![]() |
Tham gia thực hiện Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao sẽ giúp nông dân hưởng được nhiều lợi ích, hướng đến nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững |
Đề án mở rộng cửa cho nhiều đối tượng tham gia, bao gồm: thành viên của tổ hợp tác, của HTX nông nghiệp; tổ hợp tác, HTX nông nghiệp; doanh nghiệp liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vật tư đầu vào, cơ giới hoá, công nghệ thông tin, dịch vụ tín dụng, chế biến rơm rạ, dịch vụ liên quan khác; tổ chức quốc tế; và UBND các huyện, xã trên địa bàn triển khai Đề án.
Người tham gia Đề án sẽ được hưởng nhiều quyền lợi thiết thực, bao gồm lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường (giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện môi trường canh tác...); tiếp cận, chuyển giao các công nghệ tiên tiến, giải pháp kỹ thuật mới về sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp. Được ưu tiên tiếp cận hệ thống cơ sở hạ tầng tại vùng sản xuất lúa; hỗ trợ các cơ chế, chính sách về phát triển nông nghiệp, bảo vệ và phát triển đất trồng lúa và được xét tặng danh hiệu, khen thưởng, tôn vinh thành tích…
Để tham gia Đề án, các đối tượng cần thực hiện những nghĩa như tự nguyện tham gia; thực hiện theo các nội dung, yêu cầu tại Quyết định số 1490/QĐ-TTg ngày 27/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ; đáp ứng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng ĐBSCL và kế hoạch đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa...Đồng thời thực hiện các hợp tác, liên kết trong sản xuất, cung ứng dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm lúa.
Việc ban hành Quyết định 260/QĐ-UBND thể hiện quyết tâm của tỉnh Vĩnh Long trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng lúa gạo và giảm thiểu tác động đến môi trường. Đây là cơ hội tốt để các tổ chức và cá nhân tham gia vào một dự án có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành lúa gạo Việt Nam./.