Thứ sáu 17/01/2025 15:25Thứ sáu 17/01/2025 15:25 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Sản phẩm cà-phê Robusta “Buôn Ma Thuột” được ban hành quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Nhằm bảo đảm nguồn gốc, chất lượng và danh tiếng, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích của người sản xuất, tiêu dùng khi sử dụng chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” cho sản phẩm cà-phê Robusta. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định số 62/2024/QĐ-UBND về ban hành Quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” đối với sản phẩm cà-phê Robusta.
Sản phẩm cà-phê Robusta “Buôn Ma Thuột” được ban hành quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý
Quản lý chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” cho cà phê Robusta

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa xây dựng và ban hành Quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý "Buôn Ma Thuột" đối với sản phẩm cà phê Robusta. Quy chế có hiệu lực thi hành từ ngày 3/1/2025.

Quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý "Buôn Ma Thuột" cho sản phẩm cà phê Robusta có 7 chương (27 điều) gồm: Quy định chung; Các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý "Buôn Ma Thuột"; ghi nhận sử dụng chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột; kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng chỉ dẫn địa lý "Buôn Ma Thuột"; quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa lý "Buôn Ma Thuột"; Quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quản lý chỉ dẫn địa lý "Buôn Ma Thuột"; tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, Quy chế cũng xác định danh sách các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý "Buôn Ma Thuột"; quy định về các yếu tố bắt buộc trong kiểm tra, kiểm soát sử dụng chỉ dẫn địa lý "Buôn Ma Thuột".

Quy chế nêu rõ, chỉ dẫn địa lý "Buôn Ma Thuột" là dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý cà phê Robusta của tỉnh Đắk Lắk. Sử dụng chỉ dẫn địa lý "Buôn Ma Thuột" là quyền được thực hiện các hành vi gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên cà phê, bao bì cà phê, phương tiện kinh doanh, giấy từ giao dịch trong hoạt động kinh doanh, lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán cà phê có mang chỉ dẫn địa lý "Buôn Ma Thuột" được bảo hộ.

Trong chương 2 của Quy chế quy định rõ, chỉ dẫn địa lý "Buôn Ma Thuột" được sử dụng cho các sản phẩm cà phê Robusta, bao gồm cà phê nhân, cà phê hạt rang, cà phê bột, cà phê hòa tan nguyên chất; đồng thời quy định tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm chỉ dẫn địa lý "Buôn Ma Thuột"; quy định về trồng, chăm sóc, thu hoạch cà phê mang chỉ dẫn địa lý "Buôn Ma Thuột; quy định sơ chế, đóng gói, bảo quản cà phê nhân/cà phê chế biến và việc ghi nhãn hàng hoá sản phẩm chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột…

Sản phẩm cà-phê Robusta “Buôn Ma Thuột” được ban hành quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý
Chỉ những sản phẩm cà phê Robusta được trồng, thu hoạch và chế biến trong khu vực địa lý được xác định thuộc thành phố Buôn Ma Thuột và các vùng lân cận của Đắk Lắk, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cụ thể, mới được phép sử dụng chỉ dẫn địa lý này

Cũng theo Quy chế, UBND tỉnh Đắk Lắk quy định quyền và trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột trong quản lý chỉ dẫn địa lý "Buôn Ma Thuột". Cụ thể, UBND tỉnh giao Sở Khoa học và Công nghệ tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện Quy chế; lập và công khai danh sách tổ chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa lý "Buôn Ma Thuột" trên Cổng thông tin điện tử của Sở và phải cập nhật khi có bất kỳ sự thay đổi nào; báo cáo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) về tình hình quản lý chỉ dẫn địa lý định kỳ 2 năm/lần.

Giao cho Hiệp hội Cà-phê Buôn Ma Thuột tổ chức bộ máy, quy định và tổ chức triển khai về hoạt động kiểm tra, kiểm soát đối với chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột”; quyết định biện pháp xử lý tổ chức, cá nhân được sử dụng chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” khi vi phạm. Đồng thời yêu cầu, đề nghị lên cơ quan có thẩm quyền bảo vệ sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” không bị lạm dụng và sử dụng trái phép trên thị trường

Chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” là dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý cà- phê Robusta của tỉnh Đắk Lắk, bao gồm các xã, phường trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột gồm: phường Ea Tam, Tân An, Tân Hòa, Tân Lập, Tân Thành, Tân Tiến, Thành Công và Tự An; các xã Cư Ebur, Ea Kao, Ea Tu, Hoà Khánh, Hoà Thắng và Hoà Thuận và một số xã, phường, thị trấn của Thị xã Buôn Hồ, huyện Buôn Đôn, huyện Cư Kuin, huyện Cư M’gar, huyện Ea H’leo, huyện Krông Ana, huyện Krông Búk, huyện Krông Năng, huyện Krông Pắc.

Sản phẩm cà-phê Robusta được mang chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như phải được trồng trong vùng bản đồ khu vực địa lý, có tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm. Sản phẩm được mang chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như tổ chức, cá nhân có giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý còn hiệu lực; sản phẩm cà-phê Robusta mang chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” đưa ra thị trường phải được trồng trong vùng bản đồ khu vực địa lý, có tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm.

Sản phẩm cà-phê Robusta “Buôn Ma Thuột” được ban hành quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý

Nông dân tập kết cà phê thu hoạch được để đưa vào phân loại chế biến

Sử dụng chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” là quyền được thực hiện các hành vi gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên cà-phê, bao bì cà-phê, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh, lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán cà-phê có mang chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” được bảo hộ.

Các hành vi vi phạm Quy chế và xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, nhằm bảo đảm nguồn gốc, chất lượng và danh tiếng, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích của người sản xuất, tiêu dùng khi sử dụng chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” cho sản phẩm cà-phê Robusta.

Việc ban hành và áp dụng Quy chế kỳ vọng sẽ bảo vệ giá trị cà phê Buôn Ma Thuột, đưa thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột phát triển bền vững, nâng cao đời sống người dân, đồng thời khẳng định vị thế của Đắk Lắk trên bản đồ cà phê thế giới./.

Bài liên quan

Hoa đào xứ Bắc chờ Xuân trên vùng đất Tây Nguyên

Hoa đào xứ Bắc chờ Xuân trên vùng đất Tây Nguyên

Với người dân trồng đào, được đem xuân đến mỗi nhà bằng chính những cành đào trồng trên vùng đất đầy nắng và gió là niềm hạnh phúc nhất bởi trước đây người chơi đào ngày tết thường phải mua đào chuyển từ Bắc vào, giá rất cao. Giờ đây người chơi đào Tết cũng có những cây đào đẹp không thua kém gì mà giá cả rẻ hơn vì không phải tốn tiền vận chuyển.
Đắk Lắk phát động Tết trồng cây và tăng cường quản lý, bảo vệ rừng

Đắk Lắk phát động Tết trồng cây và tăng cường quản lý, bảo vệ rừng

Nhằm bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng quý giá, đồng thời hưởng ứng lời dạy của Bác Hồ về trồng cây gây rừng, UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND về việc phát động phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Đắk Lắk: Xử phạt vi phạm hành chính 2 cơ sở sản xuất giá đỗ

Đắk Lắk: Xử phạt vi phạm hành chính 2 cơ sở sản xuất giá đỗ

Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk tiếp tục kiểm tra đột xuất trong lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Đoàn kiểm tra đã phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 2 cơ sở sản xuất giá đỗ trên địa bàn.
Đắk Lắk: Ấm áp tình quân dân tại đêm giao lưu nghệ thuật “Người truyền lửa” trên cao nguyên

Đắk Lắk: Ấm áp tình quân dân tại đêm giao lưu nghệ thuật “Người truyền lửa” trên cao nguyên

Để chào đón năm mới 2025 và hướng đến mừng Xuân Ất Tỵ 2025, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), mới đây, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Cục Công tác Đảng và công tác chính trị, Bộ Công an phối hợp Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực miền Trung - Tây Nguyên (VTV8) tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật đặc biệt “Người truyền lửa” năm 2025 với chủ đề “Lửa ấm cao nguyên”.
Tổ chức Cuộc thi sáng tạo nội dung số tuyên truyền Lễ hội cà phê trên môi trường mạng

Tổ chức Cuộc thi sáng tạo nội dung số tuyên truyền Lễ hội cà phê trên môi trường mạng

Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi sáng tạo nội dung số tuyên truyền Lễ hội cà phê trên môi trường mạng trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.
“Cà phê Chồn Blacking"- Đưa hương vị Tây Nguyên vào từng ngụm cà phê

“Cà phê Chồn Blacking"- Đưa hương vị Tây Nguyên vào từng ngụm cà phê

Với niềm đam mê vô tận dành cho cà phê, anh Lê Hồng Vịnh đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để tạo ra điều đặc biệt: những hạt cà phê chồn mang đậm dấu ấn Tây Nguyên. Cà phê Chồn Blacking không chỉ là thành quả của hơn 5 năm nỗ lực mà còn là biểu tượng của sự hòa quyện giữa thiên nhiên và tâm huyết con người, một huyền thoại của đất trời Tây Nguyên.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khắc phục vướng mắc mã số hàng hóa, hỗ trợ doanh nghiệp chăn nuôi

Khắc phục vướng mắc mã số hàng hóa, hỗ trợ doanh nghiệp chăn nuôi

Mặc dù Nghị định 144 về giảm thuế nhập khẩu khô dầu đậu tương đã có hiệu lực, nhưng việc áp mã số hàng hóa chưa thống nhất đang gây khó khăn cho doanh nghiệp chăn nuôi Đồng Nai.
Kỷ niệm ngày Chữ nổi thế giới - 4/1

Kỷ niệm ngày Chữ nổi thế giới - 4/1

Ngày Chữ nổi Thế giới (World Braille Day) được Liên hiệp quốc thành lập vào ngày 4/1 nhằm tôn vinh nhận thức về tầm quan trọng của chữ nổi như một phương tiện giao tiếp trong việc thực hiện đầy đủ quyền con người dành cho người mù và người khiếm thị. Ngày Chữ nổi Thế giới được tổ chức lần đầu vào ngày 4/1/2019.
Lâm Đồng khẩn trương trồng lại rừng trên diện tích đã bồi thường thiệt hại

Lâm Đồng khẩn trương trồng lại rừng trên diện tích đã bồi thường thiệt hại

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Công văn số 05/SNN-KL, yêu cầu các doanh nghiệp được thuê rừng khẩn trương thực hiện việc trồng lại rừng trên các diện tích đã được bồi thường thiệt hại.
Kon Tum: Truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản

Kon Tum: Truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản

UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Quyết định số 850/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Đề án truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm OCOP

Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm OCOP

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm OCOP.
7 kỷ lục của các nhà khoa học trong lĩnh vực Nông nghiệp Việt Nam

7 kỷ lục của các nhà khoa học trong lĩnh vực Nông nghiệp Việt Nam

Trong quá trình quần chúng nhân dân sáng tạo ra lịch sử, mỗi cá nhân tùy theo vị trí, chức năng, vai trò và năng lực sáng tạo cụ thể mà họ có thể tham gia vào quá trình sáng tạo lịch sử của cộng đồng nhân dân. Theo ý nghĩa ấy, mỗi cá nhân của cộng đồng nhân dân đều “in dấu ấn” của nó vào xã hội, Trong ngành nông nghiệp hiện đại cũng có những nhân vật mang tầm lịch sử. Hữu cơ Việt Nam trân trọng giới thiệu 7 kỷ lục của các nhà khoa học lĩnh vực này.
Hà Nội chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

Hà Nội chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

Cuối năm 2024, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa cho năm 2025. Đây là một quyết định quan trọng, thể hiện sự chủ động của thành phố trong việc thích ứng với tình hình mới, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tăng thu nhập cho người nông dân.
Sự khác biệt giữa nông nghiệp thông thường và nông nghiệp hữu cơ?

Sự khác biệt giữa nông nghiệp thông thường và nông nghiệp hữu cơ?

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mối quan tâm ngày càng tăng về an toàn thực phẩm, sự khác biệt giữa nông nghiệp thông thường và nông nghiệp hữu cơ ngày càng trở nên quan trọng. Hai phương thức canh tác này có những triết lý và phương pháp tiếp cận khác nhau, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người và chất lượng sản phẩm.
Lâm Đồng: Phấn đấu đạt tổng diện tích canh tác hữu cơ 1.600 ha vào năm 2025

Lâm Đồng: Phấn đấu đạt tổng diện tích canh tác hữu cơ 1.600 ha vào năm 2025

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2025.
Sáng kiến của Việt Nam với ngày Quốc tế Phòng chống dịch bệnh - 27/12

Sáng kiến của Việt Nam với ngày Quốc tế Phòng chống dịch bệnh - 27/12

Ngày 27/12, lần đầu tiên, Liên Hợp Quốc (LHQ) tổ chức kỉ niệm Ngày quốc tế Phòng chống dịch bệnh - một sáng kiến của Việt Nam - nhằm kêu gọi sự ủng hộ của thế giới với tầm quan trọng của việc phòng ngừa và sẵn sàng hợp tác chống lại dịch bệnh.
Quảng Ninh: Tập trung khôi phục nuôi trồng thủy sản trên Huyện đảo Vân Đồn

Quảng Ninh: Tập trung khôi phục nuôi trồng thủy sản trên Huyện đảo Vân Đồn

Huyện Vân Đồn đã tập trung sắp xếp vùng nuôi trồng thủy sản giúp người dân nhanh chóng khôi phục lại khôi phục lại nghề nuôi biển.
Cao Bằng: Nỗi buồn của những người nông dân trồng quýt

Cao Bằng: Nỗi buồn của những người nông dân trồng quýt

Nói đến quýt Cao Bằng phải kể đến quýt Trà Lĩnh. Quýt Trà Lĩnh được trồng nhiều tại các xã: Quang Hán, Lưu Ngọc, Cao Chương và thị trấn Hùng Quốc (huyện Trà Lĩnh cũ), nay thuộc huyện Trùng Khánh, trong đó xã Quang Hán được ví như “thủ phủ” của quýt Trà Lĩnh. Từ trồng quýt, người dân Quang Hán thu lợi vài trăm triệu mỗi năm. Nhưng vài năm trở lại đây, thay vào đó là nỗi buồn để lại khi 93 ha quýt xã Quang Hán bị thu hẹp từng năm, đến nay chỉ còn gần 2 ha, do cây quýt bị mắc bệnh đục thân, thối rễ làm cây chết trên diện rộng buộc người dân phải chặt bỏ hàng loạt.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính