Thứ năm 23/01/2025 16:25Thứ năm 23/01/2025 16:25 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Đối mặt với xâm nhập mặn mùa khô 2024-2025

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) dự báo, xâm nhập mặn trên các cửa sông Cửu Long sẽ tăng dần trong tháng 12 này.
Đối mặt với xâm nhập mặn mùa khô 2024-2025
Xâm nhập mặn trên các cửa sông Cửu Long sẽ tăng dần trong tháng 12, dự kiến ranh mặn 4g/l sẽ vào sâu từ 15-20km, thấp hơn từ 7-10km so với trung bình nhiều năm - Ảnh minh họa.

Theo dự báo, ranh mặn 4g/l sẽ vào sâu từ 15-20km, thấp hơn từ 7-10km so với trung bình nhiều năm. Tuy nhiên, Cục Thủy lợi nhận định nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025 vẫn ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, do đó các địa phương không được chủ quan, lơ là.

Để chủ động ứng phó, Cục Thủy lợi khuyến cáo các tỉnh vùng giữa và ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cần đề phòng triều cường dâng cao trong những tháng cuối năm, bằng cách gia cố hệ thống đê bao, bờ bao xung yếu để bảo vệ sản xuất. Đồng thời, các tỉnh cần xây dựng kế hoạch xuống giống sớm ở những khu vực lũ đã rút, nhằm tránh tình trạng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp khi nắng nóng, hạn hán xảy ra.

Đối với các hệ thống thủy lợi khép kín như vùng Tứ giác Long Xuyên, Nam Mang Thít, Gò Công, U Minh Thượng, U Minh Hạ..., cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa và nguồn nước trên sông Mekong để vận hành các công trình, tăng cường trữ nước trên hệ thống. Các địa phương cũng cần rà soát, tu bổ các công trình thủy lợi, chủ động đắp đập tạm để tăng cường khả năng lấy và trữ nước ngọt ở những khu vực có nguy cơ bị mặn xâm nhập.

Việc theo dõi sát sao các thông tin dự báo từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam... cũng rất quan trọng, giúp các địa phương kịp thời xây dựng kế hoạch ứng phó phù hợp.

Dòng chảy trên thượng nguồn sông Mekong tại trạm Kratie (Campuchia) và dòng chảy đầu nguồn sông Cửu Long tại Tân Châu và Châu Đốc trong tháng 11 vừa qua đều có xu thế giảm. Mực nước lũ nội đồng vùng ĐBSCL trong tháng 11 ở mức thấp trên vùng Thượng, ở mức cao trên vùng giữa và ven biển do triều cường. Triều cường đã gây ngập úng một số khu vực trũng thấp trên vùng giữa ĐBSCL, tuy nhiên mức độ ngập không nghiêm trọng bằng kỳ triều cường giữa tháng 10.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, xâm nhập mặn là một trong những thách thức lớn đối với vùng ĐBSCL. Việc chủ động phòng chống, ứng phó với xâm nhập mặn có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, phát triển kinh tế - xã hội bền vững của vùng.

Bài liên quan

Ứng phó thiên tai và biến đổi khí hậu ở ĐBSCL: Hạ tầng là nền tảng vững chắc

Ứng phó thiên tai và biến đổi khí hậu ở ĐBSCL: Hạ tầng là nền tảng vững chắc

Kết hợp hạ tầng thủy lợi và giao thông là "chìa khóa" trong Đề án ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu ở ĐBSCL đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
Công nghệ mới thắp sáng hy vọng cho ĐBSCL ngăn hạn mặn

Công nghệ mới thắp sáng hy vọng cho ĐBSCL ngăn hạn mặn

Khoa học công nghệ đang mở ra những hướng đi mới, giúp ĐBSCL đối mặt với tình trạng thiếu nước và xâm nhập mặn ngày càng trầm trọng.
Nông nghiệp Ấn Độ đang đối mặt với áp lực lớn do tình trạng hạn hán

Nông nghiệp Ấn Độ đang đối mặt với áp lực lớn do tình trạng hạn hán

Cơ quan Khí tượng Ấn Độ (IMD) vừa cảnh báo rằng lượng mưa tại Ấn Độ hiện chỉ đạt khoảng 20% so với mức bình thường, đặc biệt là các khu vực miền Bắc và Tây Bắc đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt mưa và nắng nóng gay gắt.
Trái đất gặp nhiều thiên tai do con người tiêu thụ quá mức nhiên liệu hóa thạch?

Trái đất gặp nhiều thiên tai do con người tiêu thụ quá mức nhiên liệu hóa thạch?

Năm 2024 tiếp tục chứng kiến nhiệt độ Trái đất không giảm mà có khả năng phá kỷ lục năm 2023, do ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính từ các hoạt động công nghiệp và sản xuất nhiên liệu hóa thạch.
Hạn hán, sâu bệnh ảnh hưởng nặng tới năng suất cây cà phê

Hạn hán, sâu bệnh ảnh hưởng nặng tới năng suất cây cà phê

Sau những ngày nắng nóng gay gắt, những trận mưa đầu mùa bắt đầu xuất hiện giải "cơn khát" cho cây trồng; trong đó, có cây cà phê trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên, cây trồng này lại phải đối mặt với bệnh rệp sáp tấn công, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất.
Hạn hán uy hiếp Lục địa đen

Hạn hán uy hiếp Lục địa đen

Hạn hán nghiêm trọng nhất 40 năm qua đã khiến các nước Malawi, Zambia và Zimbabwe (châu Phi) phải tuyên bố tình trạng thảm họa quốc gia do mất mùa.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Xanh hóa để phát triển bền vững

Xanh hóa để phát triển bền vững

Phát triển bền vững lấy tăng trưởng xanh làm chìa khóa then chốt đã trở thành yêu cầu cấp bách, được Đảng, Nhà nước định hướng đẩy mạnh nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và bảo vệ, giữ gìn môi trường.
Hồ Ba Bể: Hạ Long giữa đại ngàn Đông Bắc

Hồ Ba Bể: Hạ Long giữa đại ngàn Đông Bắc

Hồ Ba Bể, viên ngọc quý của tỉnh Bắc Kạn, là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam và là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ. Nằm trong Vườn quốc gia Ba Bể, hồ không chỉ sở hữu vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình mà còn ẩn chứa những giá trị địa chất, sinh thái và văn hóa độc đáo.
Sơn La: Sương muối gây thiệt hại cho gần 100 ha cà phê

Sơn La: Sương muối gây thiệt hại cho gần 100 ha cà phê

Sơn La đang khẩn trương triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả do sương muối gây ra đối với diện tích cà phê trên địa bàn.
Phú Thọ chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp

Phú Thọ chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp

Biến đổi khí hậu đang đặt ra những thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp, đặc biệt là với những hình thái thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng.
Cây Tre: Biểu tượng vĩnh hằng của làng quê Việt Nam

Cây Tre: Biểu tượng vĩnh hằng của làng quê Việt Nam

Từ bao đời nay, cây tre đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Hình ảnh lũy tre xanh ngát bao quanh những ngôi làng đã trở thành một biểu tượng quen thuộc, gắn liền với những giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc. Không chỉ là một loài cây, tre còn là người bạn đồng hành, chứng nhân lịch sử, và là nguồn cảm hứng bất tận cho văn học, nghệ thuật Việt Nam.
Bắc Giang bảo đảm nguồn nước cho vụ chiêm xuân

Bắc Giang bảo đảm nguồn nước cho vụ chiêm xuân

Dù đối mặt với tình hình thời tiết hanh khô kéo dài, tỉnh Bắc Giang vẫn tự tin bước vào vụ chiêm xuân nhờ sự chủ động trong công tác quản lý, điều tiết nguồn nước và triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống hạn.
Canh tác lúa phát thải thấp: Giải pháp kép cho Đồng bằng sông Cửu Long

Canh tác lúa phát thải thấp: Giải pháp kép cho Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đối mặt với bài toán nan giải về biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường. Trong bối cảnh đó, Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp nổi lên như một giải pháp kép, vừa giúp giảm phát thải khí nhà kính, vừa nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập cho nông dân.
HTX Nông nghiệp Trà Vinh chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu

HTX Nông nghiệp Trà Vinh chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang ngày càng gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp. Nhận thức được điều này, tỉnh Trà Vinh đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH cho HTX, góp phần ổn định sản xuất và nâng cao thu nhập cho nông dân.
Rừng ngập mặn: "Bức tường xanh" cần được bảo vệ và phát triển

Rừng ngập mặn: "Bức tường xanh" cần được bảo vệ và phát triển

Trước những tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu, rừng ngập mặn đang trở thành "lá chắn xanh" quan trọng bảo vệ vùng ven biển Việt Nam. Việc bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn không chỉ góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội.
Mô hình trồng rau khí canh: Lựa chọn cho nông nghiệp xanh

Mô hình trồng rau khí canh: Lựa chọn cho nông nghiệp xanh

Trong xu hướng đảm bảo sức khỏe và an toàn thực phẩm, nhiều gia đình đã chú trọng đến việc lựa chọn rau sạch trong bữa ăn hàng ngày. Nắm bắt được nhu cầu này, anh Lê Hoàng Vũ ở thôn 5, xã Ea Đar, huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk, đã quyết định áp dụng mô hình trồng rau khí canh để đạt hiệu quả kinh tế và đáp ứng xu hướng tiêu dùng xanh.
Chợ Đồn: Tỉa thưa rừng trồng - Nâng cao giá trị kinh tế

Chợ Đồn: Tỉa thưa rừng trồng - Nâng cao giá trị kinh tế

Mô hình tỉa thưa rừng trồng đang được triển khai hiệu quả tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, giúp nâng cao chất lượng gỗ, tăng thu nhập cho người dân và góp phần bảo vệ rừng bền vững.
Chủ động ứng phó với xâm nhập mặn mùa khô 2024-2025

Chủ động ứng phó với xâm nhập mặn mùa khô 2024-2025

Xâm nhập mặn mùa khô 2024-2025 được dự báo đến sớm và gay gắt, đe dọa sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân miền Tây.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính