Thứ bảy 16/11/2024 18:37Thứ bảy 16/11/2024 18:37 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Quảng Ninh: Thanh niên làm giàu từ nuôi ốc nhồi hữu cơ

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Anh Vũ Hồng Thái ở thôn 14, xã Hiệp Hòa, TX Quảng Yên làm giàu ở chính vùng quê của mình với mô hình nuôi ốc nhồi theo hướng hữu cơ.
Quảng Ninh: Thanh niên làm giàu từ nuôi ốc nhồi hữu cơ
Anh thái tại trang trại ốc.

Sinh ra trong gia đình thuần nông anh Vũ Hồng Thái (SN 1992) tại xã Hiệp Hòa quyết tâm học tập và đã tốt nghiệp ở Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh năm 2012. Học xong anh xin đi làm công nhân được 1 năm nhưng nhận thấy công việc gò bó thời gian và thu nhập thấp, năm 2013 anh xin nghỉ về nhà làm kinh tế với gia đình.

Sau đó, anh Thái bàn bạc với gia đình khởi nghiệp với mô hình nuôi ếch thương phẩm để tận dụng các ao cũ nhà mình. Cơ duyên với nghề nuôi ốc nhồi đến với Thái trong 1 lần nói chuyện với thương lái thu mua ếch giới thiệu nuôi ốc nhồi và có đầu ra, từ đó anh Thái thấy thích thú và tìm hiểu về con ốc nhồi nuôi theo hướng hữu cơ.

Ban đầu chuyển đổi sang nuôi ốc, cả bố, mẹ đều can ngăn, vì mô hình còn khá mới, chưa ai nuôi, nhưng với quyết tâm làm giàu anh Thái lặn lội lên Thái Nguyên tìm mua 2 vạn con ốc nhồi giống về nuôi thử. Thời gian đầu, anh gặp không ít thất bại vì kinh nghiệm chưa có, nhiều ốc bị chết, trứng không nở vì không có kỹ thuật ấp. Sau 1 thời gian tìm hiểu kỹ và có được kinh nghiệm từ những lần nuôi trước thì ốc đã sinh trưởng và đem lại lợi nhuận.

Các ao nuôi ốc nhồi theo hướng hữu cơ của anh Thái. Ảnh: Duy Tùng
Các ao nuôi ốc nhồi theo hướng hữu cơ của anh Thái. Ảnh: Duy Tùng

Chia sẻ của anh Thái về kinh nghiệm nuôi ốc nhồi theo hướng hữu cơ, ban đầu cần cải tạo lòng ao hồ sạch sẽ, nuôi các loại rong đuôi chó, bèo tấm, và nuôi thuỷ sinh kín hồ. Việc này nhằm có lớp che mặt nước và dùng làm thức ăn cho ốc sau này. Khi đã đủ điều kiện, ốc con được thả vào hồ rồi cứ để tự phát triển.

Sau đó, chọn ốc bố mẹ để làm giống, đến tháng 2 thời tiết ấm ốc mới đẻ và nhặt trứng ươm con cho to bằng ngón tay rồi thả ao nuôi thương phẩm. Nếu điều kiện nước kiểm soát thì có thể nuôi ốc mật độ khoảng hơn 200 con/m2. Khi ốc ăn hết bèo, rong thì có thể cho ốc ăn thêm rau.

Anh Vũ Hồng Thái là người tiên phong nuôi ốc nhồi tại thị xã Quảng Yên.
Anh Vũ Hồng Thái là người tiên phong nuôi ốc nhồi tại thị xã Quảng Yên. Ảnh: Duy Tùng

Do đã có kinh nghiệm dày dặn trong quá trình nuôi ốc nhồi theo hướng hữu cơ nên hầu như tháng nào cũng có ốc để bán. Thời điểm cuôi năm tháng 11 là thời điểm thu hoạch hết để dọn dẹp ao và chuẩn bị cho giống mới.

Hiện nay, Cơ sở nuôi ốc nhồi theo hướng hữu cơ của anh Thái là có quy mô khoảng 4ha. Ốc nhồi thương phẩm tại cơ sở của anh Thái được thương lái vào tận nơi mua, trung bình mỗi ngày cơ sở nuôi ốc bán khoảng 50kg ốc đạt tiêu chuẩn. Trừ chi phí nhân công và thức ăn, mỗi năm Thái thu về hơn 500 triệu đồng.

Ốc thương phẩm được phân loại bán. Ảnh: Duy Tùng
Ốc thương phẩm được phân loại bán. Ảnh: Duy Tùng

Anh Thái cho biết " Em không giữ thành công cho riêng mình, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệp nông nghiệp hữu cơ cho 1 số hộ xung quanh học theo và các hộ dân cũng đã đạt được thành công, họ cũng từ bỏ công việc tự do bên ngoài để tập trung nuôi ốc nhồi... Đặc biệt, việc nuôi ốc nhồi theo hướng hữu cơ là hướng làm nông nghiệp sạch, bền vững trong định hướng phát triển nông nghiệp của em".

Mỗi ngày Thái bán 50kg ốc thành phẩm. Ảnh: Duy Tùng
Mỗi ngày Thái bán 50kg ốc thành phẩm. Ảnh: Duy Tùng

Thời gian tới, anh Thái mong các cấp chính quyền tạo điều kiện để được sử dụng các ruộng hoang mở rộng mô hình nuôi ốc nhồi hữu cơ, để không sử dụng nhìn cũng lãng phí, điều quan trọng hơn là tạo được công ăn việc làm cho người dân, phát triển kinh tế địa phương./.

Bài liên quan

Quảng Ninh: Nhân rộng mô hình chăn nuôi lợn bản địa (lợn Hương)

Quảng Ninh: Nhân rộng mô hình chăn nuôi lợn bản địa (lợn Hương)

Tại Huyện Ba Chẽ đã diễn ra hội nghị tham quan, nhân rộng mô hình “Chăn nuôi lợn bản địa (lợn Hương) tạo vùng nguyên liệu sản phẩm OCOP”.
Quảng Ninh: Dập tắt điểm cháy rừng tại khu vực Hồ Yên Trung

Quảng Ninh: Dập tắt điểm cháy rừng tại khu vực Hồ Yên Trung

Tại khu vực Hồ Yên Trung, phường Phương Đông, TP Uông Bí đã xảy ra điểm cháy rừng, lực lượng PCCC Uông Bí đã có mặt kịp thời dập tắt đám cháy.
Quảng Ninh: Tổ chức hội thảo nâng cao giá trị cây Quế theo hướng sản xuất hữu cơ

Quảng Ninh: Tổ chức hội thảo nâng cao giá trị cây Quế theo hướng sản xuất hữu cơ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức hội thảo “Nâng cao giá trị cây Quế theo hướng sản xuất hữu cơ” tại thị trấn Đầm Hà, huyện Đầm Hà.
Quảng Ninh: Bảo vệ và xử lý các hành vi săn bắt, bẫy chim hoang dã

Quảng Ninh: Bảo vệ và xử lý các hành vi săn bắt, bẫy chim hoang dã

Thực hiện Văn bản số 1446/KL-TTPC ngày 24/9/2024 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh, Hạt Kiểm lâm huyện Vân Đồn đã tăng cường công tác bảo vệ chim hoang dã, di cư.
Quảng Ninh: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về an toàn thực phẩm

Quảng Ninh: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về an toàn thực phẩm

Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã chủ trì, phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hải Hà tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản tại huyện Hải Hà.
TP Uông Bí (Quảng Ninh): Tưng bừng lễ Thượng Điền đình Đền Công

TP Uông Bí (Quảng Ninh): Tưng bừng lễ Thượng Điền đình Đền Công

Lễ Thượng Điền (Lễ lên đồng- Lễ mừng cơm mới) được tổ chức tại đình Đền Công, thuộc phường Trưng Vương, TP Uông Bí.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Hưng Yên: Nâng tầm thương hiệu sản phẩm chủ lực bằng sở hữu trí tuệ

Hưng Yên: Nâng tầm thương hiệu sản phẩm chủ lực bằng sở hữu trí tuệ

Hưng Yên đang đẩy mạnh việc bảo hộ nhãn hiệu cho các sản phẩm chủ lực, coi đây là chìa khóa để nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Đắk Nông: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Đắk Nông: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) vừa ký Quyết định, công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2024.
Lào Cai có thêm 2 sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia

Lào Cai có thêm 2 sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia

Hai sản phẩm "cao mềm actiso Sa Pa" và "trà phun sương actiso Sa Pa" vừa được công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Khoai lang Thanh An - Hướng đi mới cho nông sản Điện Biên

Khoai lang Thanh An - Hướng đi mới cho nông sản Điện Biên

Từ cây trồng truyền thống, khoai lang ruột trắng vỏ vàng ở xã Thanh An, huyện Điện Biên đang dần khẳng định vị thế là sản phẩm hàng hóa chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
Sầu riêng Tiền Giang vào vụ nghịch: Sản lượng giảm, giá tăng cao

Sầu riêng Tiền Giang vào vụ nghịch: Sản lượng giảm, giá tăng cao

Vụ nghịch năm nay, sầu riêng Tiền Giang đang được thu hoạch với giá bán tăng cao, mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho nhà vườn. Tuy nhiên, sản lượng sầu riêng giảm do ảnh hưởng của thời tiết phức tạp.
OCOP Sóc Trăng: Nâng tầm giá trị đặc sản quê hương

OCOP Sóc Trăng: Nâng tầm giá trị đặc sản quê hương

OCOP Sóc Trăng đang gặt hái nhiều thành công với 237 sản phẩm nhờ đầu tư nâng cao chất lượng và ứng dụng công nghệ giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mở rộng thị trường.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Chế biến sâu, nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chế biến sâu, nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Bà Rịa - Vũng Tàu đang đẩy mạnh chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm OCOP, nhằm nâng cao giá trị, gia tăng thu nhập và thúc đẩy kinh tế địa phương.
Hà Nội: Vụ đông bội thu, rau xanh dồi dào dịp cuối năm

Hà Nội: Vụ đông bội thu, rau xanh dồi dào dịp cuối năm

Sau bão số 3, nông dân Hà Nội đang khẩn trương khôi phục sản xuất rau vụ đông, hứa hẹn nguồn cung rau xanh dồi dào cho thị trường cuối năm.
Chương Mỹ: Nỗ lực đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân

Chương Mỹ: Nỗ lực đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân

Huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức cho người dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
HTX Dịch vụ nông nghiệp sạch: "Điểm sáng" mới trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

HTX Dịch vụ nông nghiệp sạch: "Điểm sáng" mới trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp sạch (thôn Phước Hòa, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk) trở thành điểm sáng trong lĩnh vực nông nghiệp, khi quyết định chuyển đổi sang mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Hướng đi này đã góp phần mang lại nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo lợi ích bền vững cho cả nông dân và người tiêu dùng.
Thái Nguyên phủ xanh bằng nông nghiệp an toàn

Thái Nguyên phủ xanh bằng nông nghiệp an toàn

Nông nghiệp "sạch" đang "lên ngôi" tại Thái Nguyên với hơn 110ha lúa, gần 4.400ha chè đạt VietGAP và nhiều diện tích rau, quả được sản xuất an toàn.
Mực một nắng Bình Thuận sắp có thương hiệu riêng

Mực một nắng Bình Thuận sắp có thương hiệu riêng

UBND tỉnh Bình Thuận vừa phê duyệt đề tài khoa học công nghệ với kinh phí hơn 920 triệu đồng nhằm xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho đặc sản mực một nắng, mục tiêu đưa sản phẩm này trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính