Thứ tư 23/10/2024 16:48Thứ tư 23/10/2024 16:48 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Đồng Nai quy hoạch vùng sản xuất và định hướng phát triển Nông nghiệp Hữu cơ

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 2327/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030, đồng thời có quy hoạch vùng sản xuất và định hướng phát triển NNHC.
Đồng Nai tập trung phát triển NNHC
Đồng Nai tập trung phát triển NNHC

Phát triển NNHC được Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ V, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII xác định “…khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn;....; Phát huy lợi thế vùng, miền, địa phương, tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo chuỗi giá trị, dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Chính vì thế, tại Đại hội đại biểu lần thứ XI Đảng bộ tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định một trong các khâu đột phá, đó là: “Tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm; công nghiệp chế biến sâu nông sản và các dịch vụ nông nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.

Tỉnh Đồng Nai đã ban hành Nghị quyết số 05/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030; Ø Phê duyệt Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030 tại Quyết định số 2327/QĐ-UBND ngày 28/9/2023; Ø Tỉnh đã triển khai thực hiện chương trình nông nghiệp hữu cơ bằng các kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm.

Thực trạng phát triển NNHC tỉnh Đồng Nai

Tính đến cuối năm 2022, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 76 cơ sở sản xuất NNHC và hướng hữu cơ; trong đó, sản xuất hữu cơ có 3 cơ sở với tổng diện tích 8,2 ha (rau 2 cơ sở, 3,8 ha; hồ tiêu 1 cơ sở 3,5 ha; bưởi 1 cơ sở 0,9 ha) và sản xuất hướng theo hữu cơ 72 cơ sở (cây ăn quả 39 cơ sở 1.077,49 ha; rau 11 cơ sở 81,2 ha; lúa 3 cơ sở 33,7 ha; hồ tiêu 2 cơ sở 27,28 ha; nuôi heo 5 cơ sở 540 con; nuôi gà 1 cơ sở 3.000 con; nuôi tôm nước lợ 1 cơ sở 2,5 ha; các loại sản phẩm khác 11 cơ sở 419,36 ha).

Theo đánh giá chung, quy mô phát triển NNHC tại tỉnh Đồng Nai còn rất nhỏ, các mô hình NNHC và hướng theo Hữu cơ chưa thực hiện đúng quy định, tập trung ở các khu đông dân cư, khu công nghiệp nên nguy cơ ô nhiễm cao và rất nhiều vấn đề khác.

Định hướng phát triển NNHC trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Dựa trên việc đánh giá nguồn lực, các điều kiện tự nhiên thuận lợi cũng như khó khăn; hiện trạng và dự báo về quy mô dân số và mật độ dân số; hiện trạng và quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, hiện trạng và quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn; kết quả khảo sát môi trường đất, nước; kết quả xây dựng bản đồ các đơn vị đất đai và đánh giá thích nghi cây trồng; tiêu chí lựa chọn vùng sản xuất NNHC tập trung và các điểm sản xuất NNHC không tập trung… tỉnh Đồng Nai đã đưa ra định hướng phát triển NNHC cụ thể như sau”

Mục tiêu tổng quát: Phát triển NNHC trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị và chất lượng cao, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường để thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập cho người sản xuất và bảo đảm sức khỏe cho cả cộng đồng.

Mục tiêu cụ thể:

  • Xác định đối tượng ưu tiên phát triển NNHC trong giai đoạn 2021 – 2030 như những mô hình điểm để nhân ra diện rộng trong các giai đoạn sau năm 2030; theo đó, các đối tượng phát triển NNHC giai đoạn 2021 – 2030 là: cây lúa, cây rau thực phẩm, cây công nghiệp lâu năm (hồ tiêu, điều); cây ăn quả (bưởi, sầu riêng, xoài, chuối, chôm chôm); chăn nuôi (bò, heo, gia cầm); phát huy lợi thế nuôi trồng thủy sản hướng hữu cơ theo hình thức quảng canh dưới tán rừng (tôm sú, cá chẽm, cua biển, hàu và một số đối tượng nước lợ khác).
  • Đến năm 2025, tổng diện tích gieo trồng hữu cơ và hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh là 1.322 ha, chiếm 0,29% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh; trong đó diện tích gieo trồng hướng hữu cơ 1.250 ha, chiếm 0,27% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh; diện tích gieo trồng hữu cơ 72 ha, chiếm 0,02% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh. Chăn nuôi bước đầu chỉ có chăn nuôi hướng hữu cơ; trong đó, đàn bò 290 con; đàn heo 1.700 con, đàn gia cầm 100.000 con. Thủy sản nuôi hướng hữu cơ theo hình thức quảng canh dưới tán rừng (tôm sú, cá chẽm, cua biển, hàu và một số đối tượng nước lợ khác) với diện tích là 200 ha.
  • Đến năm 2030, tổng diện tích gieo trồng hữu cơ và hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh là 4.400 ha, chiếm 2,13% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh; trong đó diện tích gieo trồng hướng hữu cơ 3.242 ha, chiếm 1,57% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh; diện tích gieo trồng hữu cơ 1.158 ha, chiếm 0,56% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh. Đàn bò 1.030 con trong đó, hướng hữu cơ 680 con, hữu cơ 350 con; đàn heo 10.200 con; trong đó hướng hữu cơ 7.850 con, hữu cơ 2.350 con; đàn gia cầm 507.500 con; trong đó, hướng hữu cơ 375.000 con, hữu cơ 132.500 con. Thủy sản nuôi hướng hữu cơ theo hình thức quảng canh dưới tán rừng với diện tích nuôi là 400 ha.

Giải pháp thực hiện

  • Nhóm giải pháp về tuyên truyền, vận động và chỉ đạo điều hành đối với phát triển NNHC với mục tiêu để cả người sản xuất và người tiêu dùng thấy rõ vai trò, ý nghĩa của NNHC; đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với sản xuất với NNHC.
  • Nhóm giải pháp về đào tạo, tập huấn và phát triển nguồn nhân lực: Tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng lao động trong ngành.
  • Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển NNHC để có cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ sản xuất NNHC.
  • Nhóm giải pháp về thành lập các hợp tác xã để liên kết với doanh nghiệp, hình thành và nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm NNHC.
  • Giải pháp về chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
  • Nhóm giải pháp về ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong NNHC.
  • Nhóm giải pháp về xây dựng thương hiệu, XTTM và mở rộng thị trường.
  • Các dự án ưu tiên đầu tư trong sản xuất NNHC.

Bài liên quan

Bứt phá phát triển nông nghiệp hữu cơ

Bứt phá phát triển nông nghiệp hữu cơ

Đồng Nai đạt nhiều thành tựu vượt bậc trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, hướng tới một nền nông nghiệp xanh.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Doanh nhân những người tiên phong trong sự nghiệp phát triển kinh tế

Doanh nhân những người tiên phong trong sự nghiệp phát triển kinh tế

Vị trí và vai trò của tầng lớp doanh nhân ở đâu khi chúng ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường? Với những đóng góp thực tế của doanh nhân vào sự phát triển đất nước trong thời gian qua, nhiều bài viết trên báo chí đã gọi tầng lớp này là “người lính, người xung kích trong thời bình”, là “lực lượng chủ lực của nền kinh tế”, là “nhân vật trung tâm của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà”…
[Longform] Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ: Người khoẻ, môi trường khoẻ, giá trị cao

[Longform] Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ: Người khoẻ, môi trường khoẻ, giá trị cao

Dự án Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022 -2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn liền với tiêu thụ sản phẩm” đã giải quyết được cùng lúc nhiều vấn đề của ngành chăn nuôi gà, giúp người chăn nuôi khoẻ, giảm tối đa ô nhiễm môi trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Làm gì để gia tăng quỹ đất phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ?

Làm gì để gia tăng quỹ đất phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ?

Để gia tăng quỹ đất phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ, một loạt các biện pháp chi tiết và đồng bộ cần được triển khai. Dưới đây là những chiến lược cụ thể, cùng với các số liệu và ví dụ minh họa để làm rõ cách thực hiện hiệu quả.
[Longform] Hành trình “xanh” hóa du lịch từ những vườn rau hữu cơ

[Longform] Hành trình “xanh” hóa du lịch từ những vườn rau hữu cơ

Hội An tiên phong “xanh hóa” du lịch bằng mô hình kết hợp những vườn rau hữu cơ với trải nghiệm du lịch sinh thái. Mô hình này vừa giữ gìn bảo vệ môi trường vừa tạo ra nguồn thu nhập bền vững, mở hướng đi mới cho vùng đất di sản.
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật Mô hình nuôi gà lai chọi thương phẩm

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật Mô hình nuôi gà lai chọi thương phẩm

Ngày 11/10, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp thành phố Gia Nghĩa (Đắk Nông) tổ chức Hội thảo đánh giá hiệu quả và khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật Mô hình nuôi gà lai chọi thương phẩm.
Đài Loan vun trồng giấc mơ hữu cơ

Đài Loan vun trồng giấc mơ hữu cơ

Đài Loan đang đẩy mạnh nông nghiệp hữu cơ với 17.365 ha đất đạt chứng nhận, chiếm 3,09% tổng diện tích đất nông nghiệp, nhờ vào Đạo luật Thúc đẩy Nông nghiệp Hữu cơ và các chính sách hỗ trợ toàn diện.
Cần cơ chế để động viên nông dân sản xuất lúa phát thải thấp

Cần cơ chế để động viên nông dân sản xuất lúa phát thải thấp

Thiếu cơ chế cụ thể để động viên nông dân chuyển sang sản xuất lúa phát thải thấp cũng là một thách thức đáng kể. Khi không có chính sách khuyến khích rõ ràng, nông dân thường không có động lực để thay đổi các phương pháp canh tác truyền thống vốn phát thải cao, dẫn đến khó khăn trong việc mở rộng quy mô các biện pháp giảm phát thải.
Nông nghiệp thời 4.0: Phân bón hữu cơ dẫn đầu xu thế

Nông nghiệp thời 4.0: Phân bón hữu cơ dẫn đầu xu thế

Để giải quyết các hệ lụy từ việc lạm dụng phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ trở thành giải pháp tất yếu cho nền nông nghiệp Việt Nam, góp phần cải tạo đất, nâng cao năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường.
Việt Nam: Mục tiêu phát thải ròng carbon bằng 0 vào năm 2050

Việt Nam: Mục tiêu phát thải ròng carbon bằng 0 vào năm 2050

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm.
Sống chung giữa nông nghiệp an toàn và nông nghiệp hữu cơ trong chiến lược an ninh lương thực

Sống chung giữa nông nghiệp an toàn và nông nghiệp hữu cơ trong chiến lược an ninh lương thực

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp hữu cơ được nói nhiều, tuyên truyền nhiều trong các hội nghị, hội thảo, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng, hiểu thế nào là nông nghiệp hữu cơ và nên chọn phương án sản xuất nào có lợi hơn trong điều kiện sản xuất hiện nay đang là vấn đề được quan tâm.
Đắk Lắk: Người nông dân thành công lai ghép giống cây giổi

Đắk Lắk: Người nông dân thành công lai ghép giống cây giổi

Từ một số ít cây giống ban đầu, anh Thanh chọn gốc ghép loại cây gỗ cùng họ là Ngọc Lan, đem chồi ghép là cây Giổi để tạo giống mới. Bằng cách lai ghép này, anh Thanh đã tạo được giống mới, rồi tự mình đặt tên là "Giổi Xanh" rồi nhân rộng với số lượng lớn phục vụ trồng đại trà trên quy mô lớn.
Đồng Tháp: Thành công bước đầu trên hành trình nông nghiệp hữu cơ

Đồng Tháp: Thành công bước đầu trên hành trình nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ đang mang lại lợi ích kinh tế và môi trường cho Đồng Tháp, thể hiện qua các mô hình sản xuất thành công và tiềm năng phát triển lâu dài.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính