Thứ hai 07/04/2025 23:05Thứ hai 07/04/2025 23:05 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Quỹ hỗ trợ nông dân – Nguồn lực quan trọng thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Từ nhiều năm nay, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) tỉnh Cao Bằng trở thành cứu cánh cho hàng trăm hộ nông dân có mong muốn mở rộng sản xuất nhưng thiếu vốn. Với tổng số vốn huy động hơn 79 tỷ đồng, hàng trăm dự án chăn nuôi, trồng trọt đã được triển khai trên toàn tỉnh. Những mô hình sản xuất gắn với chuỗi giá trị liên kết tổ hợp tác, hợp tác xã đã giúp nhiều hộ dân mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm và tiếp cận thị trường hiệu quả hơn.
Quỹ hỗ trợ nông dân – Nguồn lực quan trọng thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển

Quỹ Hỗ trợ Nông dân giúp nhiều hộ nông dân đầu tư các dự án phát triển kinh tế hiệu quả.

Theo Ban Điều hành Quỹ HTND tỉnh Cao Bằng, năm 2024, tổng số vốn huy động đạt 79,663 tỷ đồng, trong đó 8,705 tỷ đồng được ủy thác từ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; 16,226 tỷ đồng do cấp tỉnh vận động; 54,732 tỷ đồng huy động từ cấp huyện và cơ sở. Ông Dương Hùng Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng, cho biết, năm 2024, Quỹ HTND tỉnh đã thu hồi thành công 162 dự án, với tổng vốn hơn 23 tỷ đồng, đảm bảo nguồn vốn quay vòng hiệu quả, tiếp tục hỗ trợ các hộ nông dân có nhu cầu. Các dự án tập trung vào chăn nuôi trâu, bò sinh sản, trồng cây ăn quả và dịch vụ, cây công nghiệp, góp phần giúp nhiều hộ nông dân đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.

Không chỉ có nguồn vốn, trong năm 2024, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức 264 lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho gần 12.000 nông dân. Nhờ vậy, nhiều mô hình kinh tế mới được hình thành, mở ra hướng đi bền vững cho nông dân.

Tại xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Quỹ HTND, mô hình trồng và sản xuất miến dong đã giúp nhiều hộ thoát nghèo. Sau 3 năm triển khai, trung bình mỗi hộ tham gia dự án có thu nhập 100 triệu đồng/năm, cao hơn nhiều lần so với trồng ngô, lúa trước đây.

Ông Hoàng Văn Phúc, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, chia sẻ “Trước kia, gia đình tôi chỉ dựa vào trồng ngô, thu nhập không đáng kể. Từ khi có vốn vay của Quỹ HTND, tôi đầu tư vào trồng dong riềng và sản xuất miến cho tăng thu nhập rõ rệt. Giờ không chỉ đủ ăn, mà còn có tiền sửa sang nhà cửa”.

Sau 3 năm triển khai dự án nuôi bò sinh sản, nhiều hộ ở xã Quang Vinh, huyện Trùng Khánh có nguồn thu ổn định, mỗi hộ có thu nhập 30 - 40 triệu đồng/năm từ bán bò con. Tại xã Vĩnh Quang, huyện Bảo Lâm, người dân nuôi bò cái sinh sản mang lại thu nhập 80 - 100 triệu đồng/năm. Nguồn vốn từ Quỹ HTND đã tạo cơ hội cho nông dân khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế phù hợp với địa phương để phát triển các mô hình dự án kinh tế, nhiều hộ nông dân từ đó đã có điều kiện mua sắm được máy móc nông nghiệp phục vụ sản xuất. Bà Lý Thị Hoa, xã Vĩnh Quang, huyện Bảo Lâm đã vay vốn từ Quỹ HTND để nuôi bò, vui mừng kể, gia đình tôi vay 50 triệu đồng mua 2 con bò giống. Sau 2 năm, bò đẻ 2 lứa, bán bò con thu được vốn và có thêm tiền để tái đầu tư. Nhờ vậy đời sống gia đình đã được nâng lên, không còn lo bữa no bữa đói như trước.

Quỹ hỗ trợ nông dân – Nguồn lực quan trọng thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển

Từ vốn vay Quỹ hỗ trợ Nông dân, nhiều dự án chăn nuôi được các hộ nông dân thực hiện cho thu nhập cao.

Huyện Bảo Lâm có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp để phát triển các cây: Hồi, sả, dược liệu. Nhận thấy tiềm năng này, Hội Nông dân huyện đã triển khai dự án hỗ trợ nông dân trồng và chế biến tinh dầu hồi, sả, nâng cao giá trị sản phẩm. Ông Nông Hải Châu, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bảo Lâm nhận định, Quỹ HTND đã giúp nông dân có điều kiện đầu tư vào những cây trồng có giá trị kinh tế cao. Nhờ đó, nhiều hộ có thêm thu nhập, đời sống được cải thiện. Theo bà Hoàng Thị Lan một hộ tham gia dự án trồng hồi ở xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm phấn khởi nói “Trước đây, gia đình tôi chỉ bán quả hồi tươi, giá bấp bênh. Từ khi có vốn vay Quỹ HTND, gia đình đã mua máy để chưng cất tinh dầu hồi nên giá bán được cao hơn, lợi nhuận cũng tăng lên”.

Không chỉ giúp các hộ riêng lẻ, Quỹ HTND còn hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Huyện Thạch An là một trong những địa phương có số vốn huy động cao, với tổng quỹ đạt trên 4 tỷ đồng. Bà Nguyễn Thị Thảo, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thạch An, cho biết, Hội Nông dân huyện đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương vận động nguồn vốn từ nhiều kênh khác nhau, không chỉ từ ngân sách mà còn từ các doanh nghiệp, cá nhân. Giờ nhiều hộ nông dân trong huyện đã được thụ hưởng vốn vay từ Quỹ HTND để đầu tư vào các dự án kinh tế, mở rộng sản xuất”. Tại huyện Thạch An, nông dân được khuyến khích đầu tư vào các dự án, mô hình kinh tế có lợi thế như trồng thạch đen, hồi, quế, cam, quýt, chăn nuôi trâu, bò sinh sản. Nhờ định hướng đúng đắn, nhiều mô hình đã thành công, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn, giúp nông dân vươn lên làm giàu.

Năm 2025, Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng đặt mục tiêu tăng trưởng nguồn quỹ từ 5 tỷ đồng trở lên, mở rộng thêm các mô hình sản xuất hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo nguồn Quỹ HTND được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025 của Ban Điều hành Quỹ HTND tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cao Bằng Triệu Đình Lê nhấn mạnh “Quỹ HTND là nguồn lực quan trọng giúp nông dân mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề. Các cấp Hội Nông dân trong tỉnh cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, mở rộng quy mô quỹ, tạo điều kiện cho nhiều hộ dân tiếp cận vốn vay”.

Không chỉ đơn thuần cung cấp vốn vay, Quỹ HTND tỉnh Cao Bằng còn là cầu nối quan trọng giúp nông dân tiếp cận khoa học, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, mở rộng liên kết tiêu thụ sản phẩm. Với những kết quả đạt được, Quỹ HTND đã tạo nguồn lực quan trọng giúp nông dân Cao Bằng phát triển sản xuất, từng bước thoát nghèo, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững.

Bài liên quan

Phát triển rau an toàn cần xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị và kết nối cung cầu bền vững

Phát triển rau an toàn cần xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị và kết nối cung cầu bền vững

Trong những năm gần đây, việc phát triển nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ đã trở thành một trong những hướng đi bền vững để nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và thân thiện với môi trường. Với mục tiêu thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện “Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng thông minh giai đoạn 2020 – 2025”, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó chú trọng phát triển rau màu an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
Độc đáo Tết Thanh minh của người Tày, Nùng ở Cao Bằng

Độc đáo Tết Thanh minh của người Tày, Nùng ở Cao Bằng

Theo phong tục của người Việt Nam nói chung và của người dân tộc Tày, Nùng nói riêng, Tết Thanh minh còn gọi là tết Hàn thực được tổ chức vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm, người dân ở Cao Bằng có phong tục truyền thống đi tảo mộ tổ tiên vào ngày đặc biệt này.
OCOP khơi dậy tiềm năng nông sản, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển

OCOP khơi dậy tiềm năng nông sản, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển

Triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) đã đạt được những kết quả quan trọng. Chương trình được ví như “chìa khoá” cho các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu nông thôn của huyện tiếp cận, mở rộng thị trường tiềm năng. Là cơ hội để các sản phẩm nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị thương hiệu, thay đổi tư duy sản xuất, tạo nguồn thu nhập cho người dân nâng cao đời sống, góp phần khơi dậy tiềm năng nông sản địa phương, thúc đẩy kinh tế nông thôn của huyện phát triển.
Nâng cao chất lượng cây giống, phát triển rừng trồng, tạo sinh kế bền vững

Nâng cao chất lượng cây giống, phát triển rừng trồng, tạo sinh kế bền vững

Những năm gần đây, tỉnh Cao Bằng không ngừng đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp, xem đây là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn giúp người dân giảm nghèo. Tuy nhiên, để đảm bảo rừng phát triển bền vững, yếu tố then chốt là nguồn giống cây trồng phải đạt chất lượng tốt. Nhờ sự chủ động của các cơ sở vườn ươm và sự hỗ trợ từ chính quyền, việc cung cấp giống cây đang từng bước đáp ứng nhu cầu trồng rừng, giúp người dân nâng cao thu nhập từ rừng.
Công ty TNHH HATODO: Chắt lọc tinh túy từ thiên nhiên

Công ty TNHH HATODO: Chắt lọc tinh túy từ thiên nhiên

Công ty TNHH HATODO, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) tự hào mang đến những sản phẩm thảo dược được trồng, sơ chế và chế biến theo tiêu chuẩn hữu cơ. 5 sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, là sự chắt lọc tinh túy từ thiên nhiên, mang đến cho bạn sự an tâm khi sử dụng.
Hạt dẻ Cao Bằng: Hương vị đặc trưng của núi rừng biên cương

Hạt dẻ Cao Bằng: Hương vị đặc trưng của núi rừng biên cương

Cao Bằng, mảnh đất địa đầu Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với cảnh quan hùng vĩ mà còn được biết đến với những đặc sản mang đậm hương vị núi rừng, trong đó có hạt dẻ. Hạt dẻ Cao Bằng với hương vị thơm ngon, bùi béo đặc trưng đã trở thành món quà quý giá của thiên nhiên, được nhiều người ưa chuộng. Bài viết này sẽ khám phá những điều thú vị về hạt dẻ Cao Bằng, từ nguồn gốc, đặc điểm, giá trị dinh dưỡng đến những nét văn hóa gắn liền với loại hạt này.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Tin tức thị trường nông sản 06/4/2025: Giá lúa gạo tăng, cà phê giảm 4.200 đồng/kg

Tin tức thị trường nông sản 06/4/2025: Giá lúa gạo tăng, cà phê giảm 4.200 đồng/kg

Thị trường nông sản cuối tuần ghi nhận giá lúa gạo, tiêu tăng, đáng chú ý cà phê giảm mạnh từ 3.800 - 4.200 đồng/kg.
Đồng hành hỗ trợ nông dân làm nông nghiệp hữu cơ theo mô hình HTX

Đồng hành hỗ trợ nông dân làm nông nghiệp hữu cơ theo mô hình HTX

Trong quá trình thực hiện Đề án số 2154/ĐA-UBND về việc phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2020 - 2030, bên cạnh những thuận lợi nhiều HTX nông nghiệp còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt khi được triển khai và áp dụng vào việc nuôi trồng, sản xuất.
Thu hút doanh nghiệp FDI tham gia vào chuỗi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Thu hút doanh nghiệp FDI tham gia vào chuỗi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Để phát triển nông nghiệp hữu cơ một cách bền vững và hiệu quả, cần có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp FDI. Làm thế nào để thu hút được nguồn vốn và công nghệ từ các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này?
Nông dân Quảng Ngãi làm giàu từ nghề ươm cây giống

Nông dân Quảng Ngãi làm giàu từ nghề ươm cây giống

Từ hộ trồng ớt nhỏ lẻ, ông Nguyễn Cư (xã Tịnh Châu, TP. Quảng Ngãi) đã vươn lên trở thành chủ cơ sở ươm cây giống quy mô lớn, cung ứng cho nhiều tỉnh miền Trung – Tây Nguyên. Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông còn lan tỏa tri thức, hỗ trợ bà con nông dân sản xuất hiệu quả, từng bước cải thiện sinh kế bền vững từ chính mảnh đất quê hương.
Tin tức thị trường nông sản 5/4/2025: Giá lúa gạo, cà phê giảm

Tin tức thị trường nông sản 5/4/2025: Giá lúa gạo, cà phê giảm

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo giảm, cao su bình ổn, đáng chú ý cà phê giảm mạnh 2.300 – 2.500 đồng/kg
Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Khơi dậy tiềm năng xanh từ chính sách

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Khơi dậy tiềm năng xanh từ chính sách

Nông nghiệp hữu cơ đang dần trở thành xu hướng tất yếu trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy này. Với những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ, đặc biệt là Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về Nông nghiệp hữu cơ và Quyết định số 885/QĐ-TTg, cùng với sự vào cuộc của các địa phương, nông nghiệp hữu cơ Việt Nam được kỳ vọng sẽ phát triển vượt bậc trong giai đoạn 2025-2030, góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững và hiện đại.
Kon Tum triển khai các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp

Kon Tum triển khai các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp

UBND tỉnh Kon Tum vừa có Văn bản số 1070/UBND-KTN về việc tiếp tục triển khai các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tin tức thị trường nông sản 4/4/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê tăng

Tin tức thị trường nông sản 4/4/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê tăng

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo đi ngang, tiêu bình ổn, trong khi đó cà phê tăng nhẹ 200 đồng/kg.
Quảng Bình chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng giá trị nông sản

Quảng Bình chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng giá trị nông sản

Nhiều diện tích đất nông nghiệp ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã được chính quyền địa phương tích cực vận động, khuyến khích nhân dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng giá trị nông sản, nâng cao thu nhập, hướng đến xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Lâm Đồng: Hỗ trợ Làng nghề dệt thổ cẩm Đạ Nghịch phát triển

Lâm Đồng: Hỗ trợ Làng nghề dệt thổ cẩm Đạ Nghịch phát triển

Làng nghề dệt thổ cẩm thôn Đạ Nghịch, xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc được công nhận từ năm 2012, tuy nhiên cho đến thời điểm này, việc phát triển đang gặp rất nhiều khó khăn.
Hợp tác xã nông nghiệp: Vai trò then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi

Hợp tác xã nông nghiệp: Vai trò then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi

Các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi đã và đang khẳng định vai trò then chốt trong xây dựng nông thôn mới. Thông qua đầu tư hạ tầng thủy lợi, ứng dụng sản xuất hiện đại và liên kết doanh nghiệp, HTX không chỉ nâng cao năng suất mà còn thúc đẩy phát triển nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Nông sản Việt trước việc Mỹ áp thuế 46%: Cần phải “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

Nông sản Việt trước việc Mỹ áp thuế 46%: Cần phải “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

Với mức thuế mới của Mỹ, trong đó Việt Nam chịu mức thuế lên đến 46%, nông sản Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp, tuy nhiên phải “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Chúng ta phải tập trung cho chỉ đạo sản xuất, làm sao nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng, nhưng lại có thể hạ giá thành để cạnh tranh với các thị trường khác.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính