiệp

Công bố Đề án thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nông nghiệp

Ngày 18/10, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) tại Việt Nam tổ chức Lễ Kỷ niệm Ngày Lương thực Thế giới lần thứ 44.
Gà đồi Yên Thế "đọ sắc" tại lễ hội

Gà đồi Yên Thế "đọ sắc" tại lễ hội

Huyện Yên Thế (Bắc Giang) lần đầu tổ chức Lễ hội xúc tiến tiêu thụ gà đồi, với nhiều hoạt động hấp dẫn như thi gà đẹp, thi chế biến món ăn từ gà, nhằm quảng bá thương hiệu gà đồi.
Hội thảo về canh tác cây sầu riêng tổ chức tại TP Cần Thơ thu hút nhiều nhà khoa học

Hội thảo về canh tác cây sầu riêng tổ chức tại TP Cần Thơ thu hút nhiều nhà khoa học

Ngày 17/10, Hội thảo với chủ đề "Những lưu ý trong sản xuất bền vững sầu riêng” được tổ chức tại Huyền Phong Điền, TP Cần Thơ đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học và bà con nông dân.
Quảng Ninh: Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao lớn nhất miền Bắc chuẩn bị hoạt động

Quảng Ninh: Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao lớn nhất miền Bắc chuẩn bị hoạt động

Dự án Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao Greentech sẽ đưa vào vận hành vào cuối tháng 10/2024 với hạng mục chăn nuôi lợn nái và đến trung tuần tháng sau sẽ chính thức chăn nuôi lợn thịt.
Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng để nông nghiệp phát triển bền vững

Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng để nông nghiệp phát triển bền vững

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng, duy trì an ninh lương thực và phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X khép lại thành công

Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X khép lại thành công

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X đã bế mạc thành công tốt đẹp, đánh dấu bước phát triển mới với nhiều nội dung quan trọng được thông qua.
Ninh Bình yêu cầu đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm cho dịp cuối năm

Ninh Bình yêu cầu đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm cho dịp cuối năm

UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành văn bản chỉ đạo về việc sớm khôi phục sản xuất nông, lâm, thủy sản do ảnh hưởng của bão số 3 và đẩy mạnh sản xuất vụ Đông năm 2024, đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm trong những tháng cuối năm 2024, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Phát huy đa giá trị lâm nghiệp, tạo sinh kế

Phát huy đa giá trị lâm nghiệp, tạo sinh kế

Các địa phương cần rà soát quy hoạch lâm nghiệp để tích hợp vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương gắn với các cơ chế, chính sách. Địa phương cần phát huy được đa giá trị lâm nghiệp, qua đó sẽ tạo sinh kế, giảm bớt sự xâm hại với rừng.
Khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X

Khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X

Sáng nay 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 đã chính thức khai mạc với chủ đề “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Sáng tạo - Phát triển”
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính