![]() |
Cá tầm được gia đình chị Lực nuôi trong bể và chăm sóc theo các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt. |
Trang trại nuôi cá tầm của gia đình chị Lương Thị Lực (SN: 1990) bản Xuân Sơn, xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đã nổi tiếng gần xa trong và ngoài tỉnh nhiều năm nay. Nghề nuôi cá tầm bén duyên với vợ chồng chị Lực sau bao biến cố. Cả hai vợ chồng đều tốt nghiệp Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội nhưng không theo con đường sự phạm, đến việc thất bại trong việc kinh doanh sản xuất tăm đũa.
Anh Phạm Ngọc Thanh là người quê tỉnh Yên Bái. Tại quê nhà, người thân anh Thanh mở mô hình nuôi cá tầm cho hiệu quả kinh tế cao. Thấy vậy, anh Thanh đã bàn bạc với vợ và đi đến quyết định nuôi cá tầm. Đầu năm 2020, sau khi đi khảo sát nguồn nước ở suối Sủa, nhận thấy nhiệt độ, chất lượng nước ở đây hoàn toàn có thể nuôi được cá tầm. Thế là vợ chồng anh Thanh quyết định mở đường, kéo điện, đào ao, đầu tư hệ thống nước tự chảy, xây bể xi măng bắt đầu việc nuôi cá.
Ban đầu nguồn vốn ít ỏi, kỹ thuật còn yếu nên vợ chồng anh Thanh chỉ nuôi thử nghiệm 1.000 con ở 4 ao lót bạt. Sau 12 tháng nuôi, cá tầm phát triển tốt và cho sản lượng khoảng trên 2 tấn, với giá bán từ 180 - 230 nghìn đồng/1kg. Vậy là vụ nuôi đầu tiên gia đình chị Lực đã thu về khoảng hơn 300 triệu đồng.
Nhận thấy việc nuôi cá tầm với chi phí thấp, hiệu quả kinh tế lại cao, ngoài ra kỹ thuật chăn nuôi đã nắm vững được nên gia đình chị Lực quyết định mở rộng diện tích nuôi. Năm 2024, gia đình chị nuôi 20 nghìn con, đạt doanh thu gần 2 tỷ đồng, trừ chi phí gia đình chị thu lãi 600 triệu đồng. Ngoài ra, trang trại nuôi cá tầm của gia đình chị Lực đang tạo công văn việc làm cho 5 lao động với thu nhập bình quân đầu người khoảng 6-8 triệu đồng/tháng.
Chưa dừng lại ở đó, để mở cộng quy mô chăn nuôi, đầu năm 2025, vợ chồng anh Thanh tiếp tực xây dựng thêm một khu nuôi cá tầm mới ở khu vực suối Sủa và đã thả 13.000 nghìn con cá giống.
![]() |
Cá tầm nuôi 3 năm tuổi của gia đình chị Lực cho trọng lượng khoảng 9kg. |
Theo chị Lực cho biết: Nước tự nhiên ở suối Sủa của bản Xuân Sơn ổn định quanh năm, mùa mưa ko đục, nhiệt độ nước duy trì ở mức từ 18-23℃ thuận lợi cho cá tầm sinh trưởng phát triển. Việc mở rộng diện tích nuôi cá tầm, sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế của gia đình, tạo được thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương. Thị trường tiêu thụ cá tầm rất rộng rãi từ trong tỉnh đến ngoài tỉnh như: Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh. Tới vụ thu hoạch thương lái ở các tỉnh sẽ trực tiếp vào lấy hàng.
Trước đây, cá giống được gia đình chị Lực nhập từ Sa Pa, với trên 60 ngày tuổi, đạt kích thước 15cm. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc gia đình chị nhận thấy, cá giống khi nhập về đã lớn thì tỉ lệ sống thấp và phát triển chậm.
Mục tiêu của vợ chồng chị Lực không chỉ là chủ động nguồn giống, tiết kiệm chi phí mà con giống lớn lên tại trang trại, tỷ lệ sống sót lên tới 95%, sinh trưởng phát triển nhanh hơn giống cá 60 ngày tuổi mang từ Sa Pa về.
Năm 2023, vợ chồng chị mua 70.000 con cá vừa nở về để thử nghiệm nuôi cá giống. Tuy nhiên, lứa cá này đã bị chết vì nguồn thức ăn chưa phù hợp, lỗ gần 200 triệu đồng. Sau lần thất bại đó, chị Lực rút ra kinh nghiệm cá giống khi mới mua về cần cho ăn thức ăn tự nhiên, khi đã thích nghi được nguồn nước, điều kiện sống mới chuyển sang thức ăn tổng hợp. Vừa lỗ 200 triệu đồng từ việc nuôi cá giống đầu năm, thì tới tháng 9/2023 nước lũ về to, các cành cây gãy đổ trôi về tắc mương dẫn nước, khiến hơn 1 tấn cá chuẩn bị cho thu hoạch thiếu ô xy chết sạch, thiệt hại 200 triệu đồng. Thất bại nhưng vợ chồng chị Lực vẫn không nản lòng, cùng nhau động viên đứng lên tiếp tục phát triển kinh tế gia đình.
![]() |
Chị Lực được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa đã trao chứng nhận đạt danh hiệu phụ nữ làm kinh tế giỏi tiêu biểu giai đoạn 2020 - 2025. |
Anh Phạm Ngọc Thanh chia sẻ kinh nghiệm: Nhiệt độ cao cần giảm lượng thức ăn, nếu cho ăn nhiều cá bị chết, do thiếu oxy, 1 tuần vệ sinh bể 1 lần, ngày cho ăn 2 lần. Đặc biệt, cần đảm bảo nước vào ra liên tục, tạo oxy cho cá. Những hôm mưa to hoặc lũ về phải thường xuyên kiểm tra hệ thống dẫn nước tránh bị tắc dòng.
Từ khi nắm chắc kinhh nghiệm, kỹ thuật trăn nuôi loài giống cá này, anh Thanh đã quyết định chia sẻ kinh nghiệp và hỗ cho 4 hộ gia đình khác để cùng nhau phát triển kinh tế, cùng nhau thoát nghèo.
Để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá tầm, năm 2023, vợ chồng chị Lực thành lập HTX dịch vụ nông nghiệp thủy sản Thanh Lực và cùng năm đó sản phẩm cá tầm đạt chuẩn OCOP 3 sao.
Năm 2024 chị Lương Thị Lực được Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa tặng bằng khen là nông dân tiêu biểu sáng tạo, khởi nghiệp trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2024. Ghi nhận những cố gắng trong phát triển kinh tế của chị Lực, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa đã trao chứng nhận đạt danh hiệu phụ nữ làm kinh tế giỏi tiêu biểu giai đoạn 2020 - 2025 vào ngày 16/5 vừa qua.