Thứ bảy 05/04/2025 03:18Thứ bảy 05/04/2025 03:18 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Lâm Đồng đề nghị hỗ trợ kiểm soát chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ địa phương kiểm soát chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu.
Lâm Đồng đề nghị hỗ trợ kiểm soát chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu

Lâm Đồng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ địa phương kiểm soát chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu

Hiện nay, diện tích canh tác sầu riêng toàn tỉnh Lâm Đồng đạt gần 25.800 ha. Trong đó, diện tích trồng thuần chiếm 44,5%; diện tích đang vào thời kỳ kinh doanh 14.000 ha. Sản lượng sầu riêng năm 2024 đạt 175.000 tấn, sản lượng thu hoạch ước tính năm 2025 khoảng 182.000 tấn.

Toàn tỉnh hiện có 61 doanh nghiệp, hợp tác xã thu mua sầu riêng và 35 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm sầu riêng với 1.639 hộ tham gia, diện tích 4.339 ha; phần lớn sản lượng sầu riêng sản xuất tại địa phương cung ứng cho thị trường để ăn tươi chiếm 85% tổng sản lượng sầu riêng toàn tỉnh; sầu riêng dạng bóc múi và cấp đông chiếm tỷ lệ 15% tổng sản lượng sầu riêng toàn tỉnh.

Có 114 vùng trồng sầu riêng được cấp mã số xuất khẩu với diện tích 5.489 ha phục vụ xuất khẩu và 10 cơ sở đóng gói sầu riêng với tổng diện tích nhà xưởng 13.519 m²; sản lượng đủ điều kiện xuất khẩu dự kiến khoảng 125.000 tấn/năm.

Năm 2024, sản lượng xuất khẩu sầu riêng khoảng 110.000 tấn; trong đó do các cơ sở trong tỉnh 25.518 tấn với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 104,15 triệu USD, tăng 2,72 triệu USD so với năm 2023; tỷ lệ xuất khẩu sầu riêng tươi chiếm 79%. Mục tiêu năm 2025 xuất khẩu khoảng 125.000 tấn; trong đó do các đơn vị trong tỉnh xuất khẩu đạt khoảng 30.000 tấn tăng 17,6% so với năm 2024.

Thời gian vừa qua, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tăng cường công tác tuyên truyền hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân áp dụng các quy trình kỹ thuật canh tác, biện pháp sau thu hoạch phù hợp, đáp ứng các yêu cầu của Trung Quốc; thực hiện chặt chẽ công tác giám sát các vùng trồng, đã thực hiện lấy 759 mẫu sầu riêng (năm 2023: 380 mẫu, năm 2024: 379 mẫu) giám định sinh vật gây hại, phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và kim loại nặng Cadimi (Cd) và chì (Pb). Kết quả phát hiện 11 mẫu sầu riêng bị nhiễm rệp sáp; 6 mẫu bị nhiễm Cd nhưng ở mức rất thấp 0.020-0,024mg/kg so với mức giới hạn tối đa của Trung Quốc (giới hạn cho phép tối đa 0.05mg/kg).

Để xác định nguyên nhân sản phẩm sầu riêng của 06 mẫu tại các vùng trồng bị nhiễm Cadimi nêu trên, đã tiến hành lấy 07 mẫu đất và 07 mẫu nước tại 06 vùng trồng có mẫu quả sầu riêng bị nhiễm Cadimi để phân tích và 01 vùng trồng không bị nhiễm để đánh giá. Kết quả 07 mẫu đất và 07 mẫu nước tại các vùng trồng sầu riêng đều không bị nhiễm Cadimi.

Để chuẩn bị cho xuất khẩu sầu riêng niên vụ 2025, tỉnh Lâm Đồng đã tập trung giám sát, chỉ đạo và hướng dẫn các tổ chức cá nhân đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm, đặc biệt là việc hạn chế sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có chứa Cadimi, Chì và đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch để tránh tồn dư trong sản phẩm; không sử dụng chất Auramine O (Vàng ô) trong sơ chế, bảo quản sản phẩm sầu riêng; hướng dẫn các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh sầu riêng chủ động xây dựng kế hoạch lấy mẫu kiểm soát chất lượng sản phẩm đối với các vùng trồng và sản phẩm tại cơ sở đóng gói; kiểm soát dư lượng kim loại nặng Cadimi, Chì và chất Auramine O đối với từng lô hàng xuất khẩu đi Trung Quốc và định kỳ theo các quy định về quản lý chất lượng an toàn thực phẩm.

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đối với sự việc trên, Lâm Đồng gặp một số khó khăn, vướng mắc, như: Nguồn gốc dư lượng kim loại nặng, đặc biệt là Cadimi trên sầu riêng chưa được xác định nguyên nhân và công bố cụ thể; gây khó khăn cho công tác tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sầu riêng.

Theo quy định, để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, mỗi container sầu riêng xuất khẩu đều phải được phân tích kiểm soát an toàn thực phẩm Cadimi, Chì, Auramine O... theo đó nhu cầu phân tích mẫu sầu riêng của tỉnh Lâm Đồng phục vụ xuất khẩu khoảng 1.500-2.000 mẫu/năm tuy nhiên hiện nay các đơn vị kiểm nghiệm được chỉ định trong nước đang tạm dừng tiếp nhận mẫu phân tích.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chưa có đơn vị nào đáp ứng được việc phân tích chỉ tiêu an toàn thực phẩm đối với sầu riêng để xuất khẩu, đặc biệt là Auramine O; để đáp ứng nhu cầu phân tích các chỉ tiêu kim loại nặng và vàng ô trong sản phẩm sầu riêng phục vụ cho việc xuất khẩu theo yêu câu của các nước nhập khẩu, các đơn vị, cá nhân của tỉnh phải gửi mẫu về thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội, Đà Nẵng gây tốn kém về chi phí và kéo dài thời gian chờ đợi kết quả phân tích, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các cơ sở cũng như việc chỉ đạo sản xuất, xử lý các vi phạm trong thanh kiểm tra của các cơ quan chức năng.

Nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm sầu riêng đảm bảo việc tiêu thụ ổn định cho người dân, gia tăng giá trị xuất khẩu. UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cử các Trung tâm phân tích trực thuộc đã được Trung Quốc và Việt Nam chỉ định hỗ trợ cho tỉnh Lâm Đồng thực hiện kiểm tra đối với các sản phẩm sầu riêng để phục vụ xuất khẩu đặc biệt là cho niên vụ 2025; nghiên cứu thành lập chi nhánh của các đơn vị phân tích đặt tại Lâm Đồng để thuận tiện cho công tác lấy mẫu, phân tích.

Hỗ trợ, hướng dẫn tỉnh Lâm Đồng thực hiện các thủ tục để có đơn vị tại tỉnh Lâm Đồng được Việt Nam và Trung Quốc chỉ định phân tích các sản phẩm xuất khẩu, ưu tiên đối với sản phẩm sầu riêng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Hướng dẫn phương pháp xác định nguyên nhân và biện pháp phòng tránh, khắc phục sầu riêng bị nhiễm kim loại nặng Cadimi.

Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn nghiên cứu xác định, hướng dẫn hoạt chất được phép sử dụng để xử lý sau thu hoạch, bảo quản sầu riêng và các giải pháp công nghệ sau thu hoạch tiên tiến để bảo quản sầu riêng và các sản phẩm trái cây khác./.

Bài liên quan

Lâm Đồng: Hỗ trợ Làng nghề dệt thổ cẩm Đạ Nghịch phát triển

Lâm Đồng: Hỗ trợ Làng nghề dệt thổ cẩm Đạ Nghịch phát triển

Làng nghề dệt thổ cẩm thôn Đạ Nghịch, xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc được công nhận từ năm 2012, tuy nhiên cho đến thời điểm này, việc phát triển đang gặp rất nhiều khó khăn.
Lâm Đồng: Yêu cầu xử lý diện tích đất lâm nghiệp bị tái lấn chiếm, lấn chiếm trái phép tại xã Rô Men

Lâm Đồng: Yêu cầu xử lý diện tích đất lâm nghiệp bị tái lấn chiếm, lấn chiếm trái phép tại xã Rô Men

Ngày 31/3, UBND huyện Đam Rông (Lâm Đồng) chỉ đạo xử lý việc, diện tích đất lâm nghiệp bị tái lấn chiếm, lấn chiếm trái phép tại xã Rô Men.
Lâm Đồng: Chấm dứt hoạt động dự án đầu tư Nuôi cá nước lạnh, quản lý bảo vệ rừng của một Công ty

Lâm Đồng: Chấm dứt hoạt động dự án đầu tư Nuôi cá nước lạnh, quản lý bảo vệ rừng của một Công ty

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa Quyết định, chấp thuận chủ trương chấm dứt hoạt động dự án đầu tư Nuôi cá nước lạnh, quản lý bảo vệ rừng của Công ty TNHΗΗ Nắng Đà Lạt.
Lâm Đồng: Kiểm tra thực tế việc khai thác nước mặt tại xã Rô Men để nuôi cá Tầm

Lâm Đồng: Kiểm tra thực tế việc khai thác nước mặt tại xã Rô Men để nuôi cá Tầm

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng sẽ kiểm tra thực tế tình hình khai thác nước mặt tại thôn 2, xã Rô Men, huyện Đam Rông.
Lâm Đồng: Lượng chất thải rắn nông nghiệp phát sinh khá lớn

Lâm Đồng: Lượng chất thải rắn nông nghiệp phát sinh khá lớn

Trung bình hàng năm lượng chất thải nguy hại từ hoạt động nông nghiệp thải ra môi trường tại tỉnh Lâm Đồng khoảng 800 - 1.000 tấn/năm.
Lâm Đồng: Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Lâm Đồng: Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Công tác quản lý nhà nước về BVMT của UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng luôn được chú trọng đã và đang được triển khai thực hiện đồng bộ và có hiệu quả nhất định góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Mỹ công bố thuế quan mới: Thách thức lớn cho xuất khẩu Việt Nam

Mỹ công bố thuế quan mới: Thách thức lớn cho xuất khẩu Việt Nam

Rạng sáng 3/4/2025 theo giờ Việt Nam, chính quyền Mỹ đã chính thức công bố gói thuế quan mới áp dụng đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Động thái này được Tổng thống Donald Trump tuyên bố là một phần trong kế hoạch “độc lập kinh tế” của Mỹ, với mục tiêu bảo vệ nền sản xuất nội địa và giảm thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, việc áp thuế cao đối với hàng hóa Việt Nam có thể tạo ra những khó khăn đáng kể cho nền kinh tế trong thời gian tới.
Xuất khẩu nông sản quý 1/2025 đạt 15,71 tỷ USD

Xuất khẩu nông sản quý 1/2025 đạt 15,71 tỷ USD

Quý 1/2025, giá trị xuất khẩu nông sản đã đạt 15,71 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước và mục tiêu trong năm nay là đạt 64-65 tỷ USD.
Hồ tiêu "lập đỉnh" giá cao nhất, xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường thế giới

Hồ tiêu "lập đỉnh" giá cao nhất, xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường thế giới

Trong bối cảnh thị trường nông sản quốc tế nhiều biến động, Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là quốc gia xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới với giá xuất khẩu đạt mức cao nhất trong vòng 8 năm qua. Điều này mang lại nguồn thu lớn cho người nông dân, bất chấp sản lượng xuất khẩu sụt giảm.
Phát hiện 16 lô hàng thủy sản bị cảnh báo dư lượng kháng sinh

Phát hiện 16 lô hàng thủy sản bị cảnh báo dư lượng kháng sinh

Theo thông tin từ Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường - Bộ Nông nghiệp và Môi trường tính đến nay có 16 lô hàng thủy sản bị cảnh báo dư lượng kháng sinh chiếm 0,1%, giảm nhẹ so với năm trước.
Xuất khẩu gỗ Việt Nam: Mục tiêu 18 tỷ USD năm 2025 vẫn khả thi trong thách thức

Xuất khẩu gỗ Việt Nam: Mục tiêu 18 tỷ USD năm 2025 vẫn khả thi trong thách thức

Bất chấp những biến động của thị trường, ngành gỗ Việt Nam vẫn tự tin hướng tới mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD vào năm 2025, dựa trên nền tảng tăng trưởng ấn tượng của năm 2024.
Thái Bình: Hưng Hà đẩy mạnh sản xuất gạo xuất khẩu theo tiêu chuẩn Nhật Bản

Thái Bình: Hưng Hà đẩy mạnh sản xuất gạo xuất khẩu theo tiêu chuẩn Nhật Bản

Hưng Hà ký kết hợp tác, đẩy mạnh sản xuất lúa Nhật, hướng tới xuất khẩu 10.000 tấn gạo vào năm 2030, tăng thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế địa phương.
Trung Quốc xuất khẩu giống bò lai tạo đặc biệt sang Lào

Trung Quốc xuất khẩu giống bò lai tạo đặc biệt sang Lào

Trung Quốc và Lào đang tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc bền vững, đánh dấu bước tiến mới với thỏa thuận xuất khẩu giống bò Hoa Tây (Huaxi) sang Lào.
Malaysia siết chặt nhập khẩu thực phẩm

Malaysia siết chặt nhập khẩu thực phẩm

Malaysia đang dự thảo sửa đổi Quy định Thực phẩm năm 1985, với mục tiêu tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm nhập khẩu. Động thái này được đánh giá là sẽ tạo ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực nông sản và thực phẩm chế biến.
Thủy sản Việt Nam thuận lợi tại thị trường Anh

Thủy sản Việt Nam thuận lợi tại thị trường Anh

Nhờ lợi thế từ hai hiệp định thương mại tự do UKVFTA và CPTPP, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Anh tăng trưởng mạnh mẽ, mở ra cơ hội lớn cho ngành thủy sản nước nhà trong bối cảnh thị trường thế giới còn nhiều biến động.
Xuất khẩu gỗ nội thất Việt Nam: Thách thức từ thuế Mỹ và cơ hội thị trường nội địa

Xuất khẩu gỗ nội thất Việt Nam: Thách thức từ thuế Mỹ và cơ hội thị trường nội địa

Ngành gỗ Việt Nam đối mặt rủi ro thuế quan Mỹ, nhưng vẫn nhiều điểm sáng từ thị trường nội địa và nội lực doanh nghiệp.
Cua ghẹ Việt Nam "vươn mình" ra biển lớn: Xuất khẩu tăng trưởng kỷ lục

Cua ghẹ Việt Nam "vươn mình" ra biển lớn: Xuất khẩu tăng trưởng kỷ lục

Trong hai tháng đầu năm 2025, xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 86%, đạt kim ngạch hơn 62 triệu USD, khẳng định sức hút mạnh mẽ của sản phẩm Việt trên thị trường quốc tế.
Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm: Nguy cơ giảm giá, Việt Nam cần ứng phó

Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm: Nguy cơ giảm giá, Việt Nam cần ứng phó

Việc Ấn Độ chính thức gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm vào ngày 7/3 đã làm dấy lên lo ngại về nguy cơ giá gạo thế giới lao dốc, trong đó có Việt Nam. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh lượng gạo tồn kho của Ấn Độ tăng cao kỷ lục và nhu cầu quốc tế về loại gạo giá rẻ này ngày càng lớn.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính