Thứ năm 03/04/2025 09:44Thứ năm 03/04/2025 09:44 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác lúa tại ĐBSCL

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Mới đây tại Cần Thơ, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tổ chức Hội thảo quốc gia “Đất và phân bón” lần thứ nhất năm 2024.
Quang cảnh buổi Hội thảo
Quang cảnh buổi Hội thảo.

Mục đích hội thảo là đánh giá thực trạng độ phì thực tế của đất trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong vòng 5 năm gần đây. Từ đó xác định yếu tố hạn chế của đất để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi phí, tăng thu nhập cho người dân và giảm phát thải khí nhà kính.

Hội thảo lần này nằm trong chuỗi Hội thảo về “Đất và phân bón” do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tài trợ và sẽ được Ban tổ chức tiến hành thường niên với các chủ đề khác nhau, hướng đến các vùng sinh thái và cây trồng chính trong cả nước. Các báo cáo tham luận và thảo luận tại hội thảo đã tập trung cho hiện trạng độ phì nhiêu đất lúa và sử dụng hiệu quả phân bón trong canh tác lúa vùng ĐBSCL.

Với diện tích trồng lúa trên 1,5 triệu ha, diện tích gieo trồng hàng năm trên 3 triệu ha, hàng năm vùng ĐBSCL đóng góp 50% tổng sản lượng gạo và 90% lượng gạo xuất khẩu. Tuy nhiên theo đánh giá thì vùng đất này sẽ bị ảnh hưởng rất lớn trong thời gian tới.

Đất lúa ĐBSCL hiện đang phải đối mặt với tình trạng mất cân đối dinh dưỡng do khai thác đất chưa đúng cách. Việc đẩy cao cường độ thâm canh, tăng vụ, sử dụng phân bón vô cơ chưa cân đối, chưa tuân thủ các quy trình canh tác tiên tiến đã làm mất cân bằng dinh dưỡng trong đất, làm ảnh hưởng đến các tính chất lý, hóa và sinh học đất…

Hội thảo đã nêu rõ thực trạng đất ĐBSCL, đó là có 3 vùng sinh thái, thì vùng ven biển có chỉ số Ca/Mg dưới 1, thể hiện mất cân đối nghiêm trọng trong đất. Chỉ số pH cả 3 vùng đều là đất chua có pH từ 5.0 - dưới 5,5. Ngưỡng pH tối ưu cho lúa để cây lúa phát triển tốt thường nằm trong khoảng từ 5.5 - 6.5.

Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) giới thiệu khái quát kết quả triển khai “Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long”.
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) giới thiệu khái quát kết quả triển khai “Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long”.

Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng, Cục Trồng trọt, với diện tích đất trồng lúa ở ĐBSCL gieo trồng trên 3 triệu ha/năm, hàng năm vùng ĐBSCL đóng góp 50% tổng sản lượng gạo và 90% lượng gạo xuất khẩu. Tuy nhiên theo đánh giá thì vùng đất này sẽ bị ảnh hưởng rất lớn trong thời gian tới. Đất lúa ĐBSCL hiện đang phải đối mặt với tình trạng mất cân đối dinh dưỡng do khai thác đất chưa đúng cách. Việc tăng cường độ thâm canh, tăng vụ, sử dụng phân bón vô cơ chưa cân đối, chưa tuân thủ các quy trình canh tác tiên tiến đã làm mất cân bằng dinh dưỡng trong đất, làm ảnh hưởng đến các tính chất lý, hóa và sinh học đất…

Nằm phía cuối hạ nguồn sông Mekong, ĐBSCL là một trong những điểm nóng trên toàn cầu về biến đổi khí hậu. Ngoài các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán dài ngày, thì với vị trí 3 mặt Đông, Tây, Nam giáp biển Đông và biển Tây Nam, có đường bờ biển dài hơn 700km, ĐBSCL gặp phải những vấn đề cấp bách do biến đổi khí hậu như nước biển dâng, tình trạng xâm nhập mặn đang ngày càng nghiêm trọng. Điều này, ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất của đất và tác động đến năng suất lúa và đời sống bà con nông dân.

Thực tế sản xuất lúa tại ĐBSCL cho thấy, áp lực thâm canh tăng vụ dẫn đến việc sử dụng phân bón không hợp lý đã làm cho chất lượng đất giảm đi, có thể nói là làm cho đất bị suy thoái. Tại các vùng đất lúa ba vụ của Đồng Tháp, An Giang,… Qua thời gian, để duy trì năng suất, nông dân buộc phải tăng lượng phân bón trên đồng ruộng, dẫn đến lãng phí và ô nhiễm môi trường.

Ông Tùng còn nêu lên các thực trạng việc canh tác lúa tại ĐBSCL hiện nay bị bạc màu, trong đó có nguyên từ nông dân đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng, hay cày vùi rơm rạ ngay sau thu hoạch mà chưa được xử lý. Việc đốt rơm rạ ngay sau khi thu hoạch không chỉ gây lãng phí và ô nhiễm môi trường mà còn làm mất chất dinh dưỡng của đất, đốt nhiều lần và lâu dài sẽ làm cho đất biến chất và trở nên chai cứng. Việc cày vùi rơm rạ chưa qua xử lý, đất luôn ngập nước sẽ làm ảnh hưởng đến chất hữu cơ trong đất, lúa dễ bị ngộ độc hữu cơ và tạo ra nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính.

Đồng Tháp là tỉnh đứng thứ ba vùng ĐBSCL về sản lượng lúa sau Kiên Giang và An Giang. Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh là 255.005 ha, trong đó đất trồng lúa là 195.229 ha, chiếm tới 76,6%. Diện tích lúa 3 vụ chiếm khoảng 68% diện tích đất canh tác lúa và diện tích lúa 2 vụ chiếm khoảng 32%. Trong những năm gần đây, quỹ đất trồng lúa tiếp tục suy giảm do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chuyển mục đích sử dụng đất sang phi nông nghiệp.

Theo đại diện Sở NN-PTNT Đồng Tháp đánh giá, ở Đồng Tháp có 4 nhóm đất chính. Nhóm đất phù sa chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên, phân bố khắp 10 huyện, thành phố (trừ huyện Tân Hồng). Nhóm đất phèn chiếm 25,99% diện tích tự nhiên, phân bố khắp 10 huyện, thành phố (trừ TP Cao Lãnh). Nhóm đất xám chiếm 8,67% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên địa hình cao ở huyện Tân Hồng và Hồng Ngự. Nhóm đất cát chiếm 0,04% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở Động Cát và Gò Tháp, huyện Tháp Mười.

Để nâng cao chất lượng đất sản xuất nông nghiệp nói chung và đất trồng lúa nói riêng, trong những năm qua ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã triển khai có hiệu quả nhiều chương trình, đề án, dự án, mô hình áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như: chương trình sản xuất rau an toàn, hữu cơ, canh tác bền vững, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh, thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, giảm dần phân bón hóa học, hóa chất trong nông nghiệp... đã khai thác và sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp, góp phần không nhỏ để cải tạo, nâng cao chất lượng đất, góp phần gia tăng giá trị kinh tế trên diện tích canh tác.

Ông Ngô Văn Đông – Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền phát biểu tại Hội thảo
Ông Ngô Văn Đông – Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền phát biểu tại Hội thảo.

Ông Ngô Văn Đông, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền cho biết: Việc nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong canh tác lúa, qua các quy trình canh tác lúa thông minh gắn tăng trưởng xanh, phát thải thấp vùng ĐBSCL nằm trong Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao cho kết quả tích cực trong vụ hè thu 2024. Trong đó, trọng tâm là giảm lượng giống (còn dưới 80kg/ha), ứng dụng công nghệ vào trong việc sạ lúa (ứng dụng công cụ sạ hàng sạ cụm để giảm lượng giống nhưng đảm bảo năng suất). Tuân thủ quy trình rút nước ướt khô xen kẽ, đây là điều quan trọng để giúp lượng khí phát thải trên đồng ruộng và giúp rễ lúa ăn sâu hơn. Đồng thời còn hạn chế quá trình đổ ngã của cây lúa và cuối cùng là không đốt đồng mà đem rơm sau khi thu hoạch để phục vụ mục đích khác.

Kết quả vụ hè thu 2024, tại những mô hình trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao được triển khai ở các vùng sản xuất tại ĐBSCL cho thấy, việc áp dụng quy trình gieo sạ chính xác có kết hợp vùi phân và ứng dụng đồng bộ các kỹ thuật giúp mô hình đạt năng suất 7,2 tấn/ha, cao hơn ruộng ngoài mô hình 0,315 tấn/ha. Từ đó giúp nông dân giảm được chi phí đầu tư hơn 4,2 triệu đồng/ha, lợi nhuận tăng thêm 5,4 triệu đồng/ha. Các chỉ số về phát thải được ghi nhận giảm hơn so với ruộng ngoài mô hình vốn được canh tác theo tập quán cũ. Ngoài ra Công ty cổ phần phân bón Bình Điền cũng báo cáo về việc nghiên cứu và cho ra đời dòng sản phẩm Đầu Trâu Bio nhằm khắc phục một số tồn tại của đất lúa ĐBSCL như phèn, xâm nhập mặn, ngộ độc hữu cơ. Các mô hình đã được thực hiện tại một số tỉnh như Long An, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bình Định và Tây Ninh…

Các diễn giả chia sẻ tại Hội thảo.
Các diễn giả chia sẻ tại Hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu, chuyên gia đã thảo trình, trình bày các vấn đề về kết quả “Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” dưới góc nhìn từ sử dụng đất và phân bón hợp lý; hiệu quả của “Chương trình canh tác lúa thông minh tại ĐBSCL” giai đoạn 2016-2021 và 2022 đến nay; giải pháp hỗ trợ tăng hiệu quả sử dụng phân bón và giảm phát thải trong sản xuất lúa”.

Tại hội thảo, lãnh đạo Cục Trồng trọt đã khái quát kết quả triển khai “Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” dưới góc nhìn từ sử dụng đất và phân bón hợp lý. Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) trình bày báo cáo về “Giải pháp hỗ trợ tăng hiệu quả sử dụng phân bón và giảm phát thải trong sản xuất lúa”.

Hội thảo cũng nghe một số báo cáo của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Phân viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Nam Bộ; Trường đại học Nông nghiệp (thuộc Đại học Cần Thơ) và nhiều chuyên gia trong ngành nông nghiệp cùng các Sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL.

Ký kết thoả thuận hợp tác giữa Công ty CP Phân bón Bình Điền và Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) về nghiên cứu, đánh giá và phát triển công nghệ xử lý rơm rạ trên đồng ruộng từ 2024-2027.
Ký kết thoả thuận hợp tác giữa Công ty CP Phân bón Bình Điền và Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) về nghiên cứu, đánh giá và phát triển công nghệ xử lý rơm rạ trên đồng ruộng từ 2024-2027.

Cũng tại hội thảo, Công ty CP Phân bón Bình Điền đã ký kết thỏa thuận hợp tác với IRRI về nghiên cứu, đánh giá và phát triển công nghệ xử lý rơm rạ trên đồng ruộng giai đoạn 2024-2027; Thỏa thuận hợp tác giữa Bình Điền và các doanh nghiệp về thực hiện canh tác lúa thông minh giảm phát thải khí nhà kính vùng ĐBSCL giai đoạn 2024-2027.

Công ty CP Phân bón Bình Điền ký Thoả thuận hợp tác với một số Doanh nghiệp tham gia thực hiện chương trình “Canh tác lúa thông minh giảm phát thải vùng ĐBSCL giai đoạn 2024-2027”.
Công ty CP Phân bón Bình Điền ký Thoả thuận hợp tác với một số Doanh nghiệp tham gia thực hiện chương trình “Canh tác lúa thông minh giảm phát thải vùng ĐBSCL giai đoạn 2024-2027”.
 Chương trình canh tác lúa thông minh tại ĐBSCL của Công ty Bình Điền đã đem lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.
Chương trình canh tác lúa thông minh tại ĐBSCL của Công ty Bình Điền đã đem lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.
Sản phẩm phân bón Đầu Trâu của Bình Điền có mặt khắp 63 tỉnh thành trên cả nước.
Sản phẩm phân bón Đầu Trâu của Bình Điền có mặt khắp 63 tỉnh thành trên cả nước.

Bài liên quan

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Dự án “Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của ĐBSCL” đem lại rất nhiều điều tích cực cho sản xuất và môi trường.
Hội thi “Nhà nông đua tài” 2025: Khẳng định bản lĩnh nông dân Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Hội thi “Nhà nông đua tài” 2025: Khẳng định bản lĩnh nông dân Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 - năm 2025, Hội thi Nhà nông đua tài đã diễn ra từ ngày 10 - 11/3 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người dân và cộng đồng nông dân trồng cà phê Tây Nguyên.
Hội thi “Nhà nông đua tài” khởi tranh: Sân chơi bổ ích của "hai lúa"

Hội thi “Nhà nông đua tài” khởi tranh: Sân chơi bổ ích của "hai lúa"

Vòng loại hội thi "Nhà nông đua tài" 2025 với chủ đề "Canh tác cà phê thông minh" đã chính thức diễn ra tại Khu di tích Lịch sử - Văn hóa Đồn điền CaDa, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.
Gian hàng Phân bón Đầu Trâu “toả nắng” ở ngày hội cà phê lớn nhất Việt Nam

Gian hàng Phân bón Đầu Trâu “toả nắng” ở ngày hội cà phê lớn nhất Việt Nam

Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tự hào tiếp tục đồng hành cùng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột 2025 với 20 năm gắn bó.
Phân bón Bình Điền: Thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Phân bón Bình Điền: Thương hiệu quốc gia, vươn tầm quốc tế

Không chỉ khẳng định được vị thế ở thị trường trong nước, Công ty CP Phân bón Bình Điền còn vươn mình ra thị trường quốc tế.
Công ty CP Phân bón Bình Điền: Chung sức nông dân ra đồng, chung lòng gìn giữ thanh âm dân tộc

Công ty CP Phân bón Bình Điền: Chung sức nông dân ra đồng, chung lòng gìn giữ thanh âm dân tộc

Chiều 11/1, Bông Lúa Vàng 2024 chính thức tìm ra tân quán quân, đánh dấu 31 năm Phân bón Bình Điền đồng hành chắp cánh tài năng Cải lương - món ăn tinh thần cùng nông dân ra đồng.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Người con Tây Nguyên dành hết tâm huyết theo đuổi giấc mơ cà phê hữu cơ

Người con Tây Nguyên dành hết tâm huyết theo đuổi giấc mơ cà phê hữu cơ

Việt nam là nước đứng thứ 2 toàn cầu về sản lượng và xuất khẩu cà phê. Riêng sản lượng Robosta là đứng đầu thế giới. Thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất Tây Nguyên thổ nhưỡng tuyệt vời phù hợp để tạo nên những hạt cà phê đậm đà, mang hương vị riêng biệt. Cà phê đã trở thành nét văn hóa. Cũng như thưởng thức trà, thưởng thức cà phê theo một phong cách riêng, nhẹ nhàng, là cà phê đạo.
Doanh nhân Phạm Nhật Vượng: Người kiến tạo hệ sinh thái Vingroup

Doanh nhân Phạm Nhật Vượng: Người kiến tạo hệ sinh thái Vingroup

Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, là một trong những doanh nhân thành công và giàu có nhất Việt Nam. Câu chuyện của ông là hành trình đầy nghị lực, từ một sinh viên nghèo tại Nga đến người đứng đầu một tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành hàng đầu Việt Nam, với tầm ảnh hưởng vươn ra quốc tế.
Trần Đình Long và Hòa Phát: Từ nhà Thép đến nhà Nông

Trần Đình Long và Hòa Phát: Từ nhà Thép đến nhà Nông

Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Hòa Phát, là một trong những doanh nhân nổi bật và có ảnh hưởng lớn trong ngành công nghiệp Việt Nam. Câu chuyện của ông gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của Hòa Phát, từ một công ty buôn bán nhỏ trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành hàng đầu, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất thép.
Thái Hương: Người đi tiên phong với nền nông nghiệp tử tế

Thái Hương: Người đi tiên phong với nền nông nghiệp tử tế

Thái Hương, nhà sáng lập và Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH, là một biểu tượng của nữ doanh nhân Việt Nam với tầm nhìn chiến lược và những đóng góp to lớn cho nền nông nghiệp nước nhà. Bà được biết đến là người tiên phong đưa nền nông nghiệp công nghệ cao vào Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa, kiến tạo nên thương hiệu TH true MILK nổi tiếng.
Phân bón Miền Nam cam kết đồng hành cùng ngành cà phê Việt

Phân bón Miền Nam cam kết đồng hành cùng ngành cà phê Việt

Tham dự Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột, Công ty Cổ phần Phân bón Việt Nam một lần nữa thể hiện sự quan tâm đặc biệt và cam kết đồng hành cùng ngành cà phê Việt Nam.
Thương hiệu chuỗi cung ứng "Bác Tôm" và hành trình với nông nghiệp hữu cơ Việt Nam

Thương hiệu chuỗi cung ứng "Bác Tôm" và hành trình với nông nghiệp hữu cơ Việt Nam

Trần Mạnh Chiến, cái tên gắn liền với thương hiệu chuỗi cung ứng "Bác Tôm" và vai trò Trưởng ban điều phối PGS Việt Nam, là một trong những người tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam. Hành trình của ông không chỉ là câu chuyện về một doanh nhân thành công, mà còn là hành trình của một người có tầm nhìn, tâm huyết với sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp nước nhà.
Hà thủ ô đỏ trở thành cây kinh tế chủ lực: "Chắp cánh" nâng tầm thương hiệu nông sản

Hà thủ ô đỏ trở thành cây kinh tế chủ lực: "Chắp cánh" nâng tầm thương hiệu nông sản

Hơn nửa thập kỷ trước, những cánh rừng huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng vẫn còn rải rác những bụi cây hà thủ ô đỏ mọc hoang dã. Nhưng do khai thác quá mức, loại dược liệu quý này ngày càng suy kiệt. Nhận thấy tiềm năng phát triển cây hà thủ ô đỏ trong điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu đặc trưng của địa phương, ông Ninh Văn Tuyến, Giám đốc Công ty TNHH HATODO (Công ty) đã tiên phong đưa cây hà thủ ô đỏ vào trồng đại trà, biến loại cây dược liệu quý này thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng sống trọn đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng sống trọn đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương

Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, anh Lê Bảo Hưng (sinh năm 1993), Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp chăn nuôi Bảo Hưng (HTX), xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, tốt nghiệp ngành kinh tế, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã khởi nghiệp thành công từ mô hình chăn nuôi an toàn sinh học. Anh là gương điển hình cho lớp trí thức trẻ Cao Bằng sống trọn với đam mê, bằng nghị lực tuổi trẻ, cùng ý chí vươn lên thực hiện khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.
Phú Mỹ đồng hành cùng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột năm 2025

Phú Mỹ đồng hành cùng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột năm 2025

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ) – đơn vị sản xuất và kinh doanh Phân bón Phú Mỹ đã đồng hành cùng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 với tư cách là nhà tài trợ với Danh vị Vàng, tiếp tục khẳng định vai trò của mình trong việc đồng hành cùng bà con nông dân trồng cà phê và hỗ trợ ngành phát triển bền vững.
Festival Cà phê Buôn Ma Thuột: Phân bón Miền Nam và khao khát nâng tầm nông sản Việt

Festival Cà phê Buôn Ma Thuột: Phân bón Miền Nam và khao khát nâng tầm nông sản Việt

Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam tiếp tục tham gia và đồng tài trợ cho Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, năm 2025 đang diễn ra tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk, Số 2 Hùng Vương, TP. Buôn Ma Thuột từ ngày 09-13/3/2025.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính