Biến đổi khí hậu đang tàn phá sức khỏe và năng suất sữa của các loài gia súc - Ảnh minh họa. |
Biến đổi khí hậu đang gây ra những hậu quả nặng nề cho ngành chăn nuôi tại Ấn Độ, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hàng triệu nông dân và an ninh lương thực quốc gia. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, mưa lớn và tình trạng khan hiếm nước đang đặt ra nhiều thách thức cho ngành chăn nuôi bò sữa Ấn Độ. Sản lượng sữa sụt giảm, dịch bệnh gia tăng, chi phí thức ăn chăn nuôi leo thang... tất cả đang đẩy hàng triệu nông dân vào cảnh lao đao.
Nhiều hộ chăn nuôi đã ghi nhận sự sụt giảm đáng kể trong sản lượng sữa bò do nắng nóng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những thay đổi đột ngột về nhiệt độ có thể khiến sản lượng sữa giảm từ 10-30%. Dự báo cho thấy sản lượng sữa hàng năm ở các đồng bằng phía bắc, chiếm tới 30% tổng sản lượng sữa của Ấn Độ, có thể giảm tới 361.000 tấn vào năm 2039, gây thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 142 triệu USD.
Bên cạnh đó, bệnh tụ huyết trùng ở gia súc cũng đang gia tăng do điều kiện ẩm ướt thuận lợi, gây tổn thất lớn cho người chăn nuôi. Một nông dân cho biết có tới 75 con gia súc đã chết trong mùa mưa năm nay chỉ trong vòng bán kính 5 km quanh làng của ông.
Biến đổi khí hậu tác động đến ngành chăn nuôi sữa theo cả hai hướng trực tiếp và gián tiếp. Gia súc phải đối mặt với khó khăn trong việc thích nghi với nhiệt độ và độ ẩm ngày càng tăng, trong khi đó, biến đổi khí hậu cũng làm giảm cả chất lượng và số lượng thức ăn chăn nuôi, thay đổi đồng cỏ và gây ra tình trạng khan hiếm nước. Giá thức ăn chăn nuôi đã tăng gấp đôi do mất mùa vì mưa lớn.
Đặc biệt, trâu, loài gia súc chủ lực trong sản xuất sữa ở Ấn Độ, đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ cao do lớp da dày và sẫm màu của chúng dễ hấp thụ nhiệt. Tình trạng thiếu nước và mất đi các ao tắm tự nhiên càng làm trầm trọng thêm vấn đề này.
Tuy Đức chuyển đổi nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu |
Nồng độ khí metan tăng nhanh, đe dọa mục tiêu khí hậu toàn cầu |
Tiềm năng của chuyển đổi số trước biến đổi khí hậu |