Thứ bảy 19/04/2025 17:22Thứ bảy 19/04/2025 17:22 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Tạo lập, phát triển nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm nâng cao giá trị làng nghề

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Làng rèn Phúc Sen, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng nổi tiếng với những sản phẩm rèn thủ công chất lượng, thể hiện sự khéo léo và tài hoa của người dân địa phương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng làm giả, làm nhái các sản phẩm rèn Phúc Sen đã ảnh hưởng đến uy tín của làng nghề. Để bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng, cũng như giữ gìn sự phát triển bền vững của sản phẩm, Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Phúc Sen cho các sản phẩm của làng rèn xã Phúc Sen” do Công ty TNHH Nghiên cứu và Đầu tư S&D chủ trì triển khai thực hiện. Đây là dự án thuộc Đề án phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Cao Bằng đến năm 2030.

Hiện nay, xã Phúc Sen có khoảng 140 – 150 hộ dân tham gia sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ làng nghề rèn. Nghề rèn của người Nùng An ở Phúc Sen có truyền thống hàng trăm năm qua.Sản phẩm chính là: Dao, kéo, cuốc, liềm…, trong đó chủ yếu là các loại dao, phục vụ đời sống, lao động sản xuất. Vật liệu làm dao là nhíp ô tô có độ rắn và dẻo linh hoạt cùng với sự tinh tế, khéo léo của đôi bàn tay thợ rèn đã làm nên những sản phẩm dao có chất lượng vượt trội, nổi tiếng cả nước, sắc ngọt, sáng bóng, bền bỉ. Nghề rèn Phúc Sen phát triển, các sản phẩm rèn đã trở thành hàng hoá đem lại lợi ích kinh tế cao, tạo thu nhập, góp phần giảm nghèo cho người dân. Làng rèn Phúc Sen đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách, góp phần làm phong phú thêm hành trình trải nghiệm, khám pháCông viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng.

Tạo lập, phát triển nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm nâng cao giá trị làng nghề

Nghề rèn xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà giúp người dân thoát nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần lưu giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Nùng An. Ảnh Quốc Sơn.

Tuy nhiên, các sản phẩm rèn của Phúc Sen hiện đang bị làm giả, làm nhái. Theo người dân địa phương chia sẻ, khó khăn nhất với nghề rèn ở Phúc Sen hiện nay có nhiều sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc trên thị trường lấy thương hiệu của Phúc Sen đã làm giảm uy tín với khách hàng. Việc xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu làng rèn xã Phúc Sen là vô cùng cần thiết để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, đồng thời tạo cơ sở để phát triển thương hiệu sản phẩm rèn Phúc Sen trên thị trường. Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Phúc Sen cho các sản phẩm của làng rèn xã Phúc Sen” là giải pháp bảo vệ chất lượng, nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm rèn Phúc Sen, từ đó mở rộng thị trường, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Dự án được thực hiện trong thời gian 24 tháng (từ 31/12/2023 – 31/12/2025), sẽ triển khai 3 nội dung chính: Xác lập quyền nhãn hiệu chứng nhận; Quản lý, khai thác và phát triển; Đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến thương mại.

Mục tiêu chính của dự án là tạo lập và bảo vệ nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm rèn Phúc Sen. Quá trình thực hiện, đơn vị chủ trì đã tiến hành khảo sát thực tế tại 6 xóm trong xã Phúc Sen, gồm: Phia Chang trên, Phia Chang dưới, Đâư Cọ, Pác Rằng, Tình Đông, Lũng Vài. Qua những dữ liệu thu thập, đơn vị chủ trì đã đánh giá các yếu tố quan trọng của sản phẩm từ hình dáng, kích thước, màu sắc, độ nhẵn bề mặt, đến nguyên liệu và quy trình sản xuất đặc trưng của các sản phẩm rèn, các yếu tố đặc trưng của sản phẩm. Trên cơ sở đó, đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo bộ tiêu chí sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm của làng rèn xã Phúc Sen. Bộ tiêu chí này đảm bảo chất lượng sản phẩm, phản ánh những đặc điểm đặc trưng của sản phẩm làng nghề, tạo cơ sở pháp lý cho việc cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

Sau khi thiết kế nhãn hiệu, đơn vị thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu chứng nhận tại Cục Sở hữu trí tuệ. Bên cạnh việc thiết lập nhãn hiệu chứng nhận, dự án chú trọng xây dựng quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm của làng rèn Phúc Sen, gồm các quy định về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu, các đặc tính của sản phẩm, các yêu cầu về chất lượng và quy trình kiểm soát sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận. Đồng thời xác định tổ chức đứng tên đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm của làng rèn xã Phúc Sen là Uỷ ban nhân dân xã Phúc Sen.

Đơn vị thực hiện dự án đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến của các hộ sản xuất về hệ thống các công cụ phục vụ công tác quản lý nhãn hiệu chứng nhận, gồm: Quy trình cấp và thu hồi quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; Quy chế sử dụng tem, nhãn bao bì sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận; quy trình kiểm soát việc sử dụng và chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận… Việc xây dựng quy chế sử dụng nhãn hiệu, cũng như triển khai hệ thống quản lý nhãn hiệu chứng nhận, đã giúp bảo vệ quyền lợi của các hộ sản xuất và nâng cao giá trị thương hiệu Phúc Sen.

Để nâng cao nhận diện thương hiệu và tạo đà phát triển cho sản phẩm rèn Phúc Sen, dự án triển khai các hoạt động truyền thông, quảng bá sản phẩm, gồm: Thiết kế poster, tờ rơi, biển hiệu cửa hàng, tem nhãn bao bì sản phẩm và xây dựng sổ tay giới thiệu sản phẩm. Xây dựng bản đồ sản xuất và hoàn tất các thủ tục xin phép sử dụng địa danh “Phúc Sen” trong sản phẩm, nhằm tăng cường sự nhận diện và bảo vệ tên gọi của làng nghề.

Trong thời gian tới, dự án tiếp tục hoàn thiện công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm và vận hành mô hình quản lý nhãn hiệu chứng nhận Phúc Sen cho các sản phẩm của làng rèn xã Phúc Sen. Nghề rèn ở Phúc Sen giúp người dân thoát nghèo và làm giàu chính đáng, góp phần lưu giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống nghề rèn của đồng bào dân tộc Nùng An nơi đây.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nông sản Bình Phước: "Lột xác" ngoạn mục, chinh phục thị trường toàn cầu

Nông sản Bình Phước: "Lột xác" ngoạn mục, chinh phục thị trường toàn cầu

Bình Phước, vùng đất đỏ bazan trù phú, tiếp tục khẳng định vai trò "trụ cột" trong bức tranh nông nghiệp Việt Nam, với những sản phẩm chủ lực như điều, cao su và hồ tiêu. Không chỉ là "thủ phủ" điều của cả nước, Bình Phước còn là địa phương dẫn đầu về diện tích trồng cao su.
Thị trường tiêu thụ - Đòn bẩy quyết định sự phát triển bền vững của nông nghiệp hữu cơ

Thị trường tiêu thụ - Đòn bẩy quyết định sự phát triển bền vững của nông nghiệp hữu cơ

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu, nông nghiệp hữu cơ đang trở thành hướng đi quan trọng để xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tại Việt Nam, dù còn ở giai đoạn đầu phát triển, nông nghiệp hữu cơ đã được ghi nhận là một trong những lĩnh vực có tiềm năng lớn. Tuy nhiên, để phát triển theo chiều sâu, bền vững và có quy mô, một trong những yếu tố mang tính sống còn chính là thị trường tiêu thụ. Đây không chỉ là điểm đến của sản phẩm mà còn là đòn bẩy chiến lược thúc đẩy toàn bộ hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ phát triển bền vững.

'Gạo phát thải thấp' trở thành điều kiện tiên quyết để chinh phục các thị trường khó tính

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy nhận định, tới một thời điểm nào đó, thế giới sẽ tuyên bố ngừng nhập khẩu lúa gạo không đạt tiêu chí phát thải thấp. Lúc ấy, chỉ những sản phẩm gạo xanh, canh tác theo quy trình giảm phát thải mới vào được các thị trường khó tính.
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thích ứng thị trường

Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thích ứng thị trường

Các sản phẩm có nguồn gốc nông nghiệp hữu cơ đang dần khẳng định vị thế trên thị trường, nhưng để thực sự phát triển và cạnh tranh với nông sản thông thường, cần vượt qua những thách thức về nhận thức người tiêu dùng, hệ thống tiêu chuẩn và năng lực sản xuất.
Thương mại nông sản trong “thời đại Gen Z” ai sẽ là người đón đầu xu thế?

Thương mại nông sản trong “thời đại Gen Z” ai sẽ là người đón đầu xu thế?

Nông sản hữu cơ Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu hấp dẫn. Tuy nhiên, để chinh phục thị trường quốc tế, đặc biệt là thế hệ Gen Z - những người tiêu dùng tiềm năng, doanh nghiệp Việt cần có những chiến lược xúc tiến thương mại sáng tạo và hiệu quả.
Hành trình đưa cam Hai Đông từ Măng Đen về Bác Tôm ở Thủ đô Hà Nội

Hành trình đưa cam Hai Đông từ Măng Đen về Bác Tôm ở Thủ đô Hà Nội

Nhờ quy trình chăm sóc đặc biệt, cam Hai Đông có chất lượng vô cùng đặc biệt, vỏ dày vừa đủ, chắc ruột, thơm nồng và ngọt hậu. Hành trình đưa cam Hai Đông từ núi rừng Măng Đen về tới Bác Tôm ở Thủ đô Hà Nội không đơn thuần là câu chuyện kinh doanh mà là mạch kết nối những con người cùng chung một niềm tin sống thuận tự nhiên, sống lành,…
Thị trường Ấn Độ: "Miếng bánh" mới cho ngành sầu riêng

Thị trường Ấn Độ: "Miếng bánh" mới cho ngành sầu riêng

Sầu riêng - “vua của các loại trái cây” đang trở thành mặt hàng chiến lược trong cuộc cạnh tranh xuất khẩu giữa Việt Nam và Thái Lan. Sau khi thành công tiến vào thị trường Trung Quốc, hai quốc gia Đông Nam Á này tiếp tục hướng đến Ấn Độ, thị trường tỷ dân đầy tiềm năng.
Cam sành tỉnh Vĩnh Long sản phẩm đạt OCOP 4 sao được hỗ trợ tiêu thụ tại Hải Phòng

Cam sành tỉnh Vĩnh Long sản phẩm đạt OCOP 4 sao được hỗ trợ tiêu thụ tại Hải Phòng

Thực hiện công văn số 353/SNN-CCTTKC của sở Nông nghiệp và Môi trường TP.Hải Phòng về việc hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm Cam sành tỉnh Vĩnh Long. Năm 2025, sản lượng Cam sành tỉnh Vĩnh Long ước tính thu thoạch hơn 900 nghìn tấn, với diện tích trồng hơn 17 nghìn ha, năng suất đạt 57 tấn/ha.
Đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản, hướng đến phát triển bền vững

Đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản, hướng đến phát triển bền vững

Sở Công thương Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 24/KH-SCT, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thực hiện Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. Kế hoạch này được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi tích cực, thúc đẩy sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp của tỉnh.
Chè xanh Nghệ An mất mùa nghiêm trọng, giá tăng vọt nhưng vẫn khan hiếm

Chè xanh Nghệ An mất mùa nghiêm trọng, giá tăng vọt nhưng vẫn khan hiếm

Hàng trăm ha chè xanh tại Nghệ An đang chịu ảnh hưởng nặng nề do thời tiết khắc nghiệt. Sương muối và rét đậm kéo dài khiến cây chè không thể đâm chồi, đẩy giá chè xanh tăng gần gấp đôi so với năm ngoái, nhưng nguồn cung vẫn rất hạn chế.
Cầu nối đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Cầu nối đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Tỉnh Cao Bằng hiện có 144 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao và 4 sao. Những sản phẩm này không chỉ khẳng định chất lượng mà còn góp phần nâng cao giá trị nông sản địa phương. Các sản phẩm đều có thị trường tiêu thụ ổn định, tuy nhiên, vẫn còn một số sản phẩm gặp khó khăn trong việc mở rộng thị trường, tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng.
Giá cà phê tăng cao góp phần nâng cao đời sống kinh tế người dân Tây Nguyên

Giá cà phê tăng cao góp phần nâng cao đời sống kinh tế người dân Tây Nguyên

Trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp và giá cà-phê tăng đột biến, tỉnh Đắk Lắk đã và đang thúc đẩy các giải pháp phát triển bền vững ngành hàng nông nghiệp chủ lực này.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính