Thứ ba 18/03/2025 06:38Thứ ba 18/03/2025 06:38 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Sôi động dịch vụ thu mua và chăm sóc “xác quất” sau Tết

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Sau Tết, việc thanh thanh lý hoặc gửi các nhà vườn chăm sóc quất trở nên khá phổ biến ở Đà Nẵng, Quảng Nam trong những năm trở lại đây. Việc này nhằm giữ lại các chậu quất có dáng đẹp, đồng thời cũng tạo công ăn việc làm cho nhiều bà con lao động địa phương.
Sôi động dịch vụ thu mua và chăm sóc “xác quất” sau Tết
Người lao động tất bật vận chuyển chậu quất xuống nhà vườn (Ảnh: Cẩm Trâm)

Thu mua “xác quất” sau Tết

Quất là loại cây cảnh được mọi người ưa chuộng trưng bày tại gia mỗi dịp tết đến. Nhưng khi tết qua, các chậu quất lung linh ấy cũng trở thành những “xác quất” được thu mua lại với giá thành thấp.

Việc thu mua này cũng là công việc quen thuộc của chú Lê Văn Côi trú tại xã Hoà Châu, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Ngoài việc bán hoa, cây cảnh thì hằng năm cứ độ mùng 10 tết, chú Côi lại rục rịch chuẩn bị thu mua lại những chậu quất đã qua sử dụng.

“Các chậu quất phải có gốc to, dáng đẹp, mua với giá cao trước tết thì mới có thể thu mua lại”, chú Côi cho biết.

Tương tự đối với những chậu quất gốc nhỏ, giá thành thấp sẽ không phải đối tượng của những người thu mua quất. Công tác thu mua quất diễn ra khá nhanh chóng, bắt đầu từ mùng 10 cho đến gần hết tháng Giêng.

Phần lớn thời gian là chú ở nhà, xem lại sổ sách các khách đã mua quất trước đó và chờ đến ngày thu mua lại. Còn với khách lạ gọi điện tới, thì mình hỏi xem tình trạng quất ra sao, nếu đạt yêu cầu sẽ cho người đến chở. Có ngày chú thu được mười mấy chậu, chú Côi cho biết thêm.

Được biết, trước tết người dân phải mua quất với giá khá cao thì sau tết giá thu mua “xác quất” lại chỉ rơi vào từ 150.000 đến 500.000 nghìn đồng/cây tùy vào kích thước. Sau quá trình thu mua người buôn có thể bán lại cho các bạn hàng hoặc gửi đến nhà vườn để chăm sóc nhằm đến tết lấy lại để tiếp tục bán. Mức giá chăm sóc cây quất tại vườn cũng dao động từ 1.000.000 đến 1.500.000/cây.

Sôi động dịch vụ thu mua và chăm sóc “xác quất” sau Tết
Thu mua và di chuyển các chậu quất vào nhà vườn để chăm sóc (Ảnh: Cẩm Trâm)

Ngoại trừ những người buôn cây cảnh thu lại từ khách quen thì đối tượng “săn” quất còn có các chú xe thồ, xe ôm, công việc này đã tạo thêm một khoản thu nhập đáng kể cho người dân lao động sau tết. Bên cạnh đó cũng đòi hỏi các chú “thợ săn” phải lùng sục khắp các nẻo đường Đà thành để kiếm tìm những chậu quất to, khỏe, chất lượng. Từ đó bán lại cho các nhà vườn, lợi nhuận thu lại khoảng 100.000 đến 200.000 nghìn đồng/chậu.

Thay áo mới cho cây quất

Đến với ngôi làng thuộc xã Cẩm Hà, TP. Hội An, Quảng Nam, dễ dàng bắt gặp khá nhiều vườn quất với số lượng lớn cây tại đây. Ở làng đa phần người dân đều làm nghề trồng quất, quanh năm suốt tháng chăm sóc cho “đứa con” của mình. Đây cũng là nguồn thu nhập chính của người dân.

Cô T.Hoa, chủ vườn quất tại Hội An bày tỏ: Người chăm quất ai cũng mong muốn chăm cho cây tốt, khoẻ. Nhưng còn tùy thuộc vào tình hình thời tiết, nếu thuận lợi không mưa bão thì cây sinh trưởng tốt, sai trái. Còn nếu thời tiết xấu, cây bệnh thì coi như bỏ, không làm ăn gì được”.

Đối với các chậu quất vẫn tốt thì bấm bỏ lá, cắt cành. Sau đó là công đoạn chăm sóc, từ phân bón, thuốc men cho tới nước tưới. Phải mất nhiều công sức cho khoảng thời gian đầu, chăm chút kỹ càng. Hai tháng sau cây sẽ bắt đầu cho ra lá tơ. Tiếp tục lặt bông, bỏ trái cho đến đợt bông cuối cùng để cho ra kết quả đạt chất lượng và suất đi, một chủ vườn chia sẻ.

Sôi động dịch vụ thu mua và chăm sóc “xác quất” sau Tết
Xác quất” đã qua xử lý tại một nhà vườn ở Hội An (Ảnh: Cẩm Trâm)

Thêm nữa, cây quất cũng có bệnh và cũng cần phải “khám bác sĩ” như con người. Các bệnh thường xuất hiện ở cây quất có thể kể đến như nấm rễ, mốc, vàng thân… đòi hỏi người làm vườn phải luôn theo dõi, chăm sóc và có nền tảng kiến thức chuyên sâu về cây cảnh để có thể cho ra sản phẩm không chỉ chất lượng mà còn đẹp mắt.

Dịch vụ chăm sóc cây quất sau tết cũng đã tạo sinh kế cho nhiều người lao động nơi đây, trong đó có chú Hoàng Tiến Dũng (60 tuổi) trú tại xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam.

Sôi động dịch vụ thu mua và chăm sóc “xác quất” sau Tết
Chú Dũng cần mẫn cắt tỉa các cành quất, giữ gốc để tiến hành chăm sóc (Ảnh: Cẩm Trâm)

Dù đã 60 tuổi nhưng chú Dũng vẫn miệt mài với công việc dãi nắng dầm mưa này. Chú thường nhận nhiệm vụ bưng bê, chuyển chậu lên và xuống khi có xe tải ra vào vườn, ngoài ra còn cắt tỉa, vô giống cây. Dù vất vả là vậy, thế nhưng nghề làm quất đã nuôi dưỡng biết bao gia đình và trở thành một phần công việc mưu sinh không thể thiếu của chú Dũng nói riêng và làng quất Cẩm Hà nói chung.

Bài liên quan

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong sinh viên

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong sinh viên

Ngày 15/3/2025, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng tổ chức Hội nghị “Định hướng Hoạt động Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo giai đoạn 2025-2030” kết hợp với lễ phát động cuộc thi “Sinh viên Khởi nghiệp - Dẫn lối Tương lai 2025”. Đây là sự kiện quan trọng nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên, mở ra cơ hội hiện thực hóa những ý tưởng sáng tạo và đóng góp vào sự phát triển bền vững của cộng đồng.
Quảng Nam hút vốn đầu tư: “Bệ phóng” cho nông nghiệp bền vững

Quảng Nam hút vốn đầu tư: “Bệ phóng” cho nông nghiệp bền vững

Tại Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030 (tầm nhìn đến năm 2050) và xúc tiến đầu tư năm 2025, tỉnh Quảng Nam ghi nhận cam kết mạnh mẽ từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước đối với lĩnh vực nông nghiệp. Hàng loạt dự án quy mô lớn được cấp phép và thỏa thuận đầu tư, trong đó các dự án hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp hữu cơ và phát triển chuỗi giá trị nông sản.
Du lịch cộng đồng kết hợp nông nghiệp sinh thái: Hướng đi bền vững cho làng cổ Phong Nam

Du lịch cộng đồng kết hợp nông nghiệp sinh thái: Hướng đi bền vững cho làng cổ Phong Nam

Du lịch Phong Nam từ lâu đã có trên trang thông tin du lịch của cả nước lẫn Đà Nẵng, tuy nhiên thời gian qua chưa gắn kết với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn, chưa mang lại nguồn thu cho người dân bản địa... thực trạng này yêu cầu cấp bách Phong Nam cần có quy hoạch bài bản để đẩy mạnh du lịch kiêm bảo tồn văn hóa. Do đó, việc phát triển mô hình Du lịch cộng đồng kết hợp nông nghiệp sinh thái là vô cùng cấp thiết.
Làng rau Trà Quế: Điểm sáng du lịch bền vững tại Quảng Nam

Làng rau Trà Quế: Điểm sáng du lịch bền vững tại Quảng Nam

Làng rau Trà Quế, xã Cẩm Hà, tỉnh Quảng Nam vừa được Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc trao giải thưởng “Làng Du lịch tốt nhất năm 2024”. Giải thưởng giúp nâng cao vị thế của làng rau Trà Quế, biến nơi đây trở thành một điểm sáng về du lịch tại địa phương và quốc gia.
Hành trình từ làng nghề bánh tráng nổi tiếng đến mô hình chăn nuôi hữu cơ

Hành trình từ làng nghề bánh tráng nổi tiếng đến mô hình chăn nuôi hữu cơ

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) không chỉ là động lực thúc đẩy kinh tế nông thôn mà còn góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương. Tại Đà Nẵng, Hợp tác xã Hòa Phong đã trở thành cầu nối đưa các sản phẩm truyền thống bước vào "sân chơi lớn", từ làng nghề bánh tráng nổi tiếng đến mô hình chăn nuôi hữu cơ và ứng dụng công nghệ trong canh tác lúa.
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân rộn ràng đón Xuân Ất Tỵ 2025

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân rộn ràng đón Xuân Ất Tỵ 2025

Ngày 29/1, trong không khí hân hoan chào đón năm mới, cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Tại quân cảng Đà Nẵng, lễ chào cờ đầu năm được tổ chức trang trọng, khẳng định tinh thần sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Điện Biên: Người chăn nuôi lao đao vì giá gà, trứng giảm mạnh sau Tết 2025

Điện Biên: Người chăn nuôi lao đao vì giá gà, trứng giảm mạnh sau Tết 2025

Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thị trường gia cầm Điện Biên chứng kiến sự sụt giảm chưa từng có về giá gà thịt và trứng gà, đẩy người chăn nuôi vào tình cảnh khó khăn chưa từng thấy.
Thịt bò vàng Hà Giang: Phát triển thị trường nội địa, hướng tới xuất khẩu

Thịt bò vàng Hà Giang: Phát triển thị trường nội địa, hướng tới xuất khẩu

Thịt bò vàng Hà Giang, hay còn gọi là bò Mông, từ lâu đã khẳng định được vị thế là sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng cao nguyên đá Đồng Văn. Với chất lượng thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng, sản phẩm này không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương mà còn đang từng bước chinh phục thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu.
Hạt gạo Việt: Nâng tầm giá trị bằng thương hiệu

Hạt gạo Việt: Nâng tầm giá trị bằng thương hiệu

Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam liên tục chứng kiến những biến động mạnh mẽ, phản ánh rõ nét sự nhạy cảm của mặt hàng nông sản này trước những thay đổi của thị trường thế giới. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, không chỉ để ổn định giá trị mà còn để khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
Tiền Giang: Thị trường thịt lợn "nóng lạnh" trái chiều

Tiền Giang: Thị trường thịt lợn "nóng lạnh" trái chiều

Giá lợn hơi tăng cao kỷ lục, người chăn nuôi phấn khởi nhưng người tiêu dùng và tiểu thương lại "lao đao" vì sức mua giảm mạnh.
Thị trường gạo Việt Nam: Đón nhận động thái mới từ Ấn Độ với tâm thế chủ động

Thị trường gạo Việt Nam: Đón nhận động thái mới từ Ấn Độ với tâm thế chủ động

Thông tin Ấn Độ gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm đã thu hút sự quan tâm của giới chuyên gia và doanh nghiệp ngành gạo Việt Nam. Tuy nhiên, thay vì lo ngại về sự cạnh tranh trực tiếp, thị trường gạo Việt Nam đang cho thấy sự bình tĩnh và tự tin, dựa trên những phân tích sâu sắc về sự khác biệt giữa hai thị trường.
Giá lúa gạo Việt Nam: Vượt qua thách thức, hướng tới tăng trưởng bền vững

Giá lúa gạo Việt Nam: Vượt qua thách thức, hướng tới tăng trưởng bền vững

Bất chấp áp lực từ nguồn cung gạo giá rẻ tăng đột biến, ngành lúa gạo Việt Nam vẫn được dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ nhờ vào phân khúc gạo chất lượng cao, chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu.
Bắc Giang: Nâng tầm vải thiều, mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2025

Bắc Giang: Nâng tầm vải thiều, mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2025

Với dự báo thời tiết thuận lợi và tình hình ra hoa khả quan, Bắc Giang kỳ vọng một mùa vải thiều bội thu trong năm 2025. Tỉnh đặt mục tiêu nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường xuất khẩu cho loại quả đặc sản nổi tiếng này.
Ngành trồng trọt Việt Nam cần vượt thách thức để tăng trưởng bền vững

Ngành trồng trọt Việt Nam cần vượt thách thức để tăng trưởng bền vững

Ngành trồng trọt Việt Nam những năm qua đóng góp khoảng 50% tổng giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp, khẳng định vị thế quan trọng trên thị trường quốc tế.
Trứng gia cầm rớt giá, nông dân Hải Phòng gặp khó

Trứng gia cầm rớt giá, nông dân Hải Phòng gặp khó

Sau Tết Nguyên đán, thị trường trứng gia cầm Hải Phòng chứng kiến giá giảm mạnh chưa từng có, đẩy người chăn nuôi vào vòng xoáy khủng hoảng.
Ngư dân “khóc thầm” vì ruốc biển được giá nhưng mất mùa

Ngư dân “khóc thầm” vì ruốc biển được giá nhưng mất mùa

Sau Tết là thời điểm ngư dân hối hả vào vụ ruốc chính, ghe thuyền đầy ắp “lộc biển”, thương lái tấp nập thu mua. Năm nay, dù giá ruốc tươi tăng gấp đôi so với năm trước, nhưng sản lượng lại giảm đáng kể, khiến nhiều ngư dân rơi vào cảnh trớ trêu, được giá nhưng không có ruốc để bán.
Giá lương thực thế giới tăng mạnh, lo ngại thiếu hụt nguồn cung

Giá lương thực thế giới tăng mạnh, lo ngại thiếu hụt nguồn cung

Giá lương thực toàn cầu tăng mạnh do giá đường, sữa và dầu thực vật tăng vọt, làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Sản lượng gạo được dự báo tăng kỷ lục, trong khi lúa mì chỉ tăng nhẹ.
Nông sản "nhảy múa" theo biến động thị trường

Nông sản "nhảy múa" theo biến động thị trường

Thị trường nông sản đầu năm 2025 chứng kiến những biến động mạnh mẽ, tạo nên bức tranh đa chiều với người nông dân: kẻ hưởng lợi từ giá tăng, người lao đao vì giá giảm.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính