Thứ bảy 16/11/2024 18:33Thứ bảy 16/11/2024 18:33 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Thanh Hóa: Chính sách "tiếp sức" cho ngành trồng trọt

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt, đã và đang được Thanh Hóa triển khai hiệu quả, tạo động lực thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững.
Thanh Hóa: Chính sách "tiếp sức" cho ngành trồng trọt
Từ năm 2020 đến nay, toàn tỉnh đã hỗ trợ hơn 4.380 ha diện tích sản xuất với kinh phí gần 26 tỷ đồng - Ảnh minh họa.

Nhằm khuyến khích người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) đầu tư vào nông nghiệp, Thanh Hóa đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ thiết thực, từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Các chính sách này tập trung vào hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, tích tụ, tập trung đất đai, phát triển sản xuất quy mô lớn và hình thành chuỗi giá trị.

Huyện Thọ Xuân là một điển hình trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Thực hiện Nghị quyết 110/NQ-HĐND về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, huyện đã hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất trong nhà màng, nhà lưới tại các xã Thọ Hải, Thọ Lập, Thuận Minh với tổng kinh phí 2,5 tỷ đồng. Theo bà Lê Thị Dung, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, đến nay, huyện đã thu hút được 8 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao.

Cùng với đó, tỉnh Thanh Hóa cũng tích cực triển khai Nghị quyết 192/2019/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai. Từ năm 2020 đến nay, toàn tỉnh đã hỗ trợ hơn 4.380 ha diện tích sản xuất với kinh phí gần 26 tỷ đồng. Chính sách này đã tạo động lực cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tích cực tích tụ đất đai, phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao.

Không chỉ dừng lại ở chính sách của tỉnh, các huyện Yên Định, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Nga Sơn, Hoằng Hóa... cũng ban hành nghị quyết về cơ chế hỗ trợ phát triển nông nghiệp, trong đó có nội dung hỗ trợ phát triển cây trồng. Các địa phương cũng lồng ghép các chương trình hỗ trợ sản xuất vụ đông.

Ông Vũ Quang Trung, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, cho biết: "Thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương triển khai các cơ chế, chính sách của Trung ương về phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó có phát triển ngành trồng trọt".

Bên cạnh việc triển khai các chính sách hiện hành, Chi cục cũng sẽ rà soát các chính sách đã hết hiệu lực và tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ chế, chính sách mới, trình HĐND tỉnh ban hành.

Với những nỗ lực trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách và huy động các nguồn lực, tin rằng ngành trồng trọt của Thanh Hóa sẽ tiếp tục phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bài liên quan

Đẩy mạnh sản xuất vụ đông ở Thanh Hóa

Đẩy mạnh sản xuất vụ đông ở Thanh Hóa

Mặc dù gặp khó khăn do ảnh hưởng của bão lũ, Thanh Hóa vẫn nỗ lực gieo trồng, chăm sóc cây vụ đông, phấn đấu đạt năng suất cao.
Thanh Hóa: Chủ động nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm

Thanh Hóa: Chủ động nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm

Ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang tập trung khôi phục sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi, nhằm đảm bảo nguồn cung thực phẩm dồi dào cho thị trường dịp cuối năm 2024.

CÁC TIN BÀI KHÁC

52 tỷ USD xuất khẩu: Nông nghiệp vẫn chật vật

52 tỷ USD xuất khẩu: Nông nghiệp vẫn chật vật

Nông nghiệp Việt Nam tuy đóng góp quan trọng vào GDP và xuất khẩu, nhưng hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng còn rất hạn chế.
Kinh tế tập thể Tuy Phong: Nở rộ sắc màu công nghệ cao

Kinh tế tập thể Tuy Phong: Nở rộ sắc màu công nghệ cao

Kinh tế tập thể ở huyện Tuy Phong (Bình Thuận) đang có những bước tiến đáng kể nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra sản phẩm chất lượng, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Ngân hàng "rót vốn" cho 1 triệu ha lúa

Ngân hàng "rót vốn" cho 1 triệu ha lúa

Ngân hàng vào cuộc hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.
Khẳng định uy tín và chất lượng của chè “made in Vietnam” trên trường quốc tế

Khẳng định uy tín và chất lượng của chè “made in Vietnam” trên trường quốc tế

Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, Ông Hoàng Vĩnh Long cho biết, sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới. Ngành chè nước ta có trên 1,5 triệu người trực tiếp tham gia trồng và sản xuất chè và khoảng 2,5 triệu người gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè.
Doanh nghiệp Việt Nam cần trang bị đủ thông tin và kiến thức khi vào thị trường Halal

Doanh nghiệp Việt Nam cần trang bị đủ thông tin và kiến thức khi vào thị trường Halal

Doanh nghiệp Việt Nam muốn được chứng nhận Halal phải có đủ thông tin và kiến thức đâu là sản phẩm được phép và không được phép theo quy định của các nước Hồi giáo.
10 tháng, xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái

10 tháng, xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong 10 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp ước đạt 51,74 tỷ USD, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành này xuất siêu khoảng 15,2 tỷ USD, tăng mạnh hơn 62% so với cùng kỳ 2023.
Việt Nam hiện đứng thứ 2 Đông Nam Á, đứng thứ 15 thế giới về xuất khẩu nông sản

Việt Nam hiện đứng thứ 2 Đông Nam Á, đứng thứ 15 thế giới về xuất khẩu nông sản

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: “Xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang đạt đỉnh cao nhất từ trước đến nay. Năm nay, chúng ta sẽ cán đích ở mức cao nhất về kim ngạch xuất khẩu nông sản. Việt Nam hiện đứng thứ 2 Đông Nam Á, đứng thứ 15 thế giới về xuất khẩu nông sản”.
Thái Bình: Tăng cường kiểm tra, chỉ đạo công tác sản xuất vụ đông năm 2024 – 2025

Thái Bình: Tăng cường kiểm tra, chỉ đạo công tác sản xuất vụ đông năm 2024 – 2025

Với phương châm “lấy vụ đông bù vụ mùa” tỉnh Thái Bình đã tăng cường kiểm tra, chỉ đạo công tác sản xuất vụ đông năm 2024 – 2025.
HTX Dịch vụ nông nghiệp sạch: "Điểm sáng" mới trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

HTX Dịch vụ nông nghiệp sạch: "Điểm sáng" mới trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp sạch (thôn Phước Hòa, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk) trở thành điểm sáng trong lĩnh vực nông nghiệp, khi quyết định chuyển đổi sang mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Hướng đi này đã góp phần mang lại nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo lợi ích bền vững cho cả nông dân và người tiêu dùng.
Nghề nuôi cá tầm ở huyện Đam Rông: Cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương

Nghề nuôi cá tầm ở huyện Đam Rông: Cần sự hỗ trợ của chính quyền địa phương

Những năm gần đây, nuôi cá tầm đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn tại huyện Đam Rông, Lâm Đồng. Với lợi nhuận hấp dẫn lên đến 120-140 triệu đồng/100m2 mặt nước nuôi/năm, nghề nuôi cá tầm đã thu hút đông đảo người dân tham gia, góp phần nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế địa phương.
Gạo Việt Nam có thể yên tâm cạnh tranh sòng phẳng với các nước khác

Gạo Việt Nam có thể yên tâm cạnh tranh sòng phẳng với các nước khác

Tính chung 9 tháng năm 2024, lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt 6,96 triệu tấn, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước và trị giá đạt 4,35 tỉ USD, tăng 23%.
Yên Châu: Tăng tốc giảm nghèo, hướng tới mục tiêu 13% hộ nghèo năm 2025

Yên Châu: Tăng tốc giảm nghèo, hướng tới mục tiêu 13% hộ nghèo năm 2025

Huyện Yên Châu (Sơn La) đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững, tạo điều kiện cho hộ nghèo tiếp cận vốn vay ưu đãi, chương trình hỗ trợ và phát triển sản xuất.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính