Chủ nhật 24/11/2024 17:41Chủ nhật 24/11/2024 17:41 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Nâng cao sức khỏe đất góp phần phát triển nông nghiệp xanh, bền vững

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Mục tiêu và kỳ vọng giúp ổn định và nâng cao sức khỏe đất trồng trọt trên cơ sở quản lý dinh dưỡng cây trồng hiệu quả nhằm hạn chế suy thoái đất, nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt, góp phần phát triển nông nghiệp xanh, bền vững
Nâng cao sức khỏe đất góp phần phát triển nông nghiệp xanh, bền vững

Hiện nay, bình quân diện tích đất đai trên đầu người thấp; cộng với tập quán thâm canh, chuyên canh, sử dụng không cân đối phân bón, thuốc BVTV; Ô nhiễm đất do sự phát triển của các khu công nghiệp, làng nghề; tác động của biến đổi khí hậu dẫn tới hạn hán, xâm nhập mặn, phèn hóa... đã làm sức khỏe đất bị suy giảm nghiêm trọng.

Phát biểu tại, Hội nghị triển khai Đề án “Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức, ngày 18/10/2024 các chuyên gia đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị với mục tiêu và kỳ vọng giúp ổn định và nâng cao sức khỏe đất trồng trọt trên cơ sở quản lý dinh dưỡng cây trồng hiệu quả nhằm hạn chế suy thoái đất, nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt, góp phần phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, carbon thấp và thích ứng với biến đổi khí hậu.

TS Nguyễn Đăng Nghĩa.
TS Nguyễn Đăng Nghĩa.

Theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và môi trường phía Nam, cho biết, đề án cần khai thác tiềm năng từ các doanh nghiệp về sữa và phân bón, bởi các doanh nghiệp này có nguồn phân bón hữu cơ rất lớn và dành nhiều nghiên cứu để sản xuất các loại phân bón hiệu quả.

Hiện nay, ông Nguyễn Đăng Nghĩa đã soạn thảo 6 bộ công thức phân bón hữu cơ, tuy nhiên, thủ tục kiểm nghiệm công thức phân bón hữu cơ ở Việt Nam còn hạn chế, thời gian xử lý lâu, chi phí cao và quy trình phức tạp. Điều này khiến doanh nghiệp, đặc biệt là các đơn vị nhỏ e ngại và cản trở sự phát triển bền vững của ngành phân bón hữu cơ.

Vì vậy, ông Nghĩa mong muốn, Bộ NN&PTNT ủng hộ mạnh mẽ để hỗ trợ về cơ chế chính sách, thủ tục, từ đó khuyến khích nhiều doanh nghiệp tham gia đóng góp cho Đề án.

PGS.TS Cao Việt Hà.
PGS.TS Cao Việt Hà.

Phát biểu Tham luận tại Hội nghị, PGS.TS Cao Việt Hà, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cho biết: Đề án có 4 mục tiêu, trong đó Học viện Nông nghiệp Việt Nam đặt ưu tiên nhất với mục tiêu số 1 và số 4. Đó là "Thực trạng quản lý sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng" và "Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về sức khỏe đất trồng trọt và dinh dưỡng cây trồng".

Theo bà Hà, về đào tạo con người, phía các Viện nghiên cứu thì có, đó là cấp trên, trong khi ở cấp địa phương thì rất thiếu. Nhiều khi đưa máy móc xuống, ở dưới lại áp dụng không đúng.

"Về dài hạn, chúng ta phải đào tạo từ cơ sở, ít nhất có một người hiểu về phân bón, sức khỏe đất. Người này sẽ là hạt nhân của đề án, từ đó mở rộng ra. Cũng cần các lớp tập huấn ngắn hạn, dài hạn. Đó là về mặt chính sách", PGS.TS Cao Việt Hà phân tích.

Nâng năng suất 10% khó, nhưng giảm chi phí đầu vào bằng áp dụng kỹ thuật lại dễ hơn. Muốn vậy, người nông dân phải hiểu về quan trắc, biết về sức khỏe đất.

Về xây dựng cơ sở dữ liệu, bà Hà đánh giá đây là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, các công trình đang có vẻ "độc lập" với nhau. Ví dụ như năm 2018, chúng ta đã nghiên cứu về đất trồng trọt ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. IRRI cũng dự kiến công bố dữ liệu về này.

"Trước thực trạng đó, chúng ta càng cần có bộ dữ liệu quốc gia để tận dụng cả những nghiên cứu của các nơi, các đơn vị", bà Hà bày tỏ. Hiện tại, việc quản lý cơ sở dữ liệu đất đai đang giao cho Bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), ở địa phương do cấp tỉnh quản lý. Về nguồn thu, Bộ trưởng Bộ TN&MT đang quản lý, dựa trên khung giá do Bộ Tài chính cung cấp. Một phần khác đến từ dịch vụ nông nghiệp.

Bà Hà đề xuất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT cùng thống nhất với nhau để hướng tới cung cấp cho nông dân. "Tôi tin rằng nông dân sẵn sàng bỏ tiền ra mua app, nếu nó tiện lợi cho họ".

5 năm một lần, Bộ TN&MT sẽ đánh giá dinh dưỡng đất. Sau 10 năm sẽ làm lại khảo sát từ đầu về sức khỏe đất. Trong khi đó, việc nhà nông diễn ra quanh năm, do đó càng cần các nghiên cứu về đất, cần thêm người thu thập số liệu từ các nguồn để tiết kiệm chi phí. Tránh việc nghiên cứu lại đề tài mà cá nhân, tổ chức khác đã làm.

Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng để nông nghiệp phát triển bền vững Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng để nông nghiệp phát triển bền vững
Ứng dụng công nghệ SOFIX cải thiện “sức khỏe” đất Ứng dụng công nghệ SOFIX cải thiện “sức khỏe” đất
Bài 2: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cải tạo đất SOFIX Bài 2: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cải tạo đất SOFIX
Chuyên gia Phạm Quang Hà.
Chuyên gia Phạm Quang Hà.

Cũng trong Hội nghị, chuyên gia Phạm Quang Hà phân tích, sâu xa của Đề án là sức khỏe đất. Ở các nước phát triển, đất rất tốt, các chỉ số chất lượng đất rất giàu. Tất cả các nước "đất giàu" đều ở bán cầu Bắc, một số quốc gia "đất nghèo" như Israel đã thực hiện cải tạo hoang mạc, bán hoang mạc để trở thành "đất giàu", đất tốt. Chúng ta thực hiện nhiệm vụ làm tốt cho sức khỏe đất sẽ đóng góp cho lộ trình nước ta thoát khỏi quốc gia có thu nhập trung bình để tiến lên có thu nhập khá.

“Sức khỏe đất giúp chúng ta sống trên vùng đất đó an lành. Đất ấy sẽ duy trì được vòng tuần hoàn nước, đó là quản lý liên ngành, phục vụ chức năng làm sạch”, chuyên gia Phạm Quang Hà chia sẻ.

Trước đó, ngày 11/10/2024, Bộ NN-PTNT chính thức phê duyệt “Đề án Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng đến năm 2030, tầm nhìn 2050”. Đề án ra đời với mục tiêu và kỳ vọng giúp ổn định và nâng cao sức khỏe đất trồng trọt trên cơ sở quản lý dinh dưỡng cây trồng hiệu quả nhằm hạn chế suy thoái đất, nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt, góp phần phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, carbon thấp và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bài liên quan

Thái Bình: Triển khai kế hoạch sản xuất trồng trọt năm 2025

Thái Bình: Triển khai kế hoạch sản xuất trồng trọt năm 2025

Trong năm 2025 tỉnh Thái Bình phấn đấu tốc độ tăng trưởng lĩnh vực trồng trọt từ 0,6% trở lên.
Nông nghiệp xanh: Bắc Âu "mách nước" cho Việt Nam

Nông nghiệp xanh: Bắc Âu "mách nước" cho Việt Nam

Học hỏi kinh nghiệm từ các nước Bắc Âu, Việt Nam đang hướng tới phát triển nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hữu cơ và xây dựng chuỗi cung ứng bền vững để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Ý tưởng dự án “Mùn sầu riêng Durico” đạt quán quân cuộc thi Agriup 2024

Ý tưởng dự án “Mùn sầu riêng Durico” đạt quán quân cuộc thi Agriup 2024

Với 5 đội vào vòng chung kết cuộc thi “Agriup - Tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong kinh doanh nông nghiệp 2024”, quán quân đã thuộc về nhóm Durico với ý tưởng dự án “Mùn sầu riêng Durico”.
Việt Nam quyết tâm xây dựng một nền kinh tế xanh và bền vững

Việt Nam quyết tâm xây dựng một nền kinh tế xanh và bền vững

Chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh vẫn là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược của các quốc gia và hy vọng cho các thế hệ tương lai. Để kiến tạo Tương lai xanh, phải có tư duy xanh, tầm nhìn xanh, kết hợp với công nghệ xanh, năng lượng xanh và lối sống xanh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ và công nghệ cao

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ và công nghệ cao

Sáng 21/10, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc. Tạp chí điện tử Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại phiên khai mạc Kỳ họp.
Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng để nông nghiệp phát triển bền vững

Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng để nông nghiệp phát triển bền vững

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng, duy trì an ninh lương thực và phát triển nền nông nghiệp bền vững.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Quảng Nam: Nông nghiệp xanh - Hướng đi bền vững cho tương lai

Quảng Nam: Nông nghiệp xanh - Hướng đi bền vững cho tương lai

Quảng Nam đang nỗ lực chuyển đổi sang nền nông nghiệp xanh, bền vững, ứng dụng công nghệ cao và thân thiện với môi trường.
Canh tác nhà màng, nhà lưới: Lợi ích kép cho nông nghiệp Thanh Hóa

Canh tác nhà màng, nhà lưới: Lợi ích kép cho nông nghiệp Thanh Hóa

Canh tác trong nhà màng, nhà lưới đang được xem là hướng đi hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp tại Thanh Hóa, mang lại lợi ích kinh tế cao cho người dân và góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
OCOP Hà Nội: Về đích sớm nhưng còn nhiều thách thức

OCOP Hà Nội: Về đích sớm nhưng còn nhiều thách thức

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) của Hà Nội đang đạt được những kết quả đáng khích lệ, dự kiến hoàn thành mục tiêu trước thời hạn.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người dân

Xã Văn Lang, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ đang gặt hái những thành công đáng kể trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ nông nghiệp thuần túy sang phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung, kết hợp với tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Mô hình kinh tế kết hợp trồng trọt - chăn nuôi Hàm Tân

Mô hình kinh tế kết hợp trồng trọt - chăn nuôi Hàm Tân

Mô hình kinh tế kết hợp trồng trọt và chăn nuôi tại xã Tân Phúc, huyện Hàm Tân (Bình Thuận) đang mang lại hiệu quả kinh tế cao và thu nhập ổn định cho người dân.
Vẫn còn nhiều thách thức trong công tác cấp nước sạch nông thôn

Vẫn còn nhiều thách thức trong công tác cấp nước sạch nông thôn

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên công tác cấp nước sạch nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần được giải quyết để đảm bảo mọi người dân nông thôn được sử dụng nước sạch, an toàn.
Bến Tre: Nhân nuôi ong ký sinh kiểm soát sâu đầu đen hại dừa

Bến Tre: Nhân nuôi ong ký sinh kiểm soát sâu đầu đen hại dừa

Bến Tre đang tích cực nhân nuôi và phóng thích ong ký sinh để kiểm soát sâu đầu đen hại dừa, kết quả bước đầu cho thấy hiệu quả tích cực, góp phần bảo vệ "thủ phủ" dừa của cả nước.
Đồi cằn cỗi "hóa rồng" nhờ thanh long ruột đỏ

Đồi cằn cỗi "hóa rồng" nhờ thanh long ruột đỏ

Vùng đất đồi núi bạc màu tưởng chừng chỉ có thể trồng cây guột và lau tại xã Bảo Cường, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, nay đã khoác lên mình màu xanh trù phú của những vườn thanh long ruột đỏ, mở ra hướng đi mới cho phát triển kinh tế nông nghiệp.
"Vòng tròn kỳ diệu" của nông dân Việt

"Vòng tròn kỳ diệu" của nông dân Việt

Nông nghiệp tuần hoàn đang trở thành xu hướng tất yếu tại Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần bảo vệ môi trường, với nhiều mô hình sáng tạo được áp dụng trên cả nước.
Than sinh học từ vỏ ca cao: Hướng đi mới cho nông nghiệp tuần hoàn tại Đồng Nai

Than sinh học từ vỏ ca cao: Hướng đi mới cho nông nghiệp tuần hoàn tại Đồng Nai

Đồng Nai tiên phong ứng dụng công nghệ biến vỏ ca cao thành than sinh học (biochar) giá trị cao, góp phần xử lý rác thải, bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp tuần hoàn.
Xã Niêm Tòng: Chuyển đổi cây trồng, mở lối thoát nghèo

Xã Niêm Tòng: Chuyển đổi cây trồng, mở lối thoát nghèo

Xã Niêm Tòng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang là một xã vùng cao biên giới với gần 100% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trước đây, người dân nơi đây chủ yếu trồng ngô, hiệu quả kinh tế thấp.
Sơn La: Nông nghiệp tuần hoàn - hướng đi bền vững cho tương lai

Sơn La: Nông nghiệp tuần hoàn - hướng đi bền vững cho tương lai

Sơn La đang tích cực chuyển đổi sang mô hình nông nghiệp tuần hoàn, tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp và chăn nuôi để bảo vệ môi trường, tăng hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính