![]() |
Thương mại điện tử là xu hướng bền vững chứ không chỉ là một phong trào. (Ảnh minh họa) |
“Check-in” thực trạng: Gen Z và những thách thức của nông sản hữu cơ Việt Nam
Gen Z - thế hệ lớn lên cùng công nghệ và mạng xã hội đã và đang trở thành lực lượng tiêu dùng chủ đạo trên toàn cầu. Họ quan tâm đến sức khỏe, môi trường và tính minh bạch của sản phẩm. Nông sản hữu cơ Việt Nam với những giá trị xanh, sạch hoàn toàn có thể đáp ứng được những tiêu chí này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động xúc tiến thương mại nông sản hữu cơ của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Phần lớn doanh nghiệp vẫn trung thành với các phương thức truyền thống như hội chợ, triển lãm, thiếu sự bùng nổ cần thiết trên các nền tảng số.
Theo báo cáo của Cơ quan phát triển nông nghiệp và nông thôn Liên minh châu Âu, năm 2021, giá trị hàng hóa nông nghiệp hữu cơ Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này chưa tới 16 triệu USD, xếp thứ 39. Điều này cho thấy, dù có tiềm năng, nông sản hữu cơ Việt Nam vẫn chưa thực sự chiếm sóng trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu và kể chuyện (Storytelling) sản phẩm còn nhiều yếu tố cần cải thiện. Gen Z không chỉ mua sản phẩm, họ mua cả câu chuyện, giá trị và trải nghiệm. Thiếu những câu chuyện thương hiệu độc đáo, thiếu sự kết nối cảm xúc, nông sản hữu cơ Việt Nam khó lòng chạm đến trái tim của thế hệ này.
“Bắt sóng” Gen Z: Chiến lược xúc tiến thương mại đột phá
Để thấu hiểu Gen Z và chinh phục thị trường quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam cần “hack” tư duy, áp dụng những chiến lược xúc tiến thương mại sáng tạo, đậm chất Gen Z. Các chủ doanh nghiệp cần phải hòa mình vào làn sóng 4.0 để tối ưu hóa trải nghiệm số hiện đang là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp thương mại.
Xây dựng website và ứng dụng di động thân thiện, dễ sử dụng, tích hợp các tính năng tương tác như mua sắm trực tuyến, đánh giá sản phẩm, chia sẻ trải nghiệm, đồng thời phủ sóng trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Instagram, Facebook… với nội dung sáng tạo, hình ảnh bắt mắt, video viral. Bắt tay với các KOLs, influencers, hot TikTokers… để quảng bá sản phẩm và lan tỏa thông điệp xanh. Nổi bật trong thời gian qua, công ty Organica đã xây dựng website và fanpage để giới thiệu các sản phẩm rau củ quả hữu cơ, đồng thời bán hàng trực tuyến cho khách hàng trong nước và quốc tế.
![]() |
Những túi vải chất lượng cao, mẫu mã đẹp không chỉ có thể tái sử dụng mà còn là không gian lý tưởng để nhãn hàng quảng cáo hay gửi đi thông điệp xã hội tích cực. |
Bên cạnh đó, “Storytelling” là chìa khóa để kể chuyện thương hiệu bằng cảm xúc. Xây dựng những câu chuyện thương hiệu độc đáo, gắn liền với giá trị văn hóa, bản sắc Việt Nam và những nỗ lực bảo vệ môi trường. Tạo ra những trải nghiệm mua sắm thú vị, mang tính cá nhân hóa, giúp khách hàng cảm thấy được kết nối và đồng cảm. Tổ chức các sự kiện, minigame, giveaway… để tăng tương tác và “kết nối” với khách hàng trẻ. Thương hiệu gạo ST25 thành công nhờ câu chuyện “gạo ngon nhất thế giới”, hay các doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi trải nghiệm thực tế tại trang trại hữu cơ, mời khách hàng tham gia vào quá trình sản xuất.
Một khái niệm mới xuất hiện trong thời gian qua, “Green Marketing” đang dần trở thành xu hướng được các nhà tiếp thị sử dụng để lan tỏa giá trị bền vững. Nhấn mạnh vào các giá trị xanh, sạch, bền vững của sản phẩm, thể hiện trách nhiệm với môi trường và cộng đồng. Sử dụng bao bì thân thiện với môi trường, hạn chế tối đa rác thải nhựa. Ở nhiều siêu thị trên thế giới đã bắt đầu thu phí sử dụng túi nilon và trợ giá các loại túi vải có thể tái sử dụng, đồng thời kết hợp quảng cáo thương hiệu ngay trên những chiếc túi để quảng bá doanh nghiệp. Đây cũng là một ý tưởng tuyệt vời để các chuỗi siêu thị lớn ở Việt Nam như Win Mart, Co-op Mart… học hỏi.
“Co-creation” – hoạt động đồng hành cùng khách hàng để tối ưu trải nghiệm và hoàn thiện sản phẩm cũng được nhiều doanh nghiệp nhanh nhạy ứng dụng. Tạo ra các cộng đồng trực tuyến, nơi khách hàng có thể chia sẻ ý kiến, đánh giá sản phẩm và tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm mới. “Tổ chức” các cuộc thi, thử thách, minigame… để khuyến khích khách hàng tham gia và đóng góp ý tưởng. Các hình thức có thể kể tới như khảo sát trực tuyến, hoặc tổ chức workshop để khách hàng có thể trực tiếp tham gia vào quá trình thiết kế sản phẩm. Thấu hiểu Gen Z và áp dụng những chiến lược xúc tiến thương mại sáng tạo, doanh nghiệp Việt có thể đưa nông sản hữu cơ Việt Nam vươn tầm thế giới, khẳng định vị thế trên bản đồ nông sản hữu cơ toàn cầu.