Thứ ba 15/10/2024 19:42Thứ ba 15/10/2024 19:42 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Doanh nghiệp vừa và nhỏ với cuộc Cách mạng công nghệ 4.0

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) chiếm 97,14% tổng số DN tại Việt Nam và đóng góp trực tiếp gần 50% GDP hàng năm, 33% thu ngân sách cả nước, 45% vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội. Như vậy DNNVV đang ngày một khẳng định vị trí quan trọng đối với nền kinh tế, góp phần giải quyết việc làm và đóng góp vào ngân sách quốc gia.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ với cuộc Cách mạng công nghệ 4.0
Ảnh minh họa.

Đứng trước cuộc cách mạng công nghệ 4.0, các DNVVN vừa mang đến nhiều cơ hội phát triển, hợp tác kinh doanh với các đối tác nước ngoài, song vừa đặt ra các thách thức về sức cạnh tranh và mặt yếu kém công nghệ sản xuất. Cơ hội và lợi ích lớn nhất dành cho các DNVVN Việt Nam khi tham gia vào Cách mạng công nghệ số chính là tăng năng suất và giảm chi phí trong sản xuất. Nhờ ứng dụng công nghệ cao, dây chuyền sản xuất hiện đại, giải pháp phần mềm mà các DNVVN có thể tạo ra sản phẩm sản xuất hàng loạt với các mô hình kinh doanh mới. Đồng thời tạo ra quá trình quản trị DN như quản trị nhân lực, tài chính, vốn được xử lý nhanh , chính xác và kịp thời hơn.

Cách mạng công nghệ 4.0, giúp việc kết nối giữa các DNVVN Việt Nam với đối tác nước ngoài trở nên đơn giản hơn nhờ ứng dụng các thành tựu công nghệ Internet of things, AI, Big data, cloud computing… Các giải pháp quản trị DN giúp tối thiểu sai sót, tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhà quản trị. Các ứng dụng cảm biến thông minh giúp toàn bộ quá trình sản xuất của các DNVVN trở thành tự động hóa. Các hệ thống điều hành tập trung dành cho DNVVN như ERP, BI giúp việc điều hành và giải quyết các vấn đề nội bộ một cách nhanh chóng, chính xác.

Cuộc CMCN 4.0 mang đến cho các DNVVN Việt Nam những giải pháp công nghệ thông minh, có thể quản trị tại mọi nơi, mọi lúc giúp nâng cao hiệu suất lao động và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Trước những cơ hội, CMCN 4.0 đã mang đến không ít những thách thức cho DN Việt Nam nói chung và đặc biệt DNVVN nói riêng. Các DNVVN muốn đứng vững trong thời đại công nghệ 4.0 cần chuẩn bị cho mình những chiến lược dài hạn và bài bản về chiến lược kinh doanh, ứng dụng công nghệ, sản phẩm dịch vụ, nguồn nhân lực, chất lượng nhân sự… Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều DNVVN sẵn sàng hoặc chưa biết cách hội nhập, thay đổi cho phù hợp với thời đại công nghệ số. Có rất nhiều DNVVN hoạt động theo hình thức truyền thống tại Việt Nam còn đang loay hoay tìm cách tồn tại và phát triển trong hiện tại.

Thực trạng phát triển về cơ sở hạ tầng dữ liệu còn non yếu cũng là một trong những thách thức không nhỏ mà các DNVVN Việt đang phải đối mặt trong thời đại công nghệ 4.0. Mặt khác so với các DNVVN trong khu vực và trên thế giới, tốc độ phát triển công nghệ của các DNVVN Việt còn hạn chế và yếu kém nhiều. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng tiềm năng cho các DNVVN Việt.Nam trong thời gian tới. Ngoài ra nguồn nhân lực còn thiếu và yếu cũng là khó khăn của các DNVVN trong việc phát triển công nghệ số hiện nay.

Khuyến cáo cho các DNVVN của Việt Nam trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Nếu không muốn là DN tụt hậu, bỏ lại phía sau hoặc dẫm chết bởi các DN lớn, các DNVVN Việt Nam cần phải thực hiện các bước chuyển mình. Thông qua các giải pháp công nghệ số để tiếp sức cho DNVVN Việt Nam hiện sẵn sàng xông pha, cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực và thế giới.

Khuyến cáo về chính sách

Chính phủ cần hoàn thiện những chính sách và hành lang pháp lý mới để phù hợp với công nghệ số nói riêng và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nói chung. Đồng thời Chính phủ cần tạo điều kiện để các DNVVN, start-up công nghệ phát triển, hỗ trợ DN truyền thống phát triển mạnh hơn. Các quy định của pháp luật và các cơ chế chính sách hoàn thiện nhằm để đảm bảo môi trường pháp lý, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho ứng dụng cho công nghệ, đẩy mạnh phát triển hạ tầng tạo điều kiện cho các DNVVN phát triển.

Cần chuyển giao đột phá giữa các DN lớn và DNVVN

Các công nghệ mới như: Điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, người máy, vật liệu mới,… cần được các DN lớn, các DN nước ngoài chuyển giao cho các DNVVN. Các công nghệ trên đều được tích hợp trong máy tính và thiết bị điện tử, giúp việc tiếp cận và xử lý dữ liệu trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn. Nhờ các bước chuyển giao công nghệ bộ máy sản xuất, nhân sự của các DNVVN được phát triển lên một tầm cao mới. Việc giao tiếp giữa các phòng ban, bộ phận, nhân sự trong DNVVN trở nên nhanh và chính xác hơn, năng suất lao động nâng cao. Các phần mềm cũng giúp quy trình sản xuất được tự động hóa, tiết kiệm nhân lực, sức lao động và thời gian.

Khuyến cáo nội tại các DNVVN

Thay đổi văn hóa DNVVN, CMCN 4.0 cũng mang đến các tác động đến văn hóa phát triển, hợp tác của các DNVVN Việt Nam với các đối tác. Trong thời đại kinh tế số các nhà quản trị DN cần phải nói không với sự trì trệ, chậm chạp trong bộ máy quản lý, không ngừng đổi mới, linh hoạt trong việc tiếp cận khách hàng. Nhà quản trị DN ngoài chuyên môn, kinh nghiệm còn cần trang bị các giải pháp, công cụ phần mềm cho mình.

Đào tạo nguồn lao động có đủ khả năng và kiến thức về công nghệ số và triển khai tại DNVVN. Con người là một yếu tố vô cùng quan trọng trên con đường chinh phục thế giới số, thời đại số. Đầu tư vào con người chưa bao giờ là một sự đầu tư không có lợi nhuận. Do vậy các nhà quản trị DNVVN không ngừng học hỏi, tiếp thu, cập nhật các công nghệ nhằm ứng dụng vào quá trình sản xuất. DN cần tổ chức các buổi đào tạo, hướng dẫn công nghệ, giải pháp phần mềm đến các nhân sự của mình. Qua đó tạo nên bộ máy nhân sự có chuyên môn, trình độ và kỹ năng nhằm tạo dựng DN phát triển sức mạnh từ bên trong nội tại./.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Doanh nhân những người tiên phong trong sự nghiệp phát triển kinh tế

Doanh nhân những người tiên phong trong sự nghiệp phát triển kinh tế

Vị trí và vai trò của tầng lớp doanh nhân ở đâu khi chúng ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường? Với những đóng góp thực tế của doanh nhân vào sự phát triển đất nước trong thời gian qua, nhiều bài viết trên báo chí đã gọi tầng lớp này là “người lính, người xung kích trong thời bình”, là “lực lượng chủ lực của nền kinh tế”, là “nhân vật trung tâm của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà”…
[Longform] Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ: Người khoẻ, môi trường khoẻ, giá trị cao

[Longform] Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ: Người khoẻ, môi trường khoẻ, giá trị cao

Dự án Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022 -2024 “Chăn nuôi gà thịt bản địa hướng theo hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn liền với tiêu thụ sản phẩm” đã giải quyết được cùng lúc nhiều vấn đề của ngành chăn nuôi gà, giúp người chăn nuôi khoẻ, giảm tối đa ô nhiễm môi trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Làm gì để gia tăng quỹ đất phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ?

Làm gì để gia tăng quỹ đất phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ?

Để gia tăng quỹ đất phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ, một loạt các biện pháp chi tiết và đồng bộ cần được triển khai. Dưới đây là những chiến lược cụ thể, cùng với các số liệu và ví dụ minh họa để làm rõ cách thực hiện hiệu quả.
[Longform] Hành trình “xanh” hóa du lịch từ những vườn rau hữu cơ

[Longform] Hành trình “xanh” hóa du lịch từ những vườn rau hữu cơ

Hội An tiên phong “xanh hóa” du lịch bằng mô hình kết hợp những vườn rau hữu cơ với trải nghiệm du lịch sinh thái. Mô hình này vừa giữ gìn bảo vệ môi trường vừa tạo ra nguồn thu nhập bền vững, mở hướng đi mới cho vùng đất di sản.
Bắc Kạn tận dụng thế mạnh sẵn có để sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Bắc Kạn tận dụng thế mạnh sẵn có để sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ đang rất lớn. Đây là cơ sở để tỉnh tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ dựa trên những lợi thế của địa phương. Với một tỉnh có điều kiện tự nhiên như đất, nước, không khí còn tương đối sạch, có nhiều sản phẩm nông sản đặc hữu rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật Mô hình nuôi gà lai chọi thương phẩm

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật Mô hình nuôi gà lai chọi thương phẩm

Ngày 11/10, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp thành phố Gia Nghĩa (Đắk Nông) tổ chức Hội thảo đánh giá hiệu quả và khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật Mô hình nuôi gà lai chọi thương phẩm.
Đài Loan vun trồng giấc mơ hữu cơ

Đài Loan vun trồng giấc mơ hữu cơ

Đài Loan đang đẩy mạnh nông nghiệp hữu cơ với 17.365 ha đất đạt chứng nhận, chiếm 3,09% tổng diện tích đất nông nghiệp, nhờ vào Đạo luật Thúc đẩy Nông nghiệp Hữu cơ và các chính sách hỗ trợ toàn diện.
Cần cơ chế để động viên nông dân sản xuất lúa phát thải thấp

Cần cơ chế để động viên nông dân sản xuất lúa phát thải thấp

Thiếu cơ chế cụ thể để động viên nông dân chuyển sang sản xuất lúa phát thải thấp cũng là một thách thức đáng kể. Khi không có chính sách khuyến khích rõ ràng, nông dân thường không có động lực để thay đổi các phương pháp canh tác truyền thống vốn phát thải cao, dẫn đến khó khăn trong việc mở rộng quy mô các biện pháp giảm phát thải.
Canh tác lúa hướng theo hữu cơ nâng cao chất lượng và giá trị

Canh tác lúa hướng theo hữu cơ nâng cao chất lượng và giá trị

Canh tác lúa hướng theo hữu cơ đã giúp cho nông dân giảm chi phí đầu tư nâng cao chất lượng và tăng giá trị sản phẩm.
Nông nghiệp thời 4.0: Phân bón hữu cơ dẫn đầu xu thế

Nông nghiệp thời 4.0: Phân bón hữu cơ dẫn đầu xu thế

Để giải quyết các hệ lụy từ việc lạm dụng phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ trở thành giải pháp tất yếu cho nền nông nghiệp Việt Nam, góp phần cải tạo đất, nâng cao năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường.
Việt Nam: Mục tiêu phát thải ròng carbon bằng 0 vào năm 2050

Việt Nam: Mục tiêu phát thải ròng carbon bằng 0 vào năm 2050

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm.
Sống chung giữa nông nghiệp an toàn và nông nghiệp hữu cơ trong chiến lược an ninh lương thực

Sống chung giữa nông nghiệp an toàn và nông nghiệp hữu cơ trong chiến lược an ninh lương thực

Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp hữu cơ được nói nhiều, tuyên truyền nhiều trong các hội nghị, hội thảo, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng, hiểu thế nào là nông nghiệp hữu cơ và nên chọn phương án sản xuất nào có lợi hơn trong điều kiện sản xuất hiện nay đang là vấn đề được quan tâm.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính