Thứ năm 22/05/2025 19:36Thứ năm 22/05/2025 19:36 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Giải quyết "điểm nghẽn của điểm nghẽn" bất cập trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật là một trong ba đột phá chiến lược, "đột phá của đột phá", được Đảng, nhà nước tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai quyết liệt trong thời gian qua, đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, đây vẫn được xác định là "điểm nghẽn của điểm nghẽn", đơn cử như những vướng mắc, bất cập trong quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, vệ sinh an toàn thực phẩm…
(Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5/2025 diễn ra sáng 22/5/2025. (Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ)

Đây là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5/2025 diễn ra sáng 22/5/2025, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng liên quan các dự án luật, đề nghị xây dựng luật và phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Theo chương trình, phiên họp sẽ xem xét, cho ý kiến về 7 nội dung, trong đó có 6 nội dung về các dự án luật, đề nghị xây dựng luật: Dự án Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú; dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Tiết kiệm, chống lãng phí; đề nghị xây dựng Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Dân số; đề nghị xây dựng Luật Giám định tư pháp (sửa đổi).

Cũng trong phiên họp, Chính phủ nghe báo cáo, cho ý kiến xử lý các vướng mắc phát sinh trong xây dựng các Nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại, xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật là một trong ba đột phá chiến lược, "đột phá của đột phá", được Đảng, nhà nước tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai quyết liệt trong thời gian qua, đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, đây vẫn được xác định là "điểm nghẽn của điểm nghẽn", đơn cử như những vướng mắc, bất cập trong quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, vệ sinh an toàn thực phẩm…

Vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 66 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 197, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 140 để kịp thời triển khai, đưa Nghị quyết 66 vào cuộc sống, phát huy hiệu quả.

Việc sửa đổi luật được thực hiện theo tinh thần 6 rõ: Những nội dung kế thừa, lược bỏ, vì sao; những nội dung sửa đổi, hoàn thiện, vì sao; những nội dung bổ sung, vì sao; những nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, vì sao; những nội dung phân cấp, phân quyền, cụ thể là gì, cho ai, vì sao; những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những vấn đề khác cần báo cáo Thường trực Chính phủ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.

Cùng với đó, xây dựng các luật mới trên tinh thần 7 rõ: Đường lối, chính sách của Đảng được cụ thể hóa như thế nào; những vấn đề thực tiễn pháp luật chưa quy định là gì; những vấn đề gì pháp luật đã quy định nhưng chưa phù hợp; những nội dung vướng mắc cần tháo gỡ là gì; việc đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính như thế nào; việc phân cấp, phân quyền như thế nào; các vấn đề còn ý kiến khác nhau cần báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Trên tinh thần "cái gì đã chín đã rõ, được thực tế chứng minh là đúng, đa số đồng tình, ủng hộ" thì luật hoá, áp dụng vào thực tiễn; những vấn đề còn đang biến động, diễn biến phức tạp thì phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận với tinh thần tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn…

Thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới; trong đó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: Hằng năm, tổ chức, triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”; Ngày 21/03/2025, Ban chỉ đạo liên ngành TƯ về an toàn thực phẩm đã ban hành Kế hoạch số: 337/KH-BCĐTƯATTP triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025.

"Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2025 sẽ diễn ra từ 15/4 đến 15/5, tập trung vào chủ đề "Bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố". Trong bối cảnh "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2025 được triển khai mạnh mẽ, Bộ Y tế - cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm - đã phát đi nhiều thông điệp quan trọng.

1. Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2025;

2. Chính quyền địa phương, cơ quan quản lý cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm;

3. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm: tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về nguồn gốc nguyên liệu, điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

4. Kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an toàn thực phẩm;

5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh sản xuất an toàn thực phẩm; phát triển nông nghiệp xanh bền vững;

6. Vì sức khỏe người tiêu dùng, tuyệt đối không sử dụng hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;

7. Lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, an toàn là bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình;

8. Để đảm bảo an toàn thực phẩm hãy ăn chín, uống chín, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng;

9. Phát hiện, tố giác hành vi vi phạm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mỗi người;

10. Vệ sinh nơi ăn uống sạch sẽ, bảo quản thực phẩm đúng cách, ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.

Đây là điểm mới đáng chú ý trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm được thành phố chính thức triển khai từ ngày 15/4/2025.

Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức 3 đoàn kiểm tra liên ngành, thanh tra 30 quận, huyện, thị xã; trong đó, tập trung kiểm soát an toàn tại bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố.

Các đoàn thành phố sẽ kiểm tra việc triển khai thực hiện của các quận, huyện, thị xã theo chuyên đề, kết hợp kiểm tra đột xuất các cơ sở trên địa bàn. Các cơ sở vi phạm ngoài việc bị công khai xử phạt hành chính còn phải buộc tạm dừng hoạt động.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết, trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025, cơ quan chức năng của thành phố và các quận, huyện, thị xã tiếp tục tập trung triển khai chuyên đề bảo đảm an toàn thực phẩm trong và xung quanh trường học; cùng đó tập trung giám sát chất lượng các sản phẩm OCOP; đồng thời gắn với việc xử phạt cao nhất trong thẩm quyền mà thành phố ban hành.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu thực hiện các biện pháp quản lý, đảm bảo ATTP Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu thực hiện các biện pháp quản lý, đảm bảo ATTP

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới có Văn bản chỉ đạo tăng cường biện pháp quản lý, đảm bảo ATTP.

Tăng cường chế tài xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm Tăng cường chế tài xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm

Để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân, Chính phủ đang tăng cường các biện pháp quản lý, trong đó có việc nghiên ...

An toàn thực phẩm: Vấn đề cấp bách và giải pháp phòng ngừa An toàn thực phẩm: Vấn đề cấp bách và giải pháp phòng ngừa

An toàn thực phẩm là một trong những mối quan tâm hàng đầu của xã hội hiện đại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe ...

Bài liên quan

Mở đợt tấn công cao điểm, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Mở đợt tấn công cao điểm, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu trước hết mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa.
6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025

6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025

Năm 2025, Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước sẽ tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm, quyết tâm đến hết ngày 31/10/2025 cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Tạo "cú hích, đòn bẩy, điểm tựa" cho khu vực kinh tế tư nhân

Tạo "cú hích, đòn bẩy, điểm tựa" cho khu vực kinh tế tư nhân

Thường trực Chính phủ chỉ đạo tạo "cú hích, đòn bẩy, điểm tựa", mang lại tác động, hiệu quả lớn khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 Tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

Chính phủ vừa có Nghị quyết số 122/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Kế hoạch).
Tập trung các giải pháp xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu

Tập trung các giải pháp xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD

Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD

Trình bày Báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, với mục tiêu năm 2025 tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD (dự kiến đứng thứ 30 trên thế giới, tăng 2 bậc), GDP bình quân đầu người đạt trên 5.000 USD.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Sản phẩm OCOP của Thái Bình vượt 74 % mục tiêu đề ra

Sản phẩm OCOP của Thái Bình vượt 74 % mục tiêu đề ra

Hiện tỉnh Thái Bình đã có 261 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP, trong đó có 67 sản phẩm 4 sao, 194 sản phẩm 3 sao, vượt 74% so với mục tiêu đến năm 2025 (150 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên).
Bắc Ninh: Ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Bắc Ninh: Ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Hiện Bắc Ninh có 68 cơ sở sản xuất rau hoa trong nhà màng, nhà lưới với tổng diện tích 34,109 ha; có 34 cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích 132 ha.
Bắc Giang: Tập chung phòng trừ sâu bệnh hại lúa trên diện rộng

Bắc Giang: Tập chung phòng trừ sâu bệnh hại lúa trên diện rộng

Tỉnh Bắc Giang hiện có 113 ha lúa nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn cổ bông; 211 ha nhiễm nhẹ bệnh bạc lá; 186 ha nhiễm nhẹ bệnh đốm sọc. Bệnh hại tập trung tại các cánh đồng trên địa bàn các huyện: Tân Yên, Hiệp Hòa, Yên Thế; thị xã Chũ...
Bàn giao nhà cho hộ nghèo ở huyện Nghĩa Hành

Bàn giao nhà cho hộ nghèo ở huyện Nghĩa Hành

Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi vừa bàn giao ngôi nhà mới cho hộ nông dân nghèo Nguyễn Văn Nhân ở thôn Đồng Miếu, xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành.
Đà Nẵng kiến tạo tương lai bằng chiến lược phát triển nhân lực chất lượng cao

Đà Nẵng kiến tạo tương lai bằng chiến lược phát triển nhân lực chất lượng cao

Chiều 20/5, hơn 350 chuyên gia, nhà khoa học đã cùng hội tụ tại Đà Nẵng để tham gia buổi tọa đàm khoa học với chủ đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố trong thời đại mới.
Đắk Nông: Thả cá giống bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2025

Đắk Nông: Thả cá giống bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2025

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Nông vừa phối hợp với UBND huyện Đắk Mil đã tổ chức Lễ phát động thả cá giống bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2025.
Yên Bái: Ban hành Công điện hoả tốc ứng phó thiên tai

Yên Bái: Ban hành Công điện hoả tốc ứng phó thiên tai

Ngay 21/5, thay mặt Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước đã ký Công điện hỏa tốc số 2226/UBND-NLN yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung chủ động ứng phó với mưa lớn, mưa dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Quảng Bình tổ chức lễ truy điệu và án tang 17 hài cốt liệt sỹ hi sinh ở nước bạn Lào

Quảng Bình tổ chức lễ truy điệu và án tang 17 hài cốt liệt sỹ hi sinh ở nước bạn Lào

Ngày 21/5, tại nghĩa trang liệt sỹ Ba Dốc (xã Lý Nam, huyện Bố Trạch) Tỉnh ủy,HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh Quảng Bình long trọng tổ chức lễ truy điệu và án tang 17 hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại tỉnh Khăm Muồn (Lào).
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lấy ý kiến về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lấy ý kiến về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Ngày 20/5, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Bộ NN&MT yêu cầu các tỉnh thành Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chủ động ứng phó mưa lũ

Bộ NN&MT yêu cầu các tỉnh thành Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chủ động ứng phó mưa lũ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 22/5 đến ngày 24/5, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to.
Khẩn trương thu hoạch lúa vụ đông-xuân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Khẩn trương thu hoạch lúa vụ đông-xuân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Bà con nông dân tỉnh Quảng Bình đang ra sức khẩn trương thu hoạch vụ lúa đông xuân năm 2025. Đồng thời, tiến hành nạo vét kênh mương, thủy lợi, chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện về giống, phân phón, thuốc bảo vệ thực vật để triển khai lúa vụ hè-thu…
TP Uông Bí (Quảng Ninh): Nông dân hứng khởi thu hoạch dưa Điền Công

TP Uông Bí (Quảng Ninh): Nông dân hứng khởi thu hoạch dưa Điền Công

Người nông dân tại khu Điền Công, Phường Trưng Vương, TP Uông Bí phấn khởi, khi một mùa thu hoạch dưa hấu, dưa bở, đã đến.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính