Thứ tư 23/04/2025 19:05Thứ tư 23/04/2025 19:05 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Tăng cường công tác truyền nhận, kiểm soát dữ liệu quan trắc môi trường tự động

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu tăng cường công tác truyền nhận và kiểm soát dữ liệu quan trắc môi trường tự động, liên tục.
Tăng cường công tác truyền nhận, kiểm soát dữ liệu quan trắc môi trường tự động
Bộ Nông nghiệp và Môi trường giao Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (nay là Cục Môi trường) phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận, kiểm soát dữ liệu và hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cho các địa phương đảm bảo theo quy định

Nhằm tăng cường quản lý công tác truyền nhận và kiểm soát tốt dữ liệu quan trắc môi trường tự động, liên tục, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (trước đây là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã có các văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố (Công văn số 1729/BTNMT-TCMT ngày 16/4/2019, Công văn số 3178/BTNMT-TCMT ngày 15/6/2020, Công văn số 3054/BTNMT-KSONMT ngày 15/5/2024); đồng thời giao Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (nay là Cục Môi trường) phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận, kiểm soát dữ liệu và hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cho các địa phương đảm bảo theo quy định.

Sau thời gian triển khai thực hiện, đến nay, toàn quốc đã có hơn 2.000 trạm quan trắc tự động, liên tục (QTTĐ) thực hiện kết nối, truyền số liệu về Cơ quan bảo vệ môi trường địa phương và truyền tiếp về Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Tuy nhiên, kết quả giám sát dữ liệu cho thấy, nhiều trạm QTTĐ hoạt động không ổn định, chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng dữ liệu phục vụ công bố thông tin chất lượng môi trường và quản lý, giám sát nguồn thải; một số chủ đầu tư các dự án, cơ sở chưa thực hiện lắp đặt trạm QTTĐ nước thải, khí thải theo quy định (nước thải 34%; khí thải 11%).

Để đảm bảo hiệu quả công tác truyền, nhận và kiểm soát dữ liệu QTTĐ, đáp ứng theo quy định, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện các công việc cụ thể sau:

Tiếp tục thực hiện đầu tư, lắp đặt các trạm QTTĐ chất lượng môi trường theo quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường địa phương phục vụ đánh giá và công bố chất lượng môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường; rà soát hiện trạng hoạt động các trạm QTTĐ chất lượng môi trường đã đầu tư, tăng cường công tác vận hành, kiểm soát chất lượng số liệu và kết nối, truyền số liệu về Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Tiếp tục rà soát, đôn đốc và có biện pháp xử lý đối với các chủ đầu tư dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp xả nước thải, bụi, khí thải ra môi trường chưa thực hiện lắp đặt, vận hành hệ thống QTTĐ và truyền số liệu theo quy định tại Điều 97, Điều 98, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Tăng cường thực thi các biện pháp nhằm kiểm soát, giám sát dữ liệu QTTĐ và xử lý kịp thời theo quy định khi phát hiện có thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho phép cũng như các vấn đề về truyền, nhận, gián đoạn dữ liệu; cập nhật thông tin và gửi báo cáo kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Môi trường đối với các sự cố gián đoạn và các lỗi kỹ thuật khác trong quá trình truyền, nhận, kiểm soát dữ liệu.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường giao Cục Môi trường (đầu mối là Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc) tiếp nhận, kiểm soát dữ liệu và hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cho các địa phương đảm bảo theo quy định./.

Bài liên quan

5 thủ tục hành chính cấp xã được chuẩn hóa lĩnh vực giảm nghèo

5 thủ tục hành chính cấp xã được chuẩn hóa lĩnh vực giảm nghèo

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có Quyết định số 967/QĐ-BNNMT về việc công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa lĩnh vực giảm nghèo thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
Ứng dụng khoa học công nghệ tạo đột phá cho ngành nông nghiệp

Ứng dụng khoa học công nghệ tạo đột phá cho ngành nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) là xu hướng tất yếu, là câu trả lời cho việc phát triển bền vững nền nông nghiệp Việt Nam. Khoa học công nghệ đóng vai trò then chốt, nhất là khi nền nông nghiệp đang chuyển từ nâu sang xanh.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng trong việc, kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu.
Cách mạng Xanh 4.0 – Mệnh lệnh hành động để phát triển nền nông nghiệp bền vững

Cách mạng Xanh 4.0 – Mệnh lệnh hành động để phát triển nền nông nghiệp bền vững

Cách mạng Xanh 4.0 không chỉ giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, mà còn giảm tiêu hao tài nguyên, cắt giảm phát thải và tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, và qua đó tạo tiền đề nâng cao sinh kế của người nông dân, tăng cường phúc lợi cho người tiêu dùng.
6 nội dung tuyên truyền trọng tâm về nông nghiệp và môi trường năm 2025

6 nội dung tuyên truyền trọng tâm về nông nghiệp và môi trường năm 2025

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành Công văn số 793/BNNMT-VP về định hướng tuyên truyền, truyền thông về nông nghiệp và môi trường năm 2025.
Việt Nam ký nghị định thư và thỏa thuận về lĩnh vực nông nghiệp môi trường với Trung Quốc

Việt Nam ký nghị định thư và thỏa thuận về lĩnh vực nông nghiệp môi trường với Trung Quốc

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường hiện 14 loại nông sản Việt Nam đã được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, mang lại doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm. Trong đó, 6 mặt hàng hai bên đã ký Nghị định thư xuất khẩu (dưa, măng cụt, thạch đen, riêng, chuối tươi và khoai lang) và 6 mặt hàng truyền thống chưa được chuẩn hóa bằng Nghị định thư xuất khẩu (thanh long, chôm chôm, xoài, dày, nhãn, mít). Riêng hàng chanh leo, ớt đang được xuất khẩu thí điểm.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thời tiết hanh khô, miền Bắc xảy ra 72 vụ cháy rừng trong ba ngày

Thời tiết hanh khô, miền Bắc xảy ra 72 vụ cháy rừng trong ba ngày

Theo thống kê của Cục Lâm nghiệp và Kiểm Lâm (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), ba ngày qua 25 tỉnh miền Bắc xảy ra 72 vụ cháy rừng. Nhiều nhất là Lạng Sơn 18 vụ; Tuyên Quang 8; Hà Giang, Quảng Ninh, Thái Nguyên mỗi nơi 6 vụ.
Hải Dương chuyển cấp cháy rừng sang cấp V - Cấp cực kỳ nguy hiểm

Hải Dương chuyển cấp cháy rừng sang cấp V - Cấp cực kỳ nguy hiểm

Ngày 15/4, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hải Dương vừa ra văn bản số 117/TB-CCKL thông báo chuyển cấp cháy rừng từ cấp IV - Cấp nguy hiểm, sang cấp V - Cấp cực kỳ nguy hiểm trên địa bàn thành phố Chí Linh và thị xã Kinh Môn.
Sử dụng AI dự báo thời tiết: Cuộc cách mạng trong kỷ nguyên số

Sử dụng AI dự báo thời tiết: Cuộc cách mạng trong kỷ nguyên số

Dự báo thời tiết từ lâu đã là một lĩnh vực khoa học phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp giữa vật lý học, toán học và công nghệ để giải mã những biến động khó lường của khí quyển. Trong kỷ nguyên số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang nổi lên như một công cụ mạnh mẽ, mang đến cuộc cách mạng trong cách chúng ta dự đoán và hiểu về thời tiết. Với khả năng xử lý lượng dữ liệu khổng lồ, học hỏi từ các mẫu hình phức tạp và đưa ra những phân tích sâu sắc, AI hứa hẹn sẽ nâng cao độ chính xác, tốc độ và phạm vi của dự báo thời tiết lên một tầm cao mới.
Đắk Nông: Huyện Tuy Đức thực hiện hiệu quả chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Đắk Nông: Huyện Tuy Đức thực hiện hiệu quả chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

UBND huyện Tuy Đức (Đắk Nông) vừa tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, dự án lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025, đề xuất Chương trình phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2026 - 2030.
Tiền Giang đưa hơn 20 nghìn hecta vào vùng quy hoạch trồng lúa chất lượng cao phát thải thấp

Tiền Giang đưa hơn 20 nghìn hecta vào vùng quy hoạch trồng lúa chất lượng cao phát thải thấp

UBND tỉnh Tiền Giang vừa ban hành quy hoạch vùng trồng lúa năng suất, chất lượng cao với diện tích 20.787ha, chiếm 49% diện tích sản xuất lúa toàn tỉnh.
Hành trình "bắt tay" ba di sản: Khi ký ức văn hóa được kết nối

Hành trình "bắt tay" ba di sản: Khi ký ức văn hóa được kết nối

Sự bắt tay giữa ba tỉnh Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An mở ra hướng đi mới cho du lịch di sản, nhấn mạnh tính kết nối, bền vững và mang đậm bản sắc văn hóa địa phương
Phong Nha-Kẻ Bàng điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm ở Việt Nam

Phong Nha-Kẻ Bàng điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm ở Việt Nam

Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình vừa được Tạp chí du lịch danh tiếng Wanderlust (Anh) đánh giá Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm tại Việt Nam...
Bình Phước: Mức độ ô nhiễm tại các lưu vực một số con sông dần tăng lên

Bình Phước: Mức độ ô nhiễm tại các lưu vực một số con sông dần tăng lên

So sánh với kết quả quan trắc của những năm gần đây cho thấy, chất lượng nước tại các lưu vực sông Bé, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Chiu Riu, sông Măng của tỉnh Bình Phước đang có dấu hiệu xấu đi, mức độ ô nhiễm dần tăng lên.
Phú Yên: Hiện tượng lạ bùn trào lên từ mặt đất vẫn chưa dừng lại

Phú Yên: Hiện tượng lạ bùn trào lên từ mặt đất vẫn chưa dừng lại

Hiện tượng bùn trào lên từ mặt đất tại xã Xuân Sơn Nam (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú yên) vẫn đang diễn ra, xung quanh xuất hiện nhiều vết nứt dài khiến người dân lo lắng.
Phong Nha - Kẻ Bàng: “Vương quốc” hang động kỳ vĩ, di sản thiên nhiên độc đáo

Phong Nha - Kẻ Bàng: “Vương quốc” hang động kỳ vĩ, di sản thiên nhiên độc đáo

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tọa lạc tại tỉnh Quảng Bình, miền Trung Việt Nam, là một trong những kỳ quan thiên nhiên tráng lệ nhất Đông Nam Á. Được UNESCO hai lần công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới vào năm 2003 và 2015. Phong Nha - Kẻ Bàng nổi tiếng với hệ thống hang động kỳ vĩ, đa dạng sinh học phong phú và cảnh quan núi đá vôi hùng vĩ. Nơi đây không chỉ là điểm đến hấp dẫn du khách mà còn là một trung tâm nghiên cứu khoa học quan trọng, góp phần bảo tồn những giá trị thiên nhiên vô giá của Việt Nam.
Trồng Đước ngăn mặn: Lợi ích kinh tế và môi trường

Trồng Đước ngăn mặn: Lợi ích kinh tế và môi trường

Cây đước (Rhizophora apiculata B.L) là loài cây ngập mặn quan trọng, đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ bờ biển, chống xói lở, và tạo hệ sinh thái đa dạng. Việc trồng đước không chỉ mang lại lợi ích về mặt môi trường mà còn có giá trị kinh tế. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về kỹ thuật trồng đước ngăn mặn, từ khâu chuẩn bị đến chăm sóc và quản lý.
Kon Tum: Huyện Tu Mơ Rông chịu thiệt hại do mưa lớn và gió mạnh

Kon Tum: Huyện Tu Mơ Rông chịu thiệt hại do mưa lớn và gió mạnh

Trong khoảng thời gian từ 14h00 ngày 04/4 đến 14h00 ngày 06/4/2025, huyện Tu Mơ Rông đã hứng chịu ảnh hưởng của thời tiết xấu, với các đợt mưa nhỏ đến mưa vừa kèm theo gió lớn, gây thiệt hại đáng kể đến tài sản của người dân và cơ sở hạ tầng địa phương. Báo cáo từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum cho biết, tổng thiệt hại ước tính lên tới khoảng 226 triệu đồng.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính