Thứ năm 03/04/2025 10:59Thứ năm 03/04/2025 10:59 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp là yếu tố cốt lõi

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Việt Nam cũng đang hướng tới mục tiêu giảm 9% phát thải khí nhà kính vào năm 2030 so với kịch bản cơ sở, đồng thời cam kết đạt phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Để đạt được điều này, đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp đóng vai trò then chốt.
Nền nông nghiệp hiện đóng góp khoảng 12% GDP của Việt Nam, cung cấp sinh kế cho khoảng 30% lực lượng lao động - Ảnh minh họa.
Nền nông nghiệp hiện đóng góp khoảng 12% GDP của Việt Nam, cung cấp sinh kế cho khoảng 30% lực lượng lao động - Ảnh minh họa.

Từ một nước kém phát triển về nông nghiệp, phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam hiện nay trở thành một trong những nước xuất khẩu nông - lâm - thủy sản hàng đầu thế giới. Những năm gần đây, nông nghiệp ngày càng chuyển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô, năng suất và chất lượng ngày càng cao; bảo đảm lương thực, thực phẩm cho gần 100 triệu dân và tăng mạnh xuất khẩu.

Kinh tế nông nghiệp, nông thôn là một phức hợp những nhân tố cấu thành của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông - lâm - ngư nghiệp, cùng với các ngành tiểu - thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ nông nghiệp, các ngành thương nghiệp và dịch vụ… có quan hệ hữu cơ với nhau trong kinh tế vùng và lãnh thổ cũng như trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cùng với sự phát triển của đất nước trong gần 40 năm đổi mới, kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đã và đang góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, bền vững.

Nông nghiệp đã phát huy vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, ổn định đời sống nhân dân và góp phần đẩy nhanh tăng trưởng ngành công nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Như vậy, quan điểm của Đảng coi nông nghiệp là “trụ đỡ” là sự vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xuất phát từ chính thực tiễn sự phát triển nông nghiệp và những đóng góp của nông nghiệp đối với kinh tế đất nước.

Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, trong đó có nông nghiệp - ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, trong đó có Việt Nam. Sản xuất nông nghiệp cung cấp cho con người những sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực phẩm - yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế – xã hội của mọi quốc gia.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Phát biểu tại Hội thảo “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp thông qua cơ chế thị trường” tổ chức ngày 17/9/2024, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Nền nông nghiệp hiện đóng góp khoảng 12% GDP của Việt Nam, cung cấp sinh kế cho khoảng 30% lực lượng lao động. Tuy nhiên, ngành này cũng đang đối mặt với các thách thức lớn như biến đổi khí hậu, với dự báo khu vực đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất cả nước - sẽ mất từ 500.000 đến 1 triệu ha đất nông nghiệp vào năm 2050 do nước biển dâng, gây thiệt hại hàng năm lên tới 3% GDP. Điều này đòi hỏi chúng ta phải thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững và ít phát thải hơn.

Đổi mới sáng tạo xanh là yếu tố cốt lõi giúp chúng ta ứng phó với các thách thức nêu trên. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng các công nghệ xanh trong nông nghiệp, từ hệ thống tưới nhỏ giọt, công nghệ nhà kính thông minh đến việc sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất. Các mô hình này đã giúp giảm lượng phát thải CO2, tiết kiệm nước tới 50%, tăng năng suất cây trồng từ 20-30%. Việt Nam cũng đang hướng tới mục tiêu giảm 9% phát thải khí nhà kính vào năm 2030 so với kịch bản cơ sở, đồng thời cam kết đạt phát thải ròng bằng không vào năm 2050. Để đạt được điều này, đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp đóng vai trò then chốt.

Nông nghiệp hữu cơ - chìa khóa giúp phát triển nền nông nghiệp hiện đại Nông nghiệp hữu cơ - chìa khóa giúp phát triển nền nông nghiệp hiện đại
Chuẩn hóa các tiêu chuẩn chất lượng nông sản là vấn đề lớn Chuẩn hóa các tiêu chuẩn chất lượng nông sản là vấn đề lớn
Trồng lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh Trồng lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh

Tuy nhiên, đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp cũng đối diện với nhiều thách thức. Một trong những thách thức lớn chính là nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao của ngành nông nghiệp vẫn còn hạn chế, tồn tại vấn đề thiếu chuyên gia, đội ngũ có thể làm chủ công nghệ, kỹ thuật cao; ngoài ra tỷ lệ lao động nông thôn chưa qua đào tạo vẫn lớn. Những người nông dân cần được đào tạo bài bản về các phương pháp canh tác tiên tiến, quản lý đất đai bền vững và sử dụng hiệu quả tài nguyên. Bên cạnh đó, việc tiếp cận các công nghệ xanh, giống cây trồng mới và nguồn vốn đầu tư còn hạn chế.

Các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp xanh cũng gặp khó khăn trong việc kết nối với các chuyên gia, tiếp cận thị trường và mở rộng quy mô sản xuất. Thiếu hụt cơ sở hạ tầng và nguồn lực cũng là một rào cản lớn cần được giải quyết để thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp này.

Để thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, chúng ta cần xây dựng một cơ chế thị trường linh hoạt, nơi các sản phẩm nông nghiệp xanh được khuyến khích và hỗ trợ phát triển.

Theo các chuyên gia, tăng cường nông nghiệp xanh không chỉ là một xu thế toàn cầu, mà còn là một ưu tiên trong chính sách phát triển nông nghiệp của Việt Nam, nhằm đưa nền nông nghiệp nước nhà phát triển bền vững trên nền tảng công nghệ cao và thân thiện với môi trường. Phát triển nông nghiệp xanh, hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường, là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bài liên quan

Gia Lai: Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nâng tầm giá trị nông sản

Gia Lai: Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nâng tầm giá trị nông sản

Gia Lai đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành nông nghiệp nhờ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến. Điều này không chỉ giúp nâng cao năng suất, chất lượng nông sản chủ lực mà còn mở ra hướng đi bền vững, hiệu quả cho người nông dân.
Hải Phòng: Khắc phục tình trạng đất nông nghiệp bị bỏ hoang

Hải Phòng: Khắc phục tình trạng đất nông nghiệp bị bỏ hoang

Thành phố Hải Phòng quyết tâm cao độ để không chỉ khôi phục diện tích đất nông nghiệp bỏ hoang mà còn mang lại giá trị kinh tế cho nông dân.
Chuyển đổi xanh - Chung tay vì một Việt Nam phát triển bền vững

Chuyển đổi xanh - Chung tay vì một Việt Nam phát triển bền vững

“Chuyển đổi xanh - Chung tay vì một Việt Nam phát triển bền vững” là chủ đề hoạt động chuỗi sự kiện Ngày chuyển đổi xanh năm 2025 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Báo Lao Động phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường phát động ngày 28/3/2025.
Hải Phòng: Phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt và vượt mức 12,5% trong năm 2025

Hải Phòng: Phấn đấu tăng trưởng GRDP đạt và vượt mức 12,5% trong năm 2025

Thành phố Hải Phòng phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mục tiêu thu ngân sách nhà nước, giải ngân vốn đầu tư công và tăng trưởng kinh tế thành phố năm 2025.
Quảng Ninh: Phục hồi sản xuất trồng trọt năm 2025

Quảng Ninh: Phục hồi sản xuất trồng trọt năm 2025

Trong quý I năm 2025, tỉnh Quảng Ninh nỗ lực, quyết tâm triển khai thực hiện nhiệm vụ, sản xuất trồng trọt trên địa bàn toàn tỉnh nhanh chóng phục hồi với những tín hiệu tích cực.
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chỉ đạo thực hiện 3 quan điểm điều hành trong năm 2025

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chỉ đạo thực hiện 3 quan điểm điều hành trong năm 2025

Mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp và môi trường trong năm 2025 mà Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đưa là: Bảo đảm tăng trưởng đạt 4,0% trở lên; xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 65 tỷ USD (phấn đấu đạt 70 tỷ USD); nhất là tăng cường xuất khẩu nông sản Việt Nam vào các thị trường tiềm năng như Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Đông Bắc Á, và các quốc gia châu Phi.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Quy hoạch thủy lợi sông Hồng - sông Thái Bình đáp ứng tầm nhìn dài hạn, tránh chắp vá, lãng phí

Quy hoạch thủy lợi sông Hồng - sông Thái Bình đáp ứng tầm nhìn dài hạn, tránh chắp vá, lãng phí

Quy hoạch thủy lợi sông Hồng – sông Thái Bình theo hướng mở, đa mục tiêu, có tầm nhìn dài hạn, nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường nước; góp phần phòng, chống thiên tai do nước gây ra, bảo vệ môi trường, sinh thái.
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không thuốc BVTV hóa học là hướng đi bền vững cho tương lai

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ không thuốc BVTV hóa học là hướng đi bền vững cho tương lai

Trong sản xuất nông sản hữu cơ, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là một vấn đề đặc biệt quan trọng, cần nghiêm ngặt chú ý và tuân thủ. Việc sử dụng những thuốc BVTV sinh học được coi là hướng đi bền vững cho ngành nông nghiệp hữu cơ trong tương lai.
Khuyến nông Hà Tĩnh nhân rộng và phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững

Khuyến nông Hà Tĩnh nhân rộng và phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững

Mới đây, Trung tâm Khuyến nông, Chi hội Nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hà Tĩnh đã được đón Đoàn công tác do TSKH. Hà Phúc Mịch - Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch TW MTTQ Việt Nam đến thăm và làm việc.
Nông nghiệp hữu cơ Thanh Hóa: Bước tiến xanh, giá trị vàng

Nông nghiệp hữu cơ Thanh Hóa: Bước tiến xanh, giá trị vàng

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng ngày càng khắt khe về chất lượng và an toàn thực phẩm, nông nghiệp hữu cơ đã trở thành xu hướng tất yếu. Tại Thanh Hóa, việc phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn, hữu cơ không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Nuôi gà thịt bản địa theo mô hình hữu cơ chứng nhận OCOP

Nuôi gà thịt bản địa theo mô hình hữu cơ chứng nhận OCOP

Ngành chăn nuôi đẩy mạnh chăn nuôi theo mô hình hữu cơ tích cực ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả, nâng cao tính cạnh tranh, đặc biệt tạo ra những sản phẩm chăn nuôi mới chất lượng cao, đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững thân thiện với môi trường.
Nông nghiệp hữu cơ Thanh Hóa: Hướng đi bền vững, nâng cao giá trị nông sản

Nông nghiệp hữu cơ Thanh Hóa: Hướng đi bền vững, nâng cao giá trị nông sản

Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đang được triển khai hiệu quả tại Thanh Hóa, mang lại lợi ích kinh tế cao hơn, đồng thời thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân theo hướng an toàn, bền vững.
Ngành nông nghiệp cần sửa đổi những bất cập để phù hợp với xu thế phát triển kinh tế toàn cầu

Ngành nông nghiệp cần sửa đổi những bất cập để phù hợp với xu thế phát triển kinh tế toàn cầu

Đây là nhận định của TS. Lê Xuân Rao - Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Nội tại Hội thảo chuyên đề "Những bất cập trong thực hiện Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp".
Giải cứu nông sản: Khi tấm lòng vượt qua bài toán Cung - Cầu

Giải cứu nông sản: Khi tấm lòng vượt qua bài toán Cung - Cầu

Cụm từ "giải cứu nông sản" đã không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Nó xuất hiện mỗi khi một loại nông sản nào đó rơi vào tình trạng dư thừa, giá rớt thảm hại, người nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng nề.
GS.VS.TSKH. Đái Duy Ban: Nhà khoa học tiên phong vì sức khỏe cộng đồng

GS.VS.TSKH. Đái Duy Ban: Nhà khoa học tiên phong vì sức khỏe cộng đồng

Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ Khoa học (GS.VS.TSKH) Đái Duy Ban là một nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam, người đã dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp nghiên cứu và cống hiến trong lĩnh vực hóa sinh y học và dược liệu.
Tuyên Quang hiệu quả từ mô hình sản xuất chè hữu cơ

Tuyên Quang hiệu quả từ mô hình sản xuất chè hữu cơ

Tuyên Quang có tổng diện tích chè gần 8.373 ha; cây chè được trồng tập trung tại các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên; vùng chè Shan tuyết tại huyện Na Hang, Lâm Bình với diện tích chè Shan tuyết hiện có trên 1.300 ha.
Nông nghiệp hữu cơ: Phát triển canh tác bền vững và bảo vệ môi trường

Nông nghiệp hữu cơ: Phát triển canh tác bền vững và bảo vệ môi trường

Nghiên cứu cho thấy nông nghiệp hữu cơ là một nền tảng khả thi để phát triển hệ thống canh tác bền vững, cân bằng giữa sản xuất thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Giảm phát, vấn đề không thể coi thường

Giảm phát, vấn đề không thể coi thường

Cũng như lạm phát và thiểu phát, giảm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô, xảy ra khi mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế giảm xuống theo thời gian. Đây là một vấn đề khá nhạy cảm, có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực ảnh hưởng đến nền kinh tế, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính