Thứ bảy 28/09/2024 18:25Thứ bảy 28/09/2024 18:25 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

PGS Việt Nam: Đổi mới để “sống khỏe”

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Ông Trần Mạnh Chiến, Trưởng Ban điều phối PGS Việt Nam nhiệm kỳ VII (2024-2026) cho biết, PGS Việt Nam được thành lập hơn 15 năm trước và trở thành mô hình phát triển bền vững. Tuy nhiên thời gian gần đây PGS Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại, vì thế cần phải dũng cảm đổi mới mạnh mẽ và thực chất để trở lại đường đua tăng trưởng.
PGS Việt Nam: Đổi mới  để “sống khỏe”
Ông Trần Mạnh Chiến tại Đại hội lần thứ VII PGS Việt Nam tháng 12/2023.

Theo ông Trần Mạnh Chiến, sở dĩ PGS Việt Nam phát triển bền vững là nhờ kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, đi cùng gắn kết nông dân với thị trường thực phẩm hữu cơ, xu hướng mới nổi ở nước ta. PGS Việt Nam đã giúp xây dựng gần 20 PGS khác trên khắp các vùng miền. Việc thời gian gần đây PGS Việt Nam chững lại có nhiều lý do. Vậy nên, ông và các cộng sự đang nỗ lực đổi mới để PGS Việt Nam “tăng tốc” cả về chiều sâu và chiều rộng.

Thứ nhất, siết chặt kiểm soát chất lượng bằng việc tăng thể chế giám sát và xử phạt trên đồng do kỹ sư thực địa đảm nhận. Cụ thể là tháng 12/2023 sau khi nhận được khiếu nại khách hàng và nghi ngờ, Ban điều phối (BĐP) đã ngay lập tức thực hiện lấy mẫu xét nghiệm chuyên sâu sản phẩm từ tất cả các nhóm ở liên nhóm Thanh Xuân (Sóc Sơn, Hà Nội), qua đó phát hiện dư lượng và vết các chất cấm ở 11/12 nhóm. Các nhóm vi phạm đã ngay lập tức bị xử phạt nghiêm khắc trong vòng 02 tuần có sự vụ xảy ra.

Sự quyết liệt của PGS Việt Nam đã gióng hồi chuông cảnh tỉnh các nhóm thiếu nghiêm túc, loại bỏ các nhóm thiếu thành tâm sản xuất nông nghiệp hữu cơ. BĐP nhận thức, để phòng ngừa rủi ro vi phạm lâu dài thì cần bổ sung và chi tiết hóa các thể chế và nghiêm khắc xử phạt nhanh chóng.

Thứ hai, tăng tốc độ luồng thông tin nhanh và hiệu quả cho cả khách hàng và người sản xuất thông qua việc tái phân nhiệm và phân quyền rõ ràng giữa các thành viên vận hành thường trực PGS. Cụ thể là kỹ sư thực địa Dương Khôi giám sát đồng ruộng chịu trách nhiệm toàn diện về việc giám sát và đề xuất phương án xử lý dựa trên thực tế đồng ruộng, so với trước đây chỉ báo cáo thực trạng mà không phản ảnh hết thực tế; Cán bộ thường trực Trần Thị Hoa đảm bảo luồng vận hành sản phẩm PGS đúng cả về sản lượng, tem QR code và phí tương ứng nộp về cho các bên liên quan; chị Hoa cũng chịu trách nhiệm đối chiếu các biện pháp xử lý của kỹ sư Dương Khôi và liên nhóm với các quy chế hiện hành để đảm bảo tuân thủ; Trưởng BĐP chịu trách nhiệm quyết định cuối cùng về thực thi thanh kiểm tra, triển khai chiến lược và kế hoạch đổi mới toàn diện PGS Việt Nam, sửa đổi và bổ sung quy chế đáp ứng điều kiện thực tiễn mới.

PGS Việt Nam: Đổi mới  để “sống khỏe”
Kỹ sư thực địa Dương Khôi chịu trách nhiệm giám sát trên đồng ruộng.

Thứ ba, bước đầu khảo sát đánh giá các đầu vào cho sản xuất hữu cơ. Dự kiến trong tháng 5/2024 sẽ hoàn thiện danh mục để tăng lựa chọn cho bà con sản xuất hiệu quả hơn cả về năng suất và chất lượng.

Thứ tư, mở rộng thị trường sản phẩm PGS hữu cơ và tăng tính bền vững bằng cách cải tiến kết nối giữa các tác nhân trong mạng lưới, đặc biệt là doanh nghiệp. Cụ thể, PGS Việt Nam đã tham vấn thêm nhiều doanh nghiệp cả thành viên và chưa thành viên. Bước đầu đã thu nhận được nhiều thông tin bổ ích về thị trường để quyết liệt hơn trong việc điều chỉnh bà con sản xuất; bên cạnh đó đã phát hiện một số gian lận đóng phí lớn làm thất thoát nguồn thu và vi phạm nghiêm trọng tính liêm chính của mạng lưới PGS Việt Nam và tính công bằng của nông nghiệp hữu cơ.

Thứ 5, nâng giá thu mua tại đồng cho bà con để tiếp thêm động lực cho những người thực sự tâm huyết và quyết tâm. Sơ bộ một số doanh nghiệp đã thống nhất tăng giá 30% trong vòng 1 năm tới cho bà con. Thông qua đó sẽ yêu cầu siết chặt kỷ cương và cải tiến sơ chế. Như vậy sẽ thu hút nhiều nông dân hữu cơ gia nhập PGS hơn nữa.

PGS Việt Nam: Đổi mới  để “sống khỏe”
Mô hình đáp ứng PGS.

Các thay đổi về truyền thông nội bộ và thể chế thu phí phải được thay đổi để đảm bảo mạng lưới minh bạch và lành mạnh. Về phía sản xuất, chỉ trong 4 tháng đầu năm đã thực hiện xong một chuỗi hoạt động từ khảo sát đánh giá, tập huấn và công nhận chuyển đổi cho farm hữu cơ Vinanosan ở Phù Cừ. Đây cũng là định hướng chiến lược mới của PGS Việt Nam trong việc chọn người đồng hành cùng farm chứ không đơn thuần chọn vùng sản xuất.

Trước thực tiễn cần phải mở rộng mạng lưới PGS Việt Nam, CEO của chuỗi thực phẩm sạch Bác Tôm đánh giá có rất nhiều thuận lợi vì đây là mạng lưới cộng đồng được nhiều người ủng hộ, lại đi đầu về phong trào hữu cơ ở nước ta. Mạng lưới cũng đang có nhiều nguồn nhân lực đầu tàu nhưng chưa phát huy hết năng lực. Thêm nữa, cơ quan chủ quản của PGS Việt Nam là Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đang ngày càng vững mạnh cả trong nước và hợp tác quốc tế đã góp phần giúp lan truyền PGS Việt Nam rộng rãi hơn.

Bên cạnh đó PGS Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cản trở: nông dân nhỏ lẻ nên rất hạn chế trong đầu tư cải tiến định hướng thị trường (sơ chế bảo quản, bao bì nhãn mác, marketing); các doanh nghiệp vẫn chỉ coi nông dân PGS như một nhà cung cấp chứ chưa coi đó là đối tác chiến lược để đầu tư cho họ; đầu vào sản xuất hữu cơ ở nước ta vẫn hạn chế; thị trường thiếu minh bạch dẫn đến vàng thau lẫn lộn; đặc biệt các doanh nghiệp là thành viên đối tác PGS Việt Nam đang đóng phí chủ yếu cho mạng lưới hàng tháng, nhưng lại chưa được hưởng lợi ích rõ rệt nên không khích lệ được các doanh nghiệp khác gia nhập; quy chế hoạt động còn chung chung chưa rõ ràng; và đặc biệt là 17 PGS khác nhau chưa quy chuẩn kiểm soát chất lượng – yếu tố nền tảng tạo thương hiệu PGS.

PGS Việt Nam: Đổi mới  để “sống khỏe”

Để đảm bảo chất lượng, sản lượng và cạnh tranh về giá cho các sản phẩm hữu cơ của PGS Việt Nam nói riêng và hữu cơ nói chung, ông Trần Mạnh Chiến cho rằng các doanh nghiệp cần phải vào cuộc, thực sự đầu tư cả tiền và thời gian vào nông dân, coi họ là đối tác chiến lược. Có như vậy mới áp dụng được khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất chất lượng, đồng thời cải tiến sản phẩm mang tính thị trường mạnh mẽ phù hợp với thị hiếu “healthy” nhưng tiện lợi với giá phù hợp.

Cuối cùng, ông Chiến nhận định việc đảm nhận cùng lúc 2 vị trí Trưởng BĐP PGS Việt Nam và CEO Bác Tôm là lợi thế rõ rệt. Từng là cán bộ các tổ chức phi Chính phủ (NGO) nhiều năm, Phó BĐP PGS Việt Nam hơn 10 năm, cùng lăn lộn với bà con từ đầu nên ông hiểu rõ các vấn đề của bà con và thị trường. Kết hợp với việc vận hành Bác Tôm, doanh nghiệp tác động xã hội 15 năm đã giúp ông nhìn bức tranh toàn cảnh của PGS Việt Nam nói riêng và thị trường hữu cơ nói chung. Sự kết nối của ông qua nhiều trải nghiệm công việc và với nhiều đối tác như vậy giúp cho việc hợp tác 4 nhà càng trở nên thuận lợi.

Ở góc độ khác, việc đảm nhận 2 nhiệm vụ cũng là một thách thức lớn về quản lý thời gian và cân bằng công việc. Ông Chiến tiết lộ, ông đã sớm định hướng năm 2024 cho cả Bác Tôm và PGS Việt Nam tập trung phát triển con người. Ông tin đội ngũ nhân sự PGS Việt Nam sẽ được cải tiến mạnh mẽ dựa trên văn hóa trao quyền làm chủ để độc lập dẫn dắt được mọi hoạt động của tổ chức. Muốn trao quyền được thì cần tin cậy và nâng cao năng lực cho họ. Mới đầu sẽ mất thời gian tương tác và kiên nhẫn xây dựng năng lực hơn. Tuy nhiên, ông tận dụng lợi thế có một số cán bộ nòng cốt của Bác Tôm hỗ trợ thêm cho PGS. Trên hết, triết lý thuận tự nhiên – tôn trọng sự khác biệt và thích ứng với mọi hoàn cảnh – áp dụng vào PGS chắc chắn sẽ rất phù hợp, giúp đội ngũ thăng tiến chậm mà chắc.n

Bài liên quan

Sóc Trăng phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng lúa gạo hữu cơ

Sóc Trăng phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng lúa gạo hữu cơ

Mô hình thí điểm đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp được triển khai ở Sóc Trăng với quy mô 50 ha, có 46 hộ tham gia, thực hiện liên tục trong 3 vụ hè thu 2024, đông xuân 2024 - 2025 và hè thu 2025.
"Khởi nguồn", "kiến tạo" và tổ chức ngành hàng lúa gạo phát triển bền vững

"Khởi nguồn", "kiến tạo" và tổ chức ngành hàng lúa gạo phát triển bền vững

"Người nông dân không thay đổi thì sẽ không thay đổi được gì. Tăng trưởng xanh, giảm phát thải là xu thế không thể quay lưng được. Thực tế cũng đã cho thấy, thời gian qua hạt gạo Việt Nam đã khẳng được được giá trị khi xuất khẩu và đang bứt tốc so với các quốc gia khác. Và Đề án sẽ "khởi nguồn", "kiến tạo" và tổ chức lại một ngành hàng lúa gạo phát triển bền vững".
Lâm Đồng: Diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn thấp

Lâm Đồng: Diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn thấp

Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng vừa có báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025 đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tuyên Quang: Đến năm 2030 có 30% diện tích gieo trồng rau an toàn

Tuyên Quang: Đến năm 2030 có 30% diện tích gieo trồng rau an toàn

Tuyên Quang đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 8500ha trồng rau an toàn (chiếm 30% diện tích gieo trồng rau) theo các tiêu chuẩn như: Hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP… ở các vùng có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp.
Nông nghiệp Hữu cơ: Tiêu chuẩn và cách xác minh

Nông nghiệp Hữu cơ: Tiêu chuẩn và cách xác minh

Các cá nhân, tập thể tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh Hữu cơ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất để hiểu rõ thế nào là Nông nghiệp Hữu cơ, cũng như các tiêu chuẩn và cách xác minh.
Triển vọng kinh tế Việt Nam từ góc nhìn của định chế  tài chính khu vực

Triển vọng kinh tế Việt Nam từ góc nhìn của định chế tài chính khu vực

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025. Từ phân tích của các chuyên gia có thể thấy, sự phục hồi tăng trưởng tương đối toàn diện trong các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu, dịch vụ và nông nghiệp ổn định sẽ tạo thuận lợi cho quá trình phục hồi từng bước nền kinh tế.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Mô hình chăn nuôi bò: "Đòn bẩy" kinh tế cho người dân Hiệp Hòa

Mô hình chăn nuôi bò: "Đòn bẩy" kinh tế cho người dân Hiệp Hòa

Huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đang tập trung triển khai dự án chăn nuôi bò sinh sản tại 8 xã trên địa bàn, nhằm tạo nguồn thu nhập ổn định, giúp người dân thoát nghèo.
Sầu riêng Việt Nam lên ngôi "Vua xuất khẩu"

Sầu riêng Việt Nam lên ngôi "Vua xuất khẩu"

Xuất khẩu rau quả Việt Nam 9 tháng đầu năm 2024 đạt gần 5,7 tỷ USD, mức cao kỷ lục, trong đó sầu riêng đóng góp 2,5 tỷ USD.
Nông dân Bến Tre "treo chuồng"

Nông dân Bến Tre "treo chuồng"

Giá bò lao dốc không phanh tại Bến Tre đẩy người chăn nuôi vào cảnh khốn đốn, buộc phải từ bỏ nghề truyền thống để tìm kiếm kế sinh nhai khác.
Xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Đồng Nai

Xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Đồng Nai

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai tích cực chỉ đạo cơ sơ triển khai xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ với quy mô lớn cho cả cây trồng và vật nuôi.
Đồ gỗ Việt Nam "ngược dòng" trên đất Anh

Đồ gỗ Việt Nam "ngược dòng" trên đất Anh

Xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Anh đạt 145,7 triệu USD, tăng trưởng ấn tượng 18%, cho thấy tiềm năng to lớn của thị trường này.
Năng suất lúa mùa bị đe dọa do sâu bệnh

Năng suất lúa mùa bị đe dọa do sâu bệnh

Sau bão số 3, Hưng Yên đang đối mặt với tình trạng sâu bệnh hoành hành trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến năng suất lúa mùa.
Kon Tum thúc đẩy việc xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật

Kon Tum thúc đẩy việc xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật

UBND tỉnh Kon Tum vừa chỉ đạo Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thúc đẩy việc xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật.
Dầu cọ Malaysia "thất thế" trên thị trường

Dầu cọ Malaysia "thất thế" trên thị trường

Ngành dầu cọ Malaysia đối mặt nhiều thách thức, từ cạnh tranh giá của Indonesia đến thuế nhập khẩu cao của Ấn Độ, mở ra cơ hội cho Việt Nam tăng cường nhập khẩu dầu cọ từ Indonesia với giá cạnh tranh hơn
Vân Đồn sau bão: Mòn mỏi chờ ngày trở lại biển

Vân Đồn sau bão: Mòn mỏi chờ ngày trở lại biển

Người dân nuôi trồng thủy sản ở Vân Đồn đang mòn mỏi chờ ngày trở lại biển sau bão số 3, trong khi chính quyền địa phương nỗ lực hỗ trợ tái thiết ngành.
Đổi mới "cánh đồng" Quảng Trị

Đổi mới "cánh đồng" Quảng Trị

Khuyến nông Quảng Trị đang là đòn bẩy quan trọng, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới thành công.
Ngành gỗ Việt sẵn sàng cho mục tiêu 20 tỷ USD

Ngành gỗ Việt sẵn sàng cho mục tiêu 20 tỷ USD

Ngành gỗ và lâm sản Việt Nam đạt kết quả xuất khẩu ấn tượng trong 9 tháng đầu năm 2024, bất chấp nhiều thách thức từ thị trường và thiên tai.
Nông nghiệp ĐBSCL khởi sắc: Tôm, lúa "cháy hàng"

Nông nghiệp ĐBSCL khởi sắc: Tôm, lúa "cháy hàng"

Giá tôm, lúa tăng cao mang lại niềm vui cho nông dân ĐBSCL cuối năm, báo hiệu sự phục hồi của ngành nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế khu vực.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính