Chủ nhật 06/07/2025 00:52Chủ nhật 06/07/2025 00:52 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm OCOP

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm OCOP.
Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm OCOP
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, qua theo dõi cho thấy, ở một số địa phương, công tác kiểm tra, giám sát sản phẩm OCOP sau khi được công nhận, còn chưa được quan tâm, chú trọng

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau hơn 06 năm triển khai đồng bộ, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã và đang có sự lan tỏa mạnh mẽ, rộng khắp trên cả nước, góp phần khơi dậy tiềm năng, lợi thế của các vùng, miền, địa phương để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân trong xây dựng nông thôn mới.

Tính đến tháng 12/2024, cả nước đã có 14.642 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên (trong đó: 73,2% sản phẩm 3 sao, 23,5% sản phẩm 4 sao, 51 sản phẩm 5 sao, còn lại là tiềm năng 5 sao), với 8.086 chủ thể OCOP (trong đó: 32,7% là HTX, 24,1% là doanh nghiệp nhỏ, 42,7% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác).

Hiện nay, sản phẩm OCOP đang từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường, được người dân tín nhiệm, lựa chọn tiêu dùng. Tuy nhiên, qua theo dõi cho thấy, ở một số địa phương, công tác kiểm tra, giám sát sản phẩm OCOP sau khi được công nhận, còn chưa được quan tâm, chú trọng. Do đó, để không ngừng nâng cao chất lượng, giá trị, thương hiệu của sản phẩm OCOP trên thị trường và uy tín đối với người tiêu dùng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo thực hiện một số nội dung, như:

Bên cạnh công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, giao cơ quan, đơn vị liên quan quan tâm, tập trung đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể OCOP nhằm nâng cao năng lực về quản trị sản xuất, chế biến, mở rộng thị trường; nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với quy chuẩn, tiêu chuẩn, an toàn thực phẩm; xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ; bảo vệ môi trường,... góp phần nâng chất, nâng hạng sao các sản phẩm OCOP đã được các cơ quan có thẩm quyền đánh giá, phân hạng.

Quan tâm, chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, đặc biệt là ở cấp huyện, tránh chạy theo thành tích, dẫn đến thiếu thực chất, ảnh hưởng đến uy tín của Chương trình OCOP và niềm tin của người dân đối với sản phẩm OCOP. Chỉ đạo các sở, ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP ở cấp huyện, nhằm nâng cao trách nhiệm, chất lượng công tác quản lý ở các địa phương.

Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với sản phẩm OCOP đã được đánh giá và công nhận; kiên quyết thu hồi sản phẩm OCOP không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm so với quy định, nhằm góp phần nâng cao trách nhiệm của các chủ thể, uy tín, thương hiệu sản phẩm OCOP trên thị trường.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương chủ trì, phối hợp với Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, các đơn vị liên quan để tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát công tác quản lý, đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP ở các địa phương, các sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng 5 sao (OCOP cấp quốc gia) và các sản phẩm do địa phương đánh giá, công nhận./.

Bài liên quan

Đắk Nông công nhận 5 sản phẩm đạt OCOP 4 sao

Đắk Nông công nhận 5 sản phẩm đạt OCOP 4 sao

UBND tỉnh Đắk Nông vừa ban hành quyết định số 858/QĐ-UBND công nhận và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Đắk Nông năm 2025.
Động lực thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển

Động lực thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển

Qua hơn 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) đã khơi dậy tiềm năng nông sản bản địa đặc trưng, tạo nguồn lực nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân. Chương trình trở thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, góp phần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp gắn với sản xuất hàng hoá, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nông thôn mới của huyện.
Sản xuất nước mắm theo cách đặc biệt này, không lo đầu ra

Sản xuất nước mắm theo cách đặc biệt này, không lo đầu ra

Đó là cơ sở sản xuất nước mắm Ninh Cường của anh Trần Văn Phúc ở thị trấn Ninh Cường, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Nhờ sản xuất sạch theo phương pháp truyền thống, không dùng chất phụ gia, chất bảo quản nên sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao, mỗi năm cung ứng ra thị trường hơn 25.000 lít nước mắm.
Đắk Lắk đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tiêu thụ sản phẩm OCOP gắn với thương mại điện tử

Đắk Lắk đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tiêu thụ sản phẩm OCOP gắn với thương mại điện tử

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương về thúc đẩy tiêu dùng nội địa, phát triển thị trường trong nước và hỗ trợ phục hồi kinh tế, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch số 131/KH-UBND với nhiều nội dung thiết thực. Kế hoạch hướng đến mục tiêu kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh, đồng thời khai thác hiệu quả thị trường thương mại điện tử trong năm 2025.
Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP Cần Thơ

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP Cần Thơ

Sở Công thương thành phố Hải Phòng vừa tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại nhằm kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản và sản phẩm OCOP giữa Hải Phòng và Cần Thơ.
Sản phẩm OCOP của Thái Bình vượt 74 % mục tiêu đề ra

Sản phẩm OCOP của Thái Bình vượt 74 % mục tiêu đề ra

Hiện tỉnh Thái Bình đã có 261 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP, trong đó có 67 sản phẩm 4 sao, 194 sản phẩm 3 sao, vượt 74% so với mục tiêu đến năm 2025 (150 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên).

CÁC TIN BÀI KHÁC

Các chức năng cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND tỉnh

Các chức năng cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND tỉnh

Ngày 19/06/2025, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành ban hành Thông tư 19/2025/TT-BNNMT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương...
Bộ KH&CN thu hút 100 chuyên gia giỏi tham gia chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo

Bộ KH&CN thu hút 100 chuyên gia giỏi tham gia chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa ban hành Quyết định số 1412/QĐ-BKHCN về Kế hoạch thu hút 100 chuyên gia giỏi tham gia các chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo trọng điểm cấp quốc gia.
Quỹ Hỗ trợ nông dân Ninh Thuận tiếp sức cho nông dân làm giàu

Quỹ Hỗ trợ nông dân Ninh Thuận tiếp sức cho nông dân làm giàu

Trong thời gian qua, từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân (HTND), Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận (nay là tỉnh Khánh Hòa) đã tích cực triển khai nhiều dự án hỗ trợ nông dân, các chi tổ hội nghề nghiệp về vốn, khoa học kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất, góp phần tăng thu nhập, làm giàu cho nông dân.
Từ 1/7 Chủ tịch UBND cấp xã có quyền cấp "sổ đỏ”

Từ 1/7 Chủ tịch UBND cấp xã có quyền cấp "sổ đỏ”

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2025/NĐ-CP, quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai.
Thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp trong nông nghiệp và môi trường

Thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp trong nông nghiệp và môi trường

Để thực hiện chính quyền 2 cấp trong lĩnh vực nông nghiệp môi trường, UBND TP. Hà Nội yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương hoàn thiện dự thảo, tham mưu, trình UBND thành phố sửa đổi, bổ sung các quyết định liên quan đến lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng.
Hà Nội: Ban hành kế hoạch cấp mã số vùng trồng, thúc đẩy nông nghiệp bền vững

Hà Nội: Ban hành kế hoạch cấp mã số vùng trồng, thúc đẩy nông nghiệp bền vững

Mới đây, UBND T.P Hà Nội ban hành kế hoạch về cấp mã số vùng trồng, thúc đẩy nông nghiệp bền vững, tập trung hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục cấp mã số vùng trồng theo quy định của Nghị quyết 08/2023/NQ-HĐND, đồng thời siết chặt quản lý, giám sát các vùng trồng đã được cấp mã số, đảm bảo tuân thủ yêu cầu kiểm dịch thực vật của các thị trường nhập khẩu.
Triển khai quyết liệt các giải pháp ngăn chặn, xử lý thuốc giả, thực phẩm giả, mỹ phẩm giả

Triển khai quyết liệt các giải pháp ngăn chặn, xử lý thuốc giả, thực phẩm giả, mỹ phẩm giả

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nhằm ngăn chặn, kiểm soát, xử lý thuốc giả, thực phẩm giả, mỹ phẩm giả.
Thành phố Huế sau sắp xếp, sáp nhập gồm có 40 phường, xã nào?

Thành phố Huế sau sắp xếp, sáp nhập gồm có 40 phường, xã nào?

Tp. Huế sau khi sắp xếp, sáp nhập sẽ có 40 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 21 phường và 19 xã hình thành. Trong đó, có 01 phường không thực hiện sắp xếp là phường Dương Nỗ.
Cấp xã được thực hiện việc giao khu vực biển cho cá nhân Việt Nam nuôi trồng thủy sản

Cấp xã được thực hiện việc giao khu vực biển cho cá nhân Việt Nam nuôi trồng thủy sản

Đây là quy định trong Quyết định 2298/QĐ-BNNMT ngày 23/6/2025 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực biển và hải đảo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Từ 01/7/2025, hợp tác xã được nâng mức vay không có tài sản bảo đảm lên 5 tỷ đồng

Từ 01/7/2025, hợp tác xã được nâng mức vay không có tài sản bảo đảm lên 5 tỷ đồng

Từ 1/7/2025, các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chủ trang trại từ 300 triệu đến 5 tỷ đồng.
Nhiều chính sách thuế mới có hiệu lực từ 01/7/2025

Nhiều chính sách thuế mới có hiệu lực từ 01/7/2025

Từ 1/7/2025, nhiều chính sách thuế của Việt Nam có hiệu lực, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và người dân nộp thuế.
Lấy người dân làm trung tâm, cộng đồng làm nền tảng, hướng đến một Việt Nam thịnh vượng

Lấy người dân làm trung tâm, cộng đồng làm nền tảng, hướng đến một Việt Nam thịnh vượng

Đề xuất hợp nhất hai chương trình mục tiêu quốc gia - Xây dựng Nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững - thành một chương trình thống nhất trong giai đoạn 2026 - 2035. Việc hợp nhất không chỉ là bước đi chiến lược để nâng cao hiệu quả đầu tư công, tinh gọn bộ máy, mà còn thể hiện rõ quan điểm phát triển: Lấy người dân làm trung tâm, cộng đồng làm nền tảng, hướng đến một Việt Nam thịnh vượng, bao trùm, dân chủ và hạnh phúc.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính