Thứ sáu 04/04/2025 00:49Thứ sáu 04/04/2025 00:49 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Tìm hướng cân bằng cho thị trường ngô

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Việt Nam nhập khẩu lượng lớn ngô do sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu, đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc đảm bảo nguồn cung.
Tìm hướng cân bằng cho thị trường ngô
Trong tháng 9/2024, Việt Nam đã nhập khẩu 1,15 triệu tấn ngô, trị giá 268,5 triệu USD - Ảnh minh họa.

Tổng cục Hải quan vừa công bố số liệu cho thấy, trong tháng 9/2024, Việt Nam đã nhập khẩu 1,15 triệu tấn ngô, trị giá 268,5 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2023, lượng ngô nhập khẩu tăng nhẹ 0,05% nhưng giá trị lại giảm 14,9%, cho thấy giá ngô nhập khẩu đang có xu hướng giảm. Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 8 triệu tấn ngô, trị giá 1,98 tỷ USD. Lượng ngô nhập khẩu tăng 24,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá trị giảm 2,3%.

Xu hướng này phản ánh nhu cầu ngô ngày càng tăng của Việt Nam, trong bối cảnh ngành chăn nuôi trong nước phát triển mạnh mẽ. Ngô là nguyên liệu quan trọng, chiếm khoảng 40% khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, nguồn cung nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 37% nhu cầu, buộc Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn ngô hàng năm.

Argentina tiếp tục khẳng định vị thế là nguồn cung ngô lớn nhất cho Việt Nam. Trong 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu 4,61 triệu tấn ngô từ Argentina, trị giá 1,11 tỷ USD, tăng 89,4% về lượng và 48,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Argentina hiện chiếm 57% tổng lượng và 56% tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước.

Brazil đứng thứ hai với gần 2,4 triệu tấn ngô được nhập khẩu vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay, trị giá gần 585 triệu USD. Lượng ngô nhập khẩu từ Brazil tăng 2,8% về lượng nhưng giảm 18,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm trên 29% tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của Việt Nam.

Lào là nguồn cung nhỏ, chỉ chiếm gần 1% tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của Việt Nam. 9 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu hơn 74,5 ngàn tấn ngô từ Lào, trị giá hơn 18,5 triệu USD.

Dự báo, nhu cầu nhập khẩu ngô của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, do ngành chăn nuôi tiếp tục phát triển và giá ngô thế giới đang có xu hướng giảm. Sự phụ thuộc vào nguồn cung ngô bên ngoài tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là biến động giá cả và nguồn cung trên thị trường quốc tế. Việc chủ động nguồn cung ngô không chỉ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, mà còn góp phần ổn định thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam.

Dầu cọ Malaysia Dầu cọ Malaysia "thất thế" trên thị trường
Việt Nam bán gạo thơm, mua gạo thường Việt Nam bán gạo thơm, mua gạo thường
Nỗi lo cho máy nông nghiệp Nỗi lo cho máy nông nghiệp "Made in Vietnam"

Bài liên quan

Ngô, lúa mì, đậu tương...

Ngô, lúa mì, đậu tương... 'nuốt' hàng tỷ USD, Việt Nam tìm lối thoát nhập siêu

Việt Nam đang đối mặt với tình trạng nhập siêu thức ăn chăn nuôi trầm trọng do phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu.
55% ngô Việt từ Argentina, đáp ứng nhu cầu trong nước

55% ngô Việt từ Argentina, đáp ứng nhu cầu trong nước

Việt Nam nhập khẩu ngô từ 5 thị trường chính trong 7 tháng đầu năm 2024, với Argentina là nguồn cung lớn nhất, chiếm 55,5% tổng lượng nhập khẩu.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thái Bình: Hưng Hà đẩy mạnh sản xuất gạo xuất khẩu theo tiêu chuẩn Nhật Bản

Thái Bình: Hưng Hà đẩy mạnh sản xuất gạo xuất khẩu theo tiêu chuẩn Nhật Bản

Hưng Hà ký kết hợp tác, đẩy mạnh sản xuất lúa Nhật, hướng tới xuất khẩu 10.000 tấn gạo vào năm 2030, tăng thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế địa phương.
Trung Quốc xuất khẩu giống bò lai tạo đặc biệt sang Lào

Trung Quốc xuất khẩu giống bò lai tạo đặc biệt sang Lào

Trung Quốc và Lào đang tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc bền vững, đánh dấu bước tiến mới với thỏa thuận xuất khẩu giống bò Hoa Tây (Huaxi) sang Lào.
Malaysia siết chặt nhập khẩu thực phẩm

Malaysia siết chặt nhập khẩu thực phẩm

Malaysia đang dự thảo sửa đổi Quy định Thực phẩm năm 1985, với mục tiêu tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm nhập khẩu. Động thái này được đánh giá là sẽ tạo ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực nông sản và thực phẩm chế biến.
Thủy sản Việt Nam thuận lợi tại thị trường Anh

Thủy sản Việt Nam thuận lợi tại thị trường Anh

Nhờ lợi thế từ hai hiệp định thương mại tự do UKVFTA và CPTPP, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Anh tăng trưởng mạnh mẽ, mở ra cơ hội lớn cho ngành thủy sản nước nhà trong bối cảnh thị trường thế giới còn nhiều biến động.
Xuất khẩu gỗ nội thất Việt Nam: Thách thức từ thuế Mỹ và cơ hội thị trường nội địa

Xuất khẩu gỗ nội thất Việt Nam: Thách thức từ thuế Mỹ và cơ hội thị trường nội địa

Ngành gỗ Việt Nam đối mặt rủi ro thuế quan Mỹ, nhưng vẫn nhiều điểm sáng từ thị trường nội địa và nội lực doanh nghiệp.
Cua ghẹ Việt Nam "vươn mình" ra biển lớn: Xuất khẩu tăng trưởng kỷ lục

Cua ghẹ Việt Nam "vươn mình" ra biển lớn: Xuất khẩu tăng trưởng kỷ lục

Trong hai tháng đầu năm 2025, xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 86%, đạt kim ngạch hơn 62 triệu USD, khẳng định sức hút mạnh mẽ của sản phẩm Việt trên thị trường quốc tế.
Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm: Nguy cơ giảm giá, Việt Nam cần ứng phó

Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm: Nguy cơ giảm giá, Việt Nam cần ứng phó

Việc Ấn Độ chính thức gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm vào ngày 7/3 đã làm dấy lên lo ngại về nguy cơ giá gạo thế giới lao dốc, trong đó có Việt Nam. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh lượng gạo tồn kho của Ấn Độ tăng cao kỷ lục và nhu cầu quốc tế về loại gạo giá rẻ này ngày càng lớn.
Xuất khẩu hạt điều: Thách thức tạm thời, kỳ vọng phục hồi từ tháng 4

Xuất khẩu hạt điều: Thách thức tạm thời, kỳ vọng phục hồi từ tháng 4

Hai tháng đầu năm 2025, ngành xuất khẩu hạt điều của Việt Nam ghi nhận sự sụt giảm đáng kể cả về khối lượng lẫn giá trị so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù vậy, với những tín hiệu tích cực từ thị trường, ngành hàng này vẫn kỳ vọng sẽ sớm phục hồi và đạt được mục tiêu xuất khẩu đề ra trong năm.
Ngành gỗ Bình Định đạt 1,1 tỷ USD xuất khẩu

Ngành gỗ Bình Định đạt 1,1 tỷ USD xuất khẩu

Với kim ngạch xuất khẩu gỗ năm 2024 đạt 1,1 tỷ USD, tăng trưởng 15% so với năm trước, Bình Định đang khẳng định vị thế là trung tâm chế biến và xuất khẩu gỗ hàng đầu cả nước, đồng thời đặt mục tiêu đầy tham vọng đạt 2 tỷ USD vào năm 2030, dù còn nhiều thách thức phía trước.
Ấn Độ mở cửa xuất khẩu gạo tấm, thị trường gạo toàn cầu biến động

Ấn Độ mở cửa xuất khẩu gạo tấm, thị trường gạo toàn cầu biến động

Chính phủ Ấn Độ bất ngờ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm, động thái được đánh giá là sẽ tạo ra những biến động lớn trên thị trường gạo toàn cầu, đồng thời tác động trực tiếp đến ngành lúa gạo của Việt Nam.
Xuất khẩu tăng trưởng khó lường, nguy cơ rình rập

Xuất khẩu tăng trưởng khó lường, nguy cơ rình rập

Dù ghi nhận mức tăng trưởng dương trong hai tháng đầu năm, xuất khẩu Việt Nam vẫn đối mặt nhiều thách thức do sự biến động của thị trường quốc tế và những thay đổi trong chính sách thương mại của các cường quốc.
Dừa tươi Việt Nam: Bứt phá trên thị trường quốc tế

Dừa tươi Việt Nam: Bứt phá trên thị trường quốc tế

Dừa tươi Việt Nam đang ghi dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường nông sản quốc tế, khẳng định tiềm năng trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Với sản lượng đứng thứ 6 thế giới, Việt Nam đang tận dụng lợi thế cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao từ các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Trung Quốc.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính