Thứ năm 26/12/2024 23:43Thứ năm 26/12/2024 23:43 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Một huyện của tỉnh Thái Bình có 150.000 nông dân sản xuất giỏi, trong đó có nhiều tỷ phú

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Hưng Hà (Thái Bình) đã đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới, không chỉ giúp hội viên phát triển kinh tế, mang lại nguồn thu nhập cao mà còn tác động tích cực thay đổi nhận thức của nhiều nông dân.

Cách đây hơn 10 năm, sau những chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình kinh tế hiệu quả ở một số địa phương, anh Hoàng Cao Cường, thôn Đôn Nông, xã Đoan Hùng (huyện Hưng Hà, Thái Bình) nhận thấy việc chuyển đổi diện tích đất trũng cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng mô hình chăn nuôi sẽ phát triển kinh tế ổn định.

Từ nhận thức ấy, anh mạnh dạn xin chuyển đổi ruộng trũng của gia đình và thuê lại ruộng của bà con xung quanh để đào ao thả cá, đầu tư vốn mở trang trại chăn nuôi lợn, bò giống 3B tạo thành mô hình liên hoàn khép kín. Trên diện tích 8 mẫu, anh quy hoạch 3 ao thả cá truyền thống, 2 khu nuôi 30 lợn nái, 600 lợn thịt, 1 khu nuôi 40 con bò.

Một huyện của tỉnh Thái Bình có 150.000 nông dân sản xuất giỏi, trong đó có nhiều tỷ phú - Ảnh 1.

Ông Vũ Văn Hiển, xã Đoan Hùng (Hưng Hà, Thái Bình) thu hoạch nhãn xuất bán cho thương lái.

Anh Cường cho biết: "Với diện tích mặt nước hiện có, tôi nuôi các giống cá truyền thống như rô phi, chép, trắm... áp dụng nuôi cá theo phương pháp bán thâm canh, cơ cấu 30% cá trắm, 40% rô phi, 30% cá chép; mỗi năm sản lượng đạt từ 10 tấn cá các loại. Đồng thời, tiêu thụ ra thị trường 30 - 40 tấn lợn thịt và hàng chục con bò đến kỳ xuất bán, thu về hàng trăm triệu đồng/năm.

Để có được kết quả này, tôi đã trải qua rất nhiều khó khăn như thiếu vốn, con giống, thiếu khoa học kỹ thuật và chưa kiểm soát được dịch bệnh. Nhưng nhờ sự tạo điều kiện về vốn, khoa học kỹ thuật của Hội Nông dân các cấp đã giúp tôi vượt qua khó khăn, ổn định kinh tế như ngày hôm nay".

Giống như anh Cường, ông Vũ Văn Hiển, thôn Đôn Nông, xã Đoan Hùng tập trung canh tác 5ha chuyển đổi để nuôi gần 70 con bò, trong đó có 20 con bò đẻ, còn lại là bò thịt; quy hoạch 5 mẫu trồng các loại cây ăn quả gồm 3 mẫu trồng nhãn, 2 mẫu trồng bưởi diễn, 1 mẫu trồng thanh long. Mỗi năm ông Hiển xuất bán hàng tấn quả các loại, hàng chục tấn bò thịt, doanh thu đạt hàng tỷ đồng.

Ông chia sẻ: Được Hội Nông dân xã tổ chức đi tham quan, học hỏi một số mô hình chăn nuôi và trồng cây ăn quả ở các địa phương, tôi đã quyết định chuyển đổi toàn bộ diện tích ruộng của gia đình và người thân sang nuôi nuôi bò kết hợp với trồng cây ăn quả.

Với sự hướng dẫn tận tình về kỹ thuật của cán bộ Hội Nông dân từ tỉnh đến xã và học hỏi trên trên sách báo, internet, đến nay mô hình đã phát triển ổn định. Hơn thế, tôi còn được vay 50 triệu đồng từ nguồn quỹ của Hội để mở rộng mô hình. Nhờ đó, thu nhập của gia đình ổn định và từng bước tăng cao.

Đây chỉ là 2 trong rất nhiều nông dân đã mạnh dạn phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương Hưng Hà. Những tấm gương sản xuất, kinh doanh giỏi không chỉ tiên phong, mở hướng làm ăn, đánh thức tiềm năng, lợi thế của địa phương mà còn tạo động lực cho nhiều hội viên học và làm theo.

Một huyện của tỉnh Thái Bình có 150.000 nông dân sản xuất giỏi, trong đó có nhiều tỷ phú - Ảnh 2.

Các cấp hội nông dân trong huyện Hưng Hà (Thái Bình) kiểm tra hiệu quả nguồn vốn vay của hội viên.

Ông Phạm Văn Thanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đoan Hùng cho biết: Từ những tấm gương trên, đến nay xã Đoan Hùng đã có trên 30 hội viên học tập phát triển kinh tế từ nông nghiệp. Để tiếp tục giúp hội viên làm giàu và giảm nghèo bền vững, chúng tôi đã đứng ra tín chấp với các ngân hàng cho hội viên vay vốn với tổng dư nợ trên 9 tỷ đồng để phát triển kinh tế.

Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vận động hội viên xây dựng các mô hình kinh tế theo hướng thiết thực, hiệu quả. Chúng tôi liên kết hợp tác, khai thác tiềm năng, thế mạnh của các địa phương gắn với đáp ứng nhu cầu của thị trường nhằm hỗ trợ hội viên tiêu thụ sản phẩm.

Từ năm 2018 đến nay, Hội Nông dân huyện Hưng Hà đã tín chấp với các ngân hàng và duy trì 247 tổ vay vốn với dư nợ gần 240 tỷ đồng cho trên 4.800 lượt hộ nông dân vay; đồng thời, cho hội viên vay trên 2,9 tỷ đồng từ quỹ hỗ trợ nông dân.

Ngoài ra Hội còn phối hợp tổ chức 48 lớp đào tạo nghề, tạo việc làm cho gần 1.900 lao động; tổ chức trên 1.100 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, thu hút 94.000 lượt cán bộ, hội viên tham dự; phối hợp cung ứng gần 2.400 tấn phân bón, hàng chục tấn giống các loại cho nông dân phát triển sản xuất...

Toàn huyện có gần 150.000 lượt hội viên đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Hàng năm, các cấp hội đã giúp trên 500 gia đình hội viên vượt khó vươn lên làm chủ cuộc sống.

Ông Trần Hữu Đích, Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết: Giúp hội viên phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác hội và phong trào nông dân tại địa phương.

Thông qua việc phát động và triển khai hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã tạo động lực thúc đẩy hội viên không ngừng phát triển kinh tế hộ gia đình, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. S

Song song với phát triển kinh tế hộ gia đình, việc phát triển các hình thức kinh tế tập thể là hướng phát triển tất yếu, đem lại hiệu quả lâu dài. Chính vì vậy, hội nông dân các cấp đã triển khai thực hiện các chương trình, tuyên truyền, vận động và định hướng cho hội viên tham gia các HTX, tổ hợp tác; vận động nông dân nâng cao chất lượng nông sản, bảo đảm các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; liên kết sản xuất và tiêu thụ nhằm xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

danviet.vn

Bài liên quan

Đây là "cây tiền tỷ" đang trồng thành công ở An Giang, nay được mùa, dân bẻ trái bán giá tốt

Đây là "cây tiền tỷ" đang trồng thành công ở An Giang, nay được mùa, dân bẻ trái bán giá tốt

Đây là sầu riêng, "cây tiền tỷ" trồng thành công ở An Giang, nay được mùa, bẻ trái bán giá sầu riêng đang tốt. Nông dân huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) đang vào chính vụ thu hoạch sầu riêng. Năm nay, hoạt động mua bán, vận chuyển sầu riêng...
Ở Lâm Đồng có một anh thiếu tá mê trồng rau hữu cơ, tạo việc làm, thu nhập tốt cho 10 người khác

Ở Lâm Đồng có một anh thiếu tá mê trồng rau hữu cơ, tạo việc làm, thu nhập tốt cho 10 người khác

Ở Lâm Đồng có một anh thiếu tá mê trồng rau hữu cơ, tạo việc làm, thu nhập tốt cho 10 người khác. Thời gian qua, Thiếu tá Âu Trường Thành - công tác tại Trung đoàn Bộ binh 994 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng, đã mạnh dạn trồng rau hữu cơ...
Sơn La: Chị gái trồng nho thân gỗ để chơi, nào ngờ khách cứ đòi mua cả cây

Sơn La: Chị gái trồng nho thân gỗ để chơi, nào ngờ khách cứ đòi mua cả cây

Một nông dân Sơn La "liều" trồng nho thân gỗ lạ để chơi, nào ngờ dân tình nếm, đòi mua cả cây. Đó là mô hình trồng nho thân gỗ lạ mắt, trái ra quá trời, đếm chả xuể của chị Nguyệt, nông dân xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La...
"Bà tổ" nghề làm món "hao cơm nhất miền Tây" kể thời hoàng kim, ngày bán 7 tạ hết veo veo

"Bà tổ" nghề làm món "hao cơm nhất miền Tây" kể thời hoàng kim, ngày bán 7 tạ hết veo veo

Theo "bà tổ" nghề mắm ba khía ở huyện Bình Đại (Bến Tre), những năm 1990, mỗi ngày bà bán hàng trăm kg, có ngày bán 7 tạ mắm.
Đây là người đầu tiên của làng Phung ở Gia Lai trồng cà phê, bao nhiêu năm thì lãi 800 triệu/vụ?

Đây là người đầu tiên của làng Phung ở Gia Lai trồng cà phê, bao nhiêu năm thì lãi 800 triệu/vụ?

Đây là người đầu tiên của làng Phung ở Gia Lai trồng cà phê, bao nhiêu năm thì lãi 800 triệu/vụ? Cách đây 15 năm, ông Rơ Châm Kyêu là người Jrai đầu tiên trồng cà phê ở làng Phung, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai...
Mỗi năm thu hàng tỷ đồng nhờ đam mê làm nông nghiệp hữu cơ

Mỗi năm thu hàng tỷ đồng nhờ đam mê làm nông nghiệp hữu cơ

Nhận thấy xu hướng làm nông nghiệp công nghệ cao ngày càng phát triển mạnh, cùng với niềm đam mê mạnh mẽ, năm 2019, chị Trần Thu Trang (sinh năm 1985), quê xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã từ bỏ công việc ổn định để về quê. Sau những ngày trăn trở, tìm hiểu, chị đã đầu tư, hình thành nên Dfarm Quảng Trị, trang trại chuyên sản xuất hữu cơ công nghệ cao theo tiêu chuẩn Organic trên diện tích gần 4ha với tổng kinh phí đầu tư hơn 5 tỉ đồng.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Du lịch Thanh Hóa: Sắc màu nở rộ từ những nỗ lực vun trồng

Du lịch Thanh Hóa: Sắc màu nở rộ từ những nỗ lực vun trồng

Nhiều bạn trẻ xứ Thanh đang tâm huyết vun trồng "hương sắc bốn mùa" cho du lịch địa phương bằng những mô hình du lịch sáng tạo, độc đáo như phim trường hoa ở động Tiên Sơn hay nông trại kết hợp du lịch sinh thái ở Nông trại Ánh Dương.
Tin tức thị trường nông sản 21/12/2024: Giá lúa gạo, cà phê tiếp tục giảm

Tin tức thị trường nông sản 21/12/2024: Giá lúa gạo, cà phê tiếp tục giảm

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo giảm nhẹ, cao su tăng, trong khi đó giá cà phê giảm 1.800 đồng/kg.
Tin tức thị trường nông sản 20/12/2024: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu đều giảm

Tin tức thị trường nông sản 20/12/2024: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu đều giảm

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, cà phê giảm, đáng chú ý giá tiêu giảm 1.000 đồng/kg.
Việt Nam sẽ xuất khẩu chanh leo sang thị trường Hoa Kỳ vào năm 2025

Việt Nam sẽ xuất khẩu chanh leo sang thị trường Hoa Kỳ vào năm 2025

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán về biện pháp kiểm dịch thực vật với quả chanh leo tươi. Dự kiến trong năm 2025, Việt Nam sẽ có thêm sản phẩm chanh leo xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Tin tức thị trường nông sản 19/12/2024: Giá lúa gạo, cà phê giảm

Tin tức thị trường nông sản 19/12/2024: Giá lúa gạo, cà phê giảm

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, cà phê giảm trong khi đó giá cao su đi ngang.
Liên hiệp Hợp tác xã Tiêu dùng Việt Nam: Cầu nối sản xuất và tiêu dùng, vì một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững

Liên hiệp Hợp tác xã Tiêu dùng Việt Nam: Cầu nối sản xuất và tiêu dùng, vì một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững

Liên hiệp Hợp tác xã tiêu dùng Việt Nam (VCCU) là một tổ chức tự nguyện, gắn kết sự phát triển bền vững cho các thành viên Liên minh Hợp tác xã các tỉnh, thành phố, là cầu nối giữa Liên minh Hợp tác xã các tỉnh, thành trong cả nước.
Nâng cao chất lượng, giá trị và năng lực cạnh tranh cho nông sản

Nâng cao chất lượng, giá trị và năng lực cạnh tranh cho nông sản

Theo Tổng cục Thống kê, ước tính 11 tháng năm 2024, Việt Nam có 7 mặt hàng nông, lâm, thủy ản có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD, gồm: gỗ và sản phẩm gỗ thặng dư 12,11 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước; rau quả 4,56 tỷ USD, tăng 33,9%; cà phê 4,53 tỷ USD, tăng 30,5%; gạo 4,07 tỷ USD, tăng 14,6%; tôm 3,19 tỷ USD, tăng 20,5%; cá tra 1,72 tỷ USD, tăng 10,1%; và hạt tiêu thặng dư 1,07 tỷ USD, tăng 43,5%.
Tin tức thị trường nông sản 18/12/2024: Giá lúa gạo, tiêu, cà phê tăng nhẹ

Tin tức thị trường nông sản 18/12/2024: Giá lúa gạo, tiêu, cà phê tăng nhẹ

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, tiêu tăng nhẹ, cà phê tăng 800 đồng/kg.
Tin tức thị trường nông sản 17/12/2024: Giá lúa gạo, cao su ổn định

Tin tức thị trường nông sản 17/12/2024: Giá lúa gạo, cao su ổn định

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, cao su ổn định, trong khi đó cà phê giảm 1.000 đồng/kg.
Tin tức thị trường nông sản 15/12/2024: Giá cà phê, tiêu đều tăng

Tin tức thị trường nông sản 15/12/2024: Giá cà phê, tiêu đều tăng

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá cà phê, tiêu đều tăng 1.000 đồng/kg, trong khi đó giá gạo giảm.
Tin tức thị trường nông sản 13/12/2024: Giá lúa gạo, tiêu, cà phê đều giảm

Tin tức thị trường nông sản 13/12/2024: Giá lúa gạo, tiêu, cà phê đều giảm

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, tiêu giảm, đáng chú ý giá cà phê giảm từ 1.700 – 2.000 đồng/kg.
Tin tức thị trường nông sản 12/12/2024: Giá lúa gạo, cao su ổn định

Tin tức thị trường nông sản 12/12/2024: Giá lúa gạo, cao su ổn định

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo, cao su ổn định; giá cà phê tăng nhẹ.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính