![]() |
Hợp tác xã Nông nghiệp Thanh niên Như Cố tham gia trưng bày sản phẩm tại Ecopark Hà Nội. |
Chính quyền quyết liệt vào cuộc
Ủy ban nhân dân huyện Chợ Mới đã ban hành Kế hoạch số 136/KH- UBND ngày 03 tháng 4 năm 2024; Kế hoạch số 227/KH- UBND ngày 03 tháng 10 năm 2024 về triển khai xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ FSC trên địa bàn huyện Chợi Mới. Hiện nay, có 02 đơn vị đã được Ban Thường vụ Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện chấp thuận tham gia cấp chứng chỉ FSC trên địa bàn huyện. Cụ thể:
Hợp tác xã An Thành đã đề xuất nguồn vốn của HTX và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện cấp chứng chỉ FSC. Theo lộ trình, từ năm 2024 đến năm 2025, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo HTX phấn đấu triển khai xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và tiến tới cấp chứng chỉ rừng FSC trên 5.000 ha rừng trồng tại các xã: Thanh Mai, Thanh Thịnh và Nông Hạ.
Công ty TNHH Bình Minh HP đề xuất nguồn kinh phí của Công ty và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện cấp chứng chỉ FSC tại các xã Quảng Chu, Như Cố, Thị Trấn Đồng Tâm, dự kiến diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt trên 5.000 ha vào năm 2025. Hiện nay các đơn vị đang tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ theo quy định.
Trên địa bàn huyện đã có 27 sản phẩm OCOP đạt 3 sao, UBND huyện chỉ đạo chuyên môn rà soát lại sản phẩm thi nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao. Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo gắn các sản phẩm OCOP tạo liên kết bền vững cho các cây trồng lợi thế, đã có 9 sản phẩm OCOP được cấp giấy chứng nhận OCOP 3 sao được duy trì nằm trong chuỗi sản sản phẩm các cây trồng chủ lực trện địa bàn huyện.
Hiện nay, huyện đã lựa chọn vị trí xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP được lồng ghép đưa vào vị trí quy hoạch trạm dừng nghỉ tỉnh Bắc Kạn tại Km 107+680 nằm bên trái (theo hướng Thái Nguyên - Bắc Kạn) của tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới thuộc địa phận thôn Hợp Nhất, xã Thanh Thịnh, với diện tích khoảng 0,6 ha; khái toán kinh phí giải phóng mặt bằng tại vị trí được lựa chọn với tổng kinh phí là: 1.898.024.000 đồng; đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp, HTX, các đơn vị đủ điều kiện theo quy định có nhu cầu đăng ký tham gia xây dựng địa điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP theo hình thức xã hội hóa.
Thay đổi nhận thức, tăng thu nhập cho người dân
Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết đã thay đổi nhận thức rõ ràng về sản xuất nông lâm nghiệp có liên kết, gắn với các cây trồng chủ lực có lợi thế trên địa bàn huyện, tạo tiền đề đưa các sản phẩm chủ lực của huyện gắn với liên kết sản xuất có đầu ra ổn định.
Qua tính toán sơ bộ các sản phẩm từ ngành hàng cây chủ lực hiện có trên địa bàn huyện đã tăng thu nhập đáng kể, góp phần giảm nghèo trên địa bàn huyện (hằng năm giảm từ 2-2,5%), thúc đẩy tăng trưởng của ngành Nông nghiêp bình quân 3,9 %/1 năm, cụ thể sau:
Tổng thu nhập từ sản phẩn thuộc các cây trồng chủ lực trên địa bàn huyện trong 5 năm đạt khoảng 809,9 tỷ đồng. Bình quân trên địa bàn huyện hàng năm trồng rừng lại sau khai thác và trồng theo các chương trình dự án đạt bình quân trên 1.000 ha/năm. Việc trồng rừng đã góp phần giảm thiểu xói mòn của đất, tăng độ phì nhiêu của đất, giảm thoái hóa đất, tăng tỷ lệ che phủ rừng lên 74,5%.
Trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kịp thời nội dung Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 15 tháng 12 năm 2020 của Huyện ủy Chợ Mới về phát triển sản xuất theo chuỗi một số nông, lâm sản chủ lực của huyện Chợ Mới để nâng cao đời sống khu vực nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới Năm 2024; Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2024 của Ủy ban nhân dân huyện; Kế hoạch số 227/KH- UBND ngày 03 tháng 10 năm 2024 về triển khai xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ FSC trên địa bàn huyện Chợ Mới đến các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ sản xuất trên địa bàn để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả. Tuyên truyền, vận động người dân thay đổi phương thức sản xuất từ quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình sang hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết sản xuất hình thành vùng sản xuất hàng hóa.
![]() |
Gian hàng sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới tham gia giới thiệu sản phẩm tại Hà Nội. |
Duy trì diện tích cây ăn quả đặc sản, cây chè hiện có, tập trung trồng thâm canh cải tạo diện tích cây già cỗi, thoái hóa, trồng thay thế, trồng mới để mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Chỉ đạo thực hiện trồng rừng theo Kế hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung phục vụ chế biến. Tăng cường tuyên truyền vận động để người dân tích cực áp dụng biện pháp kỹ thuật tỉa thưa rừng trồng, kéo dài chu kỳ kinh doanh đối với cây Keo khai thác sau 10 năm tuổi và cây Mỡ khai thác sau 15 năm tuổi.
Tạo điều kiện, khuyến khích để các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào công nghệ và chế biến sản phẩm nông lâm sản, nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm. Hỗ trợ các cơ sở chế biến, cơ sở sản xuất xúc tiến thương mại, đẩy mạnh thực hiện liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ các sản phẩm cây ăn quả đặc sản, chè, sản phẩm gỗ rừng trồng; từng bước hình thành các chuỗi giá trị liên kết bền vững.
Tiếp tục tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại để thúc đẩy việc tiêu thụ các sản phẩm như: Tham gia các Hội chợ, Tuần lễ giới thiệu sản phẩm do tỉnh, thành trong nước tổ chức... để mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tăng cường quảng bá, liên kết để đưa các sản phẩm cây ăn quả, cây đặc sản, chè, vào các hệ thống siêu thị hội chợ và các chuỗi cung ứng sản phẩm, hệ thống cửa hàng tiện ích ở các tỉnh, thành phố.
Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hiện có theo hướng dẫn của tỉnh; lồng ghép nguồn vốn từ các đề tài, dự án, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình xây dựng nông thôn mới…; qua đó nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực cho khu vực kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn để hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ kinh phí thẩm định, phân tích mẫu để cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, VietGAP, hữu cơ…