Thứ ba 22/10/2024 13:27Thứ ba 22/10/2024 13:27 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Thâm canh theo hướng hữu cơ nâng tầm giá trị cây chè ở Hồng Thái

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Từ năm 2021, Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang triển khai mô hình "Thâm canh chè theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị tại một số tỉnh phía Bắc" trên diện tích hơn 8ha chè Kim Tuyên tại 35 hộ đồng bào dân tộc Mông ở thôn Khuổi Phầy, xã Hồng Thái, huyện Na Hang.

Mô hình nhằm tận dụng tiềm năng thế mạnh về khí hậu, thổ nhưỡng, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây chè theo hướng hữu cơ; liên kết theo chuỗi giá trị để cung cấp sản phẩm chất lượng, an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tăng thu nhập cho người sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi khâu đột phá về sản xuất nông nghiệp hàng hóa giá trị gia tăng cao.

Thâm canh theo hướng hữu cơ nâng tầm giá trị cây chè ở Hồng Thái
Ảnh 1: Mô hình "Thâm canh chè theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị" không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần nâng cao trình độ canh tác cho người dân xã Hồng Thái, huyện Na Hang.

Đã gần 3 năm nay gia đình anh Hoàng Văn Tài, dân tộc Mông ở thôn Khuổi Phầy, xã Hồng Thái, huyện Na Hang, thành viên của Công ty CP chè núi Kia Tăng ứng dụng phương pháp thâm canh, quản lý cây trồng tổng hợp ICM sử dụng phân bón hữu cơ trên toàn bộ diện tích cây chè của gia đình. Quá trình chăm sóc gia đình anh được các cán bộ kỹ thuật của viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc hướng dẫn canh tác theo phương pháp hữu cơ. Cùng với đó, việc kiểm soát bệnh hại gia đình anh cũng dùng thuốc sinh học. Từ khi áp dụng phương pháp thâm canh theo quy trình hữu cơ, cây chè của gia đình anh sinh trưởng và phát triển tốt, ít bị dịch bệnh gây hại, năng suất cao, giá thành tăng, đã giúp gia đình anh có nguồn thu nhập ổn định hơn nhiều so với phương pháp thâm canh truyền thống.

Ông Đặng Văn Sam, Phó chủ tịch UBND xã Hồng Thái cho biết: Hồng Thái là xã có điều kiện khí hậu quanh năm mát mẻ, chính vì vậy mà nơi đây đã được ví như Sa Pa thứ hai của Việt Nam. Hiện xã có diện tích cây chè khoảng gần 700ha. Trong đó diện tích chè Shan tuyết khoảng trên 500ha, số còn lại là giống chè Kim Tuyên và Phúc Vân Tiên, sản lượng chè búp tươi hằng năm của xã đạt trên 400 tấn. Hiện trên địa bàn xã có 2 HTX chuyên thu mua và chế biến sản phẩm chè búp tươi cho người dân. Tuy nhiên do đặc thù của một xã vùng núi chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đường giao thông đi lại khó khăn nên việc canh tác cây chè của người dân chủ yếu là theo phương pháp canh tác truyền thống, nhiều diện tích chè cổ thu thậm chí người dân còn không chăm sóc mà chỉ thu hái theo hình thức tự nhiên nên năng xuất, sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm chè ở Hồng Thái chư cao, cây chè chưa phải là nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây.

Nhằm tận dụng tiềm năng thế mạnh về khí hậu, thổ nhưỡng, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây chè theo hướng hữu cơ. Năm 2021, Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thí điểm mô hình “Thâm canh chè theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị tại một số tỉnh phía Bắc” trên diện tích hơn 8 ha chè Kim Tuyên tại 35 hộ đồng bào dân tộc Mông, ở thôn Khuổi Phầy, xã Hồng Thái,

Tham gia mô hình, các hộ dân được Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc hỗ trợ phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, tập huấn kỹ thuật chăm sóc chè và hỗ trợ đánh giá cấp chứng chỉ xác nhận vùng sản xuất chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ. Từ đó, làm tiền đề cấp chứng nhận sản xuất chè hữu cơ theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Sau 3 năm triển khai mô hình sản xuất chè theo hướng hữu cơ, cây chè sinh trưởng tốt, cho năng suất và chất lượng ổn định. Hiện năng suất chè búp tươi bình quân của các thành viên trong mô hình đạt 6,78tấn/ha/năm, sản lượng đạt hơn 54 tấn, giá bán chè búp tươi hữu cơ từ 25 - 30 nghìn đồng/kg, cao hơn từ 45 - 50% so với sản xuất chè truyền thống. Toàn bộ nguyên liệu chè búp tươi của các hộ tham gia mô hình được Công ty chè Núi Kia Tăng thu mua với giá ổn định lâu dài.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Cán bộ kỹ thuật Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc cho biết: Ngoài việc xây dựng được một mô hình thâm canh chè theo hướng hữu cơ tại xã Hồng Thái trên quy mô 8ha, hiệu quả kinh tế tăng từ 20% trở lên so với sản xuất ngoài mô hình. Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc còn hỗ trợ các hộ dân cách tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa người dân và doanh nghiệp; xây dựng được quy chế hoạt động giữa các thành viên tham gia mô hình. Tổ chức mở các lớp tập huấn cho 30 lượt nông dân trên địa bàn các xã Khâu Tinh, Đà Vị của huyện Na Hang.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Na Hang nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định: Sản xuất nông nghiệp hàng hóa giá trị gia tăng cao là một trong hai khâu đột phá của nhiệm kỳ này. Nghị quyết cũng xác định phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều sản phẩm đặc trưng của vùng, gắn với cơ cấu lại theo hướng sản xuất hàng hóa, liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trong đó tập trung áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật vào nhân giống cây chè đầu dòng, thâm canh chè theo hướng hữu cơ; liên kết theo chuỗi giá trị nhằm cung cấp sản phẩm chất lượng, an toàn, có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, tăng thu nhập cho người sản xuất. Ổn định thị trường, góp phần phát triển bền vững ngành hàng chè tại địa phương là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hằng đầu. Việc Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc; Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thành công mô hình “Thâm canh chè theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị” tại xã Hồng Thái đã mở ra hướng đi mới để huyện Na Hang tiếp tục phối hợp, liên kết nhằm đưa người nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp chế biến sản phẩm chè đến gần nhau hơn.

Trong một xã hội phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao, người tiêu dùng ngày càng khắt khe trong lựa chọn sản phẩm tiêu dùng thì việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh chè theo hướng hữu cơ, an toàn là hướng đi tất yếu. Cùng với triển khai các mô hình thâm canh tăng năng suất, chất lượng ngành nông nghiệp huyện Na Hang cũng đang tập trung hỗ trợ các cơ sở sản xuất chè đổi mới công nghệ chế biến và cải tiến mẫu mã bao bì, từ đó hình thành nên các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến tiêu thụ, nhằm tạo dựng thương hiệu chè Na Hang ngày càng phát triển trên thị trường.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Ngành nông nghiệp phát triển ổn định 9 tháng đầu năm trong bối cảnh có nhiều khó khăn

Ngành nông nghiệp phát triển ổn định 9 tháng đầu năm trong bối cảnh có nhiều khó khăn

Ngành nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2024 cho thấy sự phát triển ổn định trong bối cảnh có nhiều khó khăn, đặc biệt là ảnh hưởng từ cơn bão số 3. Tổng tăng trưởng của ngành đạt 3,2%, tuy là mức thấp nhất từ năm 2021 đến nay, nhưng vẫn thể hiện sự nỗ lực lớn của các lĩnh vực.
Người dân đổi mới theo hướng nông nghiệp tuần hoàn

Người dân đổi mới theo hướng nông nghiệp tuần hoàn

Người dân đổi mới theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, chuyển dịch cơ cấu để đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi mới của thị trường
Vòng tròn kinh tế tuần hoàn: Hà Nội đi trước đón đầu

Vòng tròn kinh tế tuần hoàn: Hà Nội đi trước đón đầu

Hà Nội đang nỗ lực chuyển mình với mô hình kinh tế tuần hoàn, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế hài hòa với bảo vệ môi trường.
Măng bát độ: Hương vị núi rừng chinh phục thị trường

Măng bát độ: Hương vị núi rừng chinh phục thị trường

Măng bát độ đang trở thành cây trồng chủ lực, giúp xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, nhờ vào Dự án phát triển chuỗi giá trị măng được triển khai từ năm 2019.
Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng: Những kết quả đáng ghi nhận

Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng: Những kết quả đáng ghi nhận

Ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng có bước tăng trưởng vượt bậc ở hầu hết các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, diện tích đất sản xuất kém hiệu quả giảm từ 16,5% xuống còn 10,8%, giá trị sản phẩm thu hoạch trên diện tích đất trồng trọt tăng bình quân 10% mỗi năm và tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của cả nước.
Những ngành hàng "lội ngược dòng" sau bão số 3

Những ngành hàng "lội ngược dòng" sau bão số 3

Cơn bão số 3 (Yagi) vừa quét qua, để lại những thiệt hại nặng nề, nhưng cũng đồng thời mở ra "cơ hội vàng" cho nhiều ngành kinh tế.
Gia Lai: Hiệu quả kinh tế cao nhờ chuyển đổi cây trồng

Gia Lai: Hiệu quả kinh tế cao nhờ chuyển đổi cây trồng

Nhằm gia tăng giá trị canh tác, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh Gia Lai đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của các loại nông sản, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững.
Yên Bái: huyện Lục Yên khẩn trương thu hoạch lúa mùa sau cơn bão số 3

Yên Bái: huyện Lục Yên khẩn trương thu hoạch lúa mùa sau cơn bão số 3

Cơn bão số 3 và hoàn lưu bão đi qua để lại hậu quả nặng nề đối với các xã trên địa bàn huyện Lục Yên. Ngoài thiệt hại về người, tài sản, cơ sở hạ tầng thì sản xuất nông nghiệp, nhất là diện tích lúa mùa đang thời kỳ chín cũng bị thiệt hại nặng nề.
Bình Phước: Tăng cường hỗ trợ địa phương sản xuất lúa

Bình Phước: Tăng cường hỗ trợ địa phương sản xuất lúa

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 quy định chi tiết về đất trồng lúa, trong đó có nội dung quy định về chính sách hỗ trợ địa phương sản xuất lúa.
Tăng cường hỗ trợ, tái phát triển nông nghiệp sau bão

Tăng cường hỗ trợ, tái phát triển nông nghiệp sau bão

Dự thảo Nghị định mới của Bộ NN&PTNT sẽ hỗ trợ đắc lực cho nông dân khắc phục thiệt hại sau thiên tai, mở ra hy vọng phục hồi và phát triển cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
An Giang tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư, phát triển liên kết và tiêu thụ nông sản

An Giang tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư, phát triển liên kết và tiêu thụ nông sản

An Giang cam kết sẽ hỗ trợ và tạo điều thuận lợi nhất để doanh nghiệp đầu tư, phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ trái cây trên địa bàn tỉnh.
Xuất khẩu gỗ tới thị trường Anh 8 tháng đầu năm 2024 đạt 145,7 triệu USD

Xuất khẩu gỗ tới thị trường Anh 8 tháng đầu năm 2024 đạt 145,7 triệu USD

Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh trong tháng 8/2024 đạt 20,8 triệu USD, tăng 18,6% so với tháng 8/2023. Tính chung 8 tháng đầu năm 2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh đạt 145,7 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính