Thứ hai 07/04/2025 07:51Thứ hai 07/04/2025 07:51 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Đồng hành hỗ trợ nông dân làm nông nghiệp hữu cơ theo mô hình HTX

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trong quá trình thực hiện Đề án số 2154/ĐA-UBND về việc phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2020 - 2030, bên cạnh những thuận lợi nhiều HTX nông nghiệp còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt khi được triển khai và áp dụng vào việc nuôi trồng, sản xuất.
Đồng hành hỗ trợ nông dân làm nông nghiệp hữu cơ theo mô hình HTX
Phát triển, nâng cấp các cơ sở sản xuất nông nghiệp an toàn, phát triển bền vững.

Nâng cao năng lực sản xuất, sức cạnh tranh của nông nghiệp hữu cơ

Ngày 23/11/2020, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Đề án số 2154/ĐA-UBND về phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh giai đoạn 2020 - 2030. Theo Đề án số 2154/ĐA-UBND, tỉnh Quảng Bình sẽ nâng cao năng lực sản xuất, sức cạnh tranh nông sản thông qua tăng số lượng, chất lượng nông sản sản xuất theo quy chuẩn, truy xuất nguồn gốc. Phát triển, nâng cấp các cơ sở sản xuất nông nghiệp được cấp Giấy chứng nhận VietGap, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm hướng đến nông nghiệp hữu cơ. Tạo cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng chuỗi giá trị hàng hóa nông sản hữu cơ trên địa bàn.

Với phạm vi triển khai tại địa bàn các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Quảng Bình, Đề án hướng tới đối tượng thực hiện là các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung vào sản phẩm nông nghiệp chủ lực: Lĩnh vực trồng trọt có lúa, ngô, lạc, khoai lang, rau, cây ăn quả, cây dược liệu, nấm ăn và nấm dược liệu; lĩnh vực chăn nuôi có bò thịt, lợn thịt, gà thịt, gà đẻ trứng, vịt thịt, vịt đẻ trứng; lĩnh vực thủy sản có tôm nuôi, cá nuôi các loại; các chủ thể sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản gồm Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Hiệp hội ngành hàng, cơ quan quản lý Nhà nước ngành Nông nghiệp ở địa phương, tổ chức khoa học - kỹ thuật có liên quan trong chuỗi giá trị sản phẩm gắn với yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, kỹ thuật, thị trường, tổ chức sản xuất, môi tường và thể chế chính sách tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng các sản phẩm nông sản, lâm, thủy sản đang được sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; các cá nhân, hộ gia đình kinh doanh sản phẩm nông sản.

Cùng với đó, Đề án cũng triển khai nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học - công nghệ, quy trình canh tác hữu cơ; phát triển nguồn nhân lực; tăng cường chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa; tăng cường quản lý Nhà nước về nông nghiệp hữu cơ; thực hiện tốt cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ; tăng cường hợp tác quốc tế trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ; đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng về nông nghiệp hữu cơ…

Chính quyền đồng hành cùng nông dân làm giàu

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Đề án số 2154/ĐA-UBND về việc phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2020 – 2030 cũng vấp phải những thuận lợi và khó khăn, đặc biệt khi được triển khai và áp dụng vào việc nuôi trồng và sản xuất ở nhiều HTX nông nghiệp.

Đồng hành hỗ trợ nông dân làm nông nghiệp hữu cơ theo mô hình HTX
Các hội viên HTX nuôi ong lấy mật Quyết Thắng khai thác ong lấy mật.

Là huyện miền núi, Tuyên Hóa có nhiều rừng thuận lợi cho việc nuôi ong lấy mật. Bởi vậy từ lâu, người dân miền núi Tuyên Hóa đã vào rừng bắt các tổ ong về nuôi trong các vườn nhà. Tuy nhiên, việc nuôi ong diễn ra tự phát, quy mô nhỏ lẻ nên lợi nhuận thấp chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Nắm bắt nhu cầu nuôi ong của các hộ dân địa phương, năm 2018 ông Nguyễn Quyết Thắng (thôn Thuận Tiến, xã Thuận Hóa) thành lập HTX nuôi ong lấy mật Quyết Thắng nhằm liên kết những hộ dân nuôi ong tự phát trên địa bàn xã Thuận Hóa. Từ chỗ chỉ có 22 thành viên khi thành lập, hiện HTX đã có 25 hội viên đồng thời tạo ra chuỗi liên kết với Hội nuôi ong huyện Tuyên Hóa với hơn 300 hội viên.

Mặc dù đã thành lập HTX, các hội viên vẫn còn gặp nhiều khăn để triển khai việc nuôi ong lấy mật thành phẩm đó là lấy tìm nguồn vay vốn ở đâu để làm, bởi đa số các gia đình hội viên đa số là nông dân nghèo. Nhu cầu vay vốn của các hội viên HTX Quyết Thắng đã được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tuyên Hóa giải quyết cho vay với lãi suất ưu đãi để mở rộng mô hình sản xuất, tạo việc làm tại chỗ cho người dân nhằm ổn định nâng cao đời sống.

Những khó khăn về vốn được giải quyết, sản lượng mật ong trên địa bàn huyện Tuyên Hóa tăng lên trông thấy. Sản lượng mật năm 2023 đạt gần 5 tấn, đến năm 2024 với hơn 1.000 đàn ong cho hoạch hơn 5,1 tấn mật thu lợi hơn một tỷ đồng. Cũng trong năm 2024, các hội viên HTX đã tạo giống và bán là 900 đàn ong, giá trị đạt khoảng 900 triệu đồng. “Phát triển thêm đàn ong, nâng cao sản lượng mật chúng tôi mở rộng địa bàn, liên kết với các thành viên ở các địa phương khác trong và ngoài huyện. Hiện nay chúng tôi liên kết chuỗi giá trị với người nuôi ong của 10 xã trong huyện Tuyên Hóa và 1 số xã ở huyện Minh Hóa, Ông Thắng cho biết.

Cũng chọn sản xuất nông nghiệp hữu cơ, anh Trương Quốc Việt (xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa) có vườn cây ăn quả nổi tiếng diện tích hơn 14 ha, trong đó có 6 ha cam, 7 ha bưởi, số còn lại là chanh. Ðầu năm 2018, được sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp anh đã bắt tay vào trồng thử nghiệm mô hình cây ăn quả theo mô hình hữu cơ. Năm 2021, vụ cam trồng đầu tiên cho năng suất gần 20 tấn. Mặc dù, trong giai đoạn dịch Covid-19 nhưng vườn cam của anh Việt được nhiều thương lái đến mua khá đắt hàng. Đến nay, vườn cây ăn quả của gia đình anh đã có đầu ra ổn định, giá bán cao hơn so với sản phẩm thông thường cùng lại nhưng vẫn được người tiêu dùng và nhà phân phối ưu tiên lựa chọn. Hiện các sản phẩm cam, bưởi của anh Việt đã đạt chứng nhận VietGAP, có tem truy xuất nguồn gốc, mã quét QR. Sau khi quét mã QR sẽ hiển thị quy trình chăm sóc từ khi ra hoa, kết trái cho đến khi thu hoạch sản phẩm để người tiêu dùng biết, an tâm lựa chọn.

“Được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương góp phần không nhỏ giúp An Nông farm từng bước tháo gỡ khó khăn ổn định sản xuất, tạo công ăn việc làm cho 26 công nhân làm ở trang trại”, chị Thủy giám đốc HTX An Nông (Bố Trạch, Quảng Bình chia sẻ.

Ðể sản xuất nông nghiệp hữu cơ thật sự phát triển và khẳng định được chỗ đứng, bên cạnh việc nâng cao nhận thức trong cộng đồng, tỉnh Quảng Bình cần có cơ chế đặc thù, chính sách hỗ trợ nâng cao giá trị đối với các sản phẩm từ nông nghiệp hữu cơ, cùng với đó là tăng cường các biện pháp kiểm soát các chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi. Ngành nông nghiệp Quảng Bình sẽ tiếp tục hỗ trợ, khuyến khích người dân nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhằm nâng cao giá trị hàng hóa đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Bài liên quan

Thu hút doanh nghiệp FDI tham gia vào chuỗi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Thu hút doanh nghiệp FDI tham gia vào chuỗi phát triển nông nghiệp hữu cơ

Để phát triển nông nghiệp hữu cơ một cách bền vững và hiệu quả, cần có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp FDI. Làm thế nào để thu hút được nguồn vốn và công nghệ từ các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này?

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nông dân Quảng Ngãi làm giàu từ nghề ươm cây giống

Nông dân Quảng Ngãi làm giàu từ nghề ươm cây giống

Từ hộ trồng ớt nhỏ lẻ, ông Nguyễn Cư (xã Tịnh Châu, TP. Quảng Ngãi) đã vươn lên trở thành chủ cơ sở ươm cây giống quy mô lớn, cung ứng cho nhiều tỉnh miền Trung – Tây Nguyên. Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông còn lan tỏa tri thức, hỗ trợ bà con nông dân sản xuất hiệu quả, từng bước cải thiện sinh kế bền vững từ chính mảnh đất quê hương.
Tin tức thị trường nông sản 5/4/2025: Giá lúa gạo, cà phê giảm

Tin tức thị trường nông sản 5/4/2025: Giá lúa gạo, cà phê giảm

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo giảm, cao su bình ổn, đáng chú ý cà phê giảm mạnh 2.300 – 2.500 đồng/kg
Kon Tum triển khai các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp

Kon Tum triển khai các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp

UBND tỉnh Kon Tum vừa có Văn bản số 1070/UBND-KTN về việc tiếp tục triển khai các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tin tức thị trường nông sản 4/4/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê tăng

Tin tức thị trường nông sản 4/4/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê tăng

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo đi ngang, tiêu bình ổn, trong khi đó cà phê tăng nhẹ 200 đồng/kg.
Quảng Bình chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng giá trị nông sản

Quảng Bình chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng giá trị nông sản

Nhiều diện tích đất nông nghiệp ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã được chính quyền địa phương tích cực vận động, khuyến khích nhân dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng giá trị nông sản, nâng cao thu nhập, hướng đến xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Lâm Đồng: Hỗ trợ Làng nghề dệt thổ cẩm Đạ Nghịch phát triển

Lâm Đồng: Hỗ trợ Làng nghề dệt thổ cẩm Đạ Nghịch phát triển

Làng nghề dệt thổ cẩm thôn Đạ Nghịch, xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc được công nhận từ năm 2012, tuy nhiên cho đến thời điểm này, việc phát triển đang gặp rất nhiều khó khăn.
Hợp tác xã nông nghiệp: Vai trò then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi

Hợp tác xã nông nghiệp: Vai trò then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ngãi

Các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi đã và đang khẳng định vai trò then chốt trong xây dựng nông thôn mới. Thông qua đầu tư hạ tầng thủy lợi, ứng dụng sản xuất hiện đại và liên kết doanh nghiệp, HTX không chỉ nâng cao năng suất mà còn thúc đẩy phát triển nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Nông sản Việt trước việc Mỹ áp thuế 46%: Cần phải “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

Nông sản Việt trước việc Mỹ áp thuế 46%: Cần phải “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

Với mức thuế mới của Mỹ, trong đó Việt Nam chịu mức thuế lên đến 46%, nông sản Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp, tuy nhiên phải “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Chúng ta phải tập trung cho chỉ đạo sản xuất, làm sao nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng, nhưng lại có thể hạ giá thành để cạnh tranh với các thị trường khác.
Phân bón Miền Nam và hành trình về nguồn: Ôn lại những chặng đường vẻ vang

Phân bón Miền Nam và hành trình về nguồn: Ôn lại những chặng đường vẻ vang

Đảng uỷ Công ty Cổ phần Phân bón Miền Nam đã tổ chức chuỗi hoạt động về nguồn tại “Địa chỉ đỏ” Tây Ninh năm 2025.
Tin tức thị trường nông sản 03/4/2025: Giá lúa gạo, cà phê tăng

Tin tức thị trường nông sản 03/4/2025: Giá lúa gạo, cà phê tăng

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo tiếp đà tăng, cao su ổn định, đáng chú ý cà phê tăng mạnh 1.100 - 1.300 đồng/kg.
TGĐ Phân bón Miền Nam: “Thanh niên là lực lượng nòng cốt của Công ty và Tập đoàn”

TGĐ Phân bón Miền Nam: “Thanh niên là lực lượng nòng cốt của Công ty và Tập đoàn”

Mới đây, Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2025) và gắn biển Công trình thanh niên cấp Đoàn Tập đoàn.
Ngành Nông nghiệp và Môi trường đặt mục tiêu cán mốc tăng trưởng 4%

Ngành Nông nghiệp và Môi trường đặt mục tiêu cán mốc tăng trưởng 4%

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: “Trong xây dựng kế hoạch và kịch bản triển khai, chúng ta phải bám sát các quy hoạch, các chương trình, đề án chiến lược mà Chính phủ đã đề ra. Dù trước đây chúng ta đặt mục tiêu tăng trưởng là 3,5%, nhưng nay chúng ta cần điều chỉnh để đạt được 4%. Do đó, một số công việc trước đây được đặt trong quy hoạch dài hạn nay cần phải đẩy nhanh tiến độ”.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính