Thứ năm 22/05/2025 00:15Thứ năm 22/05/2025 00:15 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Sầu Riêng sẽ thành niềm vui chung của nông sản Việt

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong năm 2023 đạt 5,6 tỷ USD, tăng 66,7% so với năm 2022 nhờ tăng mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, EU, Hàn Quốc. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản đạt 32,5 tỷ USD, tăng 5,3% so với năm 2022 và chiếm khoảng 9,1% tổng xuất khẩu của cả nước. Quý III năm 2024 sản lượng khoảng 350.000 tấn, quý IV ước đạt 260.000 tấn.
Sầu Riêng sẽ thành niềm vui chung của nông sản Việt
Sầu Riêng thành niềm vui chung - Ảnh minh họa.

Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2023 vừa được Bộ Công Thương công bố nêu rõ: Đóng góp cho sự tăng trưởng này, có 4 nhóm nông sản của Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu cao so với năm 2022 gồm: Rau quả đạt 5,6 tỷ USD, tăng 66,7%; gạo đạt 8,1 triệu tấn, kim ngạch đạt 4,7 tỷ USD, tăng 14,4% về lượng và tăng 35,3% về trị giá; hạt điều đạt 644 nghìn tấn, trị giá trên 3,6 tỷ USD, tăng 24% về lượng và tăng 18,1% về trị giá; cà phê đạt 1,6 triệu tấn, kim ngạch đạt hơn 4,2 tỷ USD, giảm 8,7% về lượng nhưng tăng 4,6% về trị giá. Xuất khẩu rau quả tăng gần 70%.

Kim ngạch xuất khẩu các loại quả (trái cây) vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2022. Trong đó, xuất khẩu sầu riêng đã thay thanh long chiếm vị trí thứ nhất với tỷ trọng 55,4% tổng trị giá xuất khẩu trái cây, đạt 2,24 tỷ USD, tăng 430% so với năm 2022. Thanh long đứng thứ hai chiếm 15,2% theo trị giá (giảm một nửa so với tỷ trọng 31,3% năm 2022), đạt 614 triệu USD, giảm 3,8%. Ngoài chuối chỉ tăng nhẹ (tăng 1,3%), các mặt hàng trái cây khác như mít, xoài, chanh leo, hạt dẻ cười… nhìn chung đều có mức tăng xuất khẩu cao, khoảng từ 34-44% so với năm 2022.

Trong năm 2023, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 3,6 tỷ USD, tăng 138,7% so với năm trước, chiếm 65,0% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước. Đứng thứ hai là thị trường Hoa Kỳ đạt 257,7 triệu USD, tăng 4,0% so với năm 2022, chiếm tỷ trọng 4,6%. Hàn Quốc đứng thứ ba với kim ngạch đạt 225,8 triệu USD, tăng 24,9% so với năm 2022 và chiếm 4,0% trong tổng kim ngạch.

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU đạt 227,6 triệu USD, tăng 22,2% so với năm 2022 và chiếm 4,1% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước. Trong đó, chủ yếu xuất sang Hà Lan với kim ngạch 147,1 triệu USD, tăng 25,7% so với năm trước; xuất sang Đức là 36,2 triệu USD, tăng 45,6%. Trong năm 2023, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính đều tăng so với năm 2022, nhất là thị trường Trung Quốc, ngoài ra, xuất khẩu sang Hàn Quốc, Đức, Canada cũng tăng mạnh.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả cũng có khá nhiều thay đổi so với năm 2022: tỷ trọng của thị trường Trung Quốc tăng từ 45,4% lên 65% nhờ tăng mạnh nhu cầu tiêu thụ sầu riêng; trong khi tỷ trọng của các thị trường chính khác giảm như Hoa Kỳ (giảm từ 7,4% xuống 4,6%), Hàn Quốc (từ 5,4% xuống 4,0%). Nông sản VN xuất khẩu đang có một bức tranh với gam màu tươi sáng, tích cực. Đây là một cơ hội rất lớn cho nông dân và cả phía doanh nghiệp. Từ mỗi phía, cần tận dụng và có những năng lực, lợi thế, phát huy khác nhau để tạo cho toàn ngành phát triển.

Với sầu riêng, khi Trung Quốc có cơn sốt loại trái cây "vua", cơ hội là điều không khó thấy. Hiện VN có gần 3.000ha sầu riêng chính thức được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Một doanh nghiệp thu mua sầu riêng xuất khẩu ở TP Hà Nội, nhìn nhận: Sầu riêng bây giờ đúng là thu không kịp bán. Diện tích trồng sầu riêng trong 5 năm qua tăng nhanh vì nhu cầu thị trường quá lớn. Cơ hội không thể chớp nhoáng mà phải bền lâu, đòi hỏi VN cần phải nâng được giá trị quả sầu riêng lên. Để nâng giá trị sầu riêng VN, theo ông Nam, cần có những vùng trồng chất lượng, có mã số vùng trồng, tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm của Trung Quốc cũng như yêu cầu về kiểm dịch thực vật. Nông dân cần nắm rõ kinh nghiệm về kỹ thuật canh tác cây sầu riêng, tăng quy mô sản xuất, hạn chế vùng trồng nhỏ lẻ, thiếu tính liên kết sản xuất...Xây dựng mặt hàng sầu riêng trở thành chuỗi ngành hàng để thật sự bền vững là việc quan trọng nhất. Chứ không phải thấy được giá, hiếm hàng là tăng diện tích. Bởi không biết thị trường xuất khẩu sầu riêng sẽ như thế nào trong những năm tới. Đây là số liệu vừa được Hiệp hội Rau quả Việt Nam công bố.

Theo đó, năm nay sầu riêng là loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu cao kỷ lục, dẫn đầu trong nhóm rau quả Việt Nam và chiếm tỷ trọng 51%. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng, 94% là hàng tươi được xuất đi 8 nước trên thế giới, 6% còn lại là hàng đông lạnh và hàng sấy.Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng Việt cao nhất với thị phần chiếm 97%, đạt gần 1,9 tỷ USD. Ngoài thị trường Trung Quốc, năm nay xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Czech cũng tăng đột biến đạt gần 10 triệu USD, tăng 28 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, hai tháng cuối năm, Việt Nam có thể thu về 200-400 triệu USD từ xuất khẩu sầu riêng, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong năm 2023 đạt 2,5 tỷ USD. Tháng 12, sản lượng sầu riêng tiếp tục giảm mạnh nên giá có thể tiếp tục lập đỉnh mới.

Sầu riêng trái vụ của Việt Nam bắt đầu thu hoạch từ cuối tháng 10. Hiện, các kho hàng ở miền Tây và Tây Nguyên thu mua sầu riêng Monthong Thái với giá lên tới 150.000 đồng một kg, tăng 25-30% so với đầu tháng và tăng 60% so với hàng chính vụ. Thống kê của Bộ Nông nghiệp, cho thấy nếu như năm 2010, cả nước có 92.000 ha sầu riêng, đến nay đã tăng lên 131.000 ha. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của cả nước giai đoạn này là 24,5%. Sản lượng sầu riêng năm nay ước khoảng trên 1 triệu tấn, tăng 15,9% so với năm 2022. Trong đó, quý III năm 2024 sản lượng khoảng 350.000 tấn, quý IV ước đạt 260.000 tấn. Cục trồng trọt đề nghị các doanh nghiệp và địa phương cần kiểm soát chặt chất lượng sản phẩm, tuân thủ nghiêm ngặt quy định từ phía nhà nhập khẩu để giữ uy tín cho hàng Việt. Để Sầu Riêng luôn trở thành niềm vui chung trên thị trường xuất khẩu Việt nam./.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng trong việc, kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu.
Phải kiểm soát chặt chẽ mới có thể duy trì ở những thị trường khó tính

Phải kiểm soát chặt chẽ mới có thể duy trì ở những thị trường khó tính

Những cảnh báo từ thị trường quốc tế đang đặt ra yêu cầu cấp thiết: nếu không siết chặt kiểm soát chất lượng từ gốc, nông sản Việt Nam khó có thể giữ vững thị trường xuất khẩu đặc biệt ở những thị trường khó tính.
Đắk Lắk tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với sầu riêng, mít xuất khẩu

Đắk Lắk tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với sầu riêng, mít xuất khẩu

Trước tình hình gia tăng cảnh báo từ các nước nhập khẩu về các lô hàng sầu riêng và mít không đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk ban hành Văn bản chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các mã số vùng trồng (MSVT) và cơ sở đóng gói (CSĐG) phục vụ xuất khẩu. Đây là bước đi quyết liệt, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo uy tín nông sản Đắk Lắk trên thị trường quốc tế, đặc biệt là các thị trường yêu cầu cao như Trung Quốc.
Sản phẩm hữu cơ Việt Nam trên bản đồ xuất khẩu: Cơ hội vươn xa từ giá trị bản địa

Sản phẩm hữu cơ Việt Nam trên bản đồ xuất khẩu: Cơ hội vươn xa từ giá trị bản địa

Trong những năm gần đây, làn sóng tiêu dùng xanh, bền vững và quan tâm đến sức khỏe đã lan rộng khắp thế giới, tạo cơ hội lớn cho các quốc gia sở hữu lợi thế về nông sản tự nhiên và sản xuất hữu cơ. Việt Nam một quốc gia với hệ sinh thái nông nghiệp phong phú, khí hậu đa dạng và bề dày truyền thống canh tác đang từng bước ghi dấu ấn trên bản đồ xuất khẩu toàn cầu với những đặc sản hữu cơ mang đậm bản sắc vùng miền.
Nông sản Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá tại thị trường Trung Quốc trong năm 2025

Nông sản Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá tại thị trường Trung Quốc trong năm 2025

Nông sản Việt Nam có cơ hội bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững thị trường Trung Quốc trong năm 2025.
Lâm Đồng: Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu

Lâm Đồng: Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu

Sáng 10/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng phối hợp với UBND thành phố Bảo Lộc tổ chức Hội nghị tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu trên địa bàn.
Bưởi Việt Nam chính thức bày bán tại siêu thị Lotte Mart Hàn Quốc

Bưởi Việt Nam chính thức bày bán tại siêu thị Lotte Mart Hàn Quốc

Ngày 10/4, quả bưởi Việt Nam chính thức được bày bán tại hệ thống siêu thị Lotte Mart Hàn Quốc, đánh dấu mốc quan trọng đối với ngành xuất khẩu nông sản Việt Nam.
Chứng nhận hữu cơ: “Rào cản mềm” xuất khẩu nông sản Việt Nam tới các nước phát triển

Chứng nhận hữu cơ: “Rào cản mềm” xuất khẩu nông sản Việt Nam tới các nước phát triển

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thân thiện sức khỏe và môi trường ngày càng gia tăng, việc kiểm định và cấp chứng nhận hữu cơ trở thành “tấm vé thông hành” giúp sản phẩm nội địa có cơ hội xuất khẩu. Một số chứng nhận hữu cơ uy tín tại các nước phát triển như Mỹ (USDA Organic), Liên minh châu Âu (EU Organic) và Nhật Bản (JAS Organic) mang những đặc điểm khác biệt về chuyên môn nhưng đều khắt khe trong khâu kiểm định.
Đồng hành cùng doanh nghiệp và chủ động đàm phán với chính sách thuế của Hoa Kỳ

Đồng hành cùng doanh nghiệp và chủ động đàm phán với chính sách thuế của Hoa Kỳ

Trong bối cảnh các doanh nghiệp và ngành nông sản Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn từ chính sách thuế của Hoa Kỳ. Trước thử thách lớn, Chính phủ và các bộ, ngành xác định phương châm chỉ đạo là: bình tĩnh, linh hoạt, bám sát thực tiễn, đồng hành cùng doanh nghiệp và chủ động đàm phán.
Nông sản Việt Nam “xuất ngoại”:  Khó khăn và hướng đi mới

Nông sản Việt Nam “xuất ngoại”: Khó khăn và hướng đi mới

Nông sản Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, tuy nhiên, để duy trì và phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần có những hướng đi mới, thích ứng với những thay đổi của thị trường. Đứng trước những khó khăn trong lĩnh vực xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng, cần linh hoạt và khẩn trương tìm kiếm đối sách, đặc biệt là ở thời điểm kinh tế toàn cầu biến động bất thường.
Hải Dương dự báo sản lượng vải thiều Thanh Hà đạt 38.000 tấn

Hải Dương dự báo sản lượng vải thiều Thanh Hà đạt 38.000 tấn

Theo Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương cho biết, sản lượng vải thiều năm nay dự kiến đạt 38.000 tấn, tăng 13.000 tấn so với năm ngoái.
Huyện Đam Rông: Chỉ đạo giám sát hoạt động sản xuất, xuất khẩu sầu riêng

Huyện Đam Rông: Chỉ đạo giám sát hoạt động sản xuất, xuất khẩu sầu riêng

UBND huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo việc quản lý, giám sát hoạt động sản xuất, xuất khẩu sầu riêng.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính