Thứ sáu 18/04/2025 19:51Thứ sáu 18/04/2025 19:51 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Hạn hán, sâu bệnh ảnh hưởng nặng tới năng suất cây cà phê

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Sau những ngày nắng nóng gay gắt, những trận mưa đầu mùa bắt đầu xuất hiện giải "cơn khát" cho cây trồng; trong đó, có cây cà phê trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên, cây trồng này lại phải đối mặt với bệnh rệp sáp tấn công, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất.

Chú thích ảnh
Rệp sáp tấn công nhiều diện tích cà phê tại Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN

Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai, hiện trên 4.800 ha cà phê bị nhiễm bệnh rệp sáp; trong đó, nhiều diện tích bị nhiễm nặng. Nguyên nhân được xác định do thời tiết nắng nóng kéo dài, sau đó mưa đầu mùa tạo môi trường nóng ẩm, kích thích bệnh rệp sáp phát triển mạnh.

Ông Hoàng Văn Ga ở xã Ia Nan, Đức Cơ cho biết, gia đình ông có khoảng 30% diện tích cà phê bị rệp sáp tấn công, dù đã phun thuốc nhiều lần nhưng không hiệu quả. Theo dự đoán, những diện tích cà phê bị rệp sáp chắc chắn năng suất giảm từ 70 - 100%.

Chú thích ảnh
Rệp sáp tấn công nhiều diện tích cà phê tại Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN

Tại huyện Ia Grai, một trong những địa phương có diện tích cà phê nhiễm rệp sáp tăng cao, tập trung ở các xã Ia Sao, Ia Hrung, Ia Yok,... Tính đến 11/3, gần 200 ha bị nhiễm bệnh với tỷ lệ thiệt hại 50%.Theo lý giải của ông Đỗ Xuân Hiền, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai, bệnh rệp sáp phát triển do nắng nóng và mưa đầu mùa tạo môi trường thuận lợi.

Để đối phó và phòng ngừa những tác hại của bệnh rệp sáp gây ra, ngành chức năng khuyến cáo đối với những diện tích bị nhiễm rệp sáp nặng cần cắt bỏ những cành cà phê bị nhiễm để tránh lây lan; áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng trừ bệnh rệp sáp cho diện tích nhẹ; cân nhắc kỹ trước khi mở rộng diện tích trồng cà phê.

Chú thích ảnh
Rệp sáp tấn công vườn cà phê của gia đình ông Hoàng Văn Ga tại xã Ia Nan, huyện Đức Cơ. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN

Ông Trần Xuân Khải, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Gia Lai cho biết, ngành trồng trọt đã đi kiểm tra và hỗ trợ người dân thực hiện đồng bộ các kỹ thuật chăm sóc cũng như phòng trừ bệnh rệp sáp. Đối với những diện tích bị nặng, người dân nên cắt bỏ, thu gom và tiêu hủy. Đối với những diện tích bị nhẹ, người dân triển khai các biện pháp đồng bộ để phòng trừ.

Chú thích ảnh
Rệp sáp tấn công nhiều diện tích cà phê tại Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN

Với tổng diện tích trên 105.000 ha, cà phê là cây trồng chủ lực đặc trưng của người nông dân Gia Lai. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nắng nóng kéo dài làm thiếu nguồn nước tưới, thêm vào đó bệnh rệp sáp đang hoành hành khiến cây cà phê đứng trước nguy cơ mất mùa cao, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người dân.

doanhnghiepthuonghieu.vn

Bài liên quan

Chủ động ứng phó với hạn mặn

Chủ động ứng phó với hạn mặn

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đối mặt với nguy cơ xâm nhập mặn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân.
Sóc Trăng "căng mình" chống hạn mặn

Sóc Trăng "căng mình" chống hạn mặn

Sóc Trăng đang bước vào cao điểm mùa khô 2025 với tình hình xâm nhập mặn diễn biến phức tạp. Từ ngày 23/2, nước mặn đã ăn sâu vào sông Hậu từ 45-60km, đe dọa trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân. Trước tình hình đó, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tăng cường quan trắc đo mặn, kịp thời đóng cống ngăn mặn để trữ ngọt, bảo vệ sản xuất và nước sinh hoạt.
Đối mặt với xâm nhập mặn tăng cao, cảnh báo chủ động ứng phó

Đối mặt với xâm nhập mặn tăng cao, cảnh báo chủ động ứng phó

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn Quốc gia, xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong năm nay dự báo cao hơn mức trung bình nhiều năm, nhưng không quá nghiêm trọng như các năm cực đoan trước đây.
Đối mặt với xâm nhập mặn mùa khô 2024-2025

Đối mặt với xâm nhập mặn mùa khô 2024-2025

Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) dự báo, xâm nhập mặn trên các cửa sông Cửu Long sẽ tăng dần trong tháng 12 này.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Đắk Nông: Huyện Tuy Đức thực hiện hiệu quả chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Đắk Nông: Huyện Tuy Đức thực hiện hiệu quả chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

UBND huyện Tuy Đức (Đắk Nông) vừa tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, dự án lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025, đề xuất Chương trình phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2026 - 2030.
Tiền Giang đưa hơn 20 nghìn hecta vào vùng quy hoạch trồng lúa chất lượng cao phát thải thấp

Tiền Giang đưa hơn 20 nghìn hecta vào vùng quy hoạch trồng lúa chất lượng cao phát thải thấp

UBND tỉnh Tiền Giang vừa ban hành quy hoạch vùng trồng lúa năng suất, chất lượng cao với diện tích 20.787ha, chiếm 49% diện tích sản xuất lúa toàn tỉnh.
Hà Nội xây thêm nhà máy xử lý nước thải Kiến Hưng trị giá 740 tỷ đồng

Hà Nội xây thêm nhà máy xử lý nước thải Kiến Hưng trị giá 740 tỷ đồng

UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt dự án Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Kiến Hưng, với tổng mức đầu tư 740 tỷ đồng.
Hành trình "bắt tay" ba di sản: Khi ký ức văn hóa được kết nối

Hành trình "bắt tay" ba di sản: Khi ký ức văn hóa được kết nối

Sự bắt tay giữa ba tỉnh Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An mở ra hướng đi mới cho du lịch di sản, nhấn mạnh tính kết nối, bền vững và mang đậm bản sắc văn hóa địa phương
Phong Nha-Kẻ Bàng điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm ở Việt Nam

Phong Nha-Kẻ Bàng điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm ở Việt Nam

Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình vừa được Tạp chí du lịch danh tiếng Wanderlust (Anh) đánh giá Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm tại Việt Nam...
An Giang triển khai 40 mô hình trồng lúa chất lượng cao phát thải thấp

An Giang triển khai 40 mô hình trồng lúa chất lượng cao phát thải thấp

Vụ đông xuân 2024-2025, ngành nông nghiệp An Giang đã phối hợp cùng các địa phương triển khai 40 mô hình trình diễn với tổng diện tích 566 ha, trong đó 38 mô hình đã thu hoạch. Kết quả cho thấy năng suất tăng bình quân 0,78 tấn/ha, lợi nhuận tăng hơn 9,3 triệu đồng/ha.
Hòa Vang chú trọng nông nghiệp hữu cơ, phát triển đô thị sinh thái

Hòa Vang chú trọng nông nghiệp hữu cơ, phát triển đô thị sinh thái

Hòa Vang, huyện phía Tây Đà Nẵng, đã và đang chứng tỏ là một trong những địa phương đi đầu trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ kết hợp với mô hình đô thị sinh thái. Điều này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân mà còn bảo vệ môi trường, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
Trả dinh dưỡng lại cho đất lúa

Trả dinh dưỡng lại cho đất lúa

Vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang phải đối mặt với hiện tượng “ngộ độc hữu cơ” đồng ruộng do rơm rạ chưa kịp phân huỷ giữa các vụ.
Gia Lai: Hướng đến tiêu chuẩn xanh của EU

Gia Lai: Hướng đến tiêu chuẩn xanh của EU

UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành công văn số 833/UBND-KTTH, thể hiện quyết tâm cao trong việc triển khai các giải pháp ứng phó một cách toàn diện với Công điện số 17/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các chính sách xanh của EU. Đây là bước đi chiến lược, không chỉ giúp các doanh nghiệp địa phương vượt qua thách thức, mà còn mở ra những cơ hội mới trong việc tiếp cận thị trường quốc tế và hướng tới một nền kinh tế xanh, bền vững.
Bình Phước: Mức độ ô nhiễm tại các lưu vực một số con sông dần tăng lên

Bình Phước: Mức độ ô nhiễm tại các lưu vực một số con sông dần tăng lên

So sánh với kết quả quan trắc của những năm gần đây cho thấy, chất lượng nước tại các lưu vực sông Bé, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Chiu Riu, sông Măng của tỉnh Bình Phước đang có dấu hiệu xấu đi, mức độ ô nhiễm dần tăng lên.
Phú Yên: Hiện tượng lạ bùn trào lên từ mặt đất vẫn chưa dừng lại

Phú Yên: Hiện tượng lạ bùn trào lên từ mặt đất vẫn chưa dừng lại

Hiện tượng bùn trào lên từ mặt đất tại xã Xuân Sơn Nam (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú yên) vẫn đang diễn ra, xung quanh xuất hiện nhiều vết nứt dài khiến người dân lo lắng.
Vệ Vừng - Hồ nước giữa rừng dẻ và giấc mơ du lịch sinh thái ở quê lúa Yên Thành

Vệ Vừng - Hồ nước giữa rừng dẻ và giấc mơ du lịch sinh thái ở quê lúa Yên Thành

Giữa vùng đồng bằng trù phú của huyện lúa Yên Thành (Nghệ An), đập Vệ Vừng hiện lên như một viên ngọc xanh giữa lòng thiên nhiên, vừa lặng lẽ cống hiến cho nông nghiệp, vừa khơi gợi những tiềm năng to lớn về du lịch sinh thái. Công trình thủy lợi tưởng chừng chỉ có vai trò kỹ thuật nay đang dần trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho những ai muốn tìm về sự trong lành, nguyên sơ và bình yên.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính