Thứ ba 01/07/2025 09:02Thứ ba 01/07/2025 09:02 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành Dâu Tằm Tơ Việt Nam” đến năm 2030

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa Quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành Dâu Tằm Tơ Việt Nam” với mục tiêu thúc đẩy ngành Dâu Tằm Tơ (DTT) phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm và năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành Dâu Tằm Tơ Việt Nam” đến năm 2030
Một trong những giải pháp trọng tâm của Đề án là ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất giống dâu, giống tằm, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và thích ứng với biến đổi khí hậu

Theo Đề án, ngành DTT sẽ được quy hoạch theo vùng sinh thái đặc thù, gắn với nghề truyền thống của từng địa phương. Các trung tâm sản xuất hàng hóa tập trung nguyên liệu dâu tằm sẽ được xây dựng tại Lâm Đồng (Tây Nguyên), Yên Bái (Trung du miền núi phía Bắc) và Thái Bình (Đồng bằng sông Hồng). Điều này nhằm hình thành chuỗi giá trị khép kín từ trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa đến tiêu thụ và xuất khẩu.

Mục tiêu đến năm 2030, diện tích trồng dâu đạt 15.000 - 16.000 ha, sản lượng kén tằm 20.000 - 22.000 tấn, tạo việc làm cho khoảng 110.000 - 120.000 lao động. Giá trị sản xuất toàn ngành đạt 6.500 – 7.100 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu 140 – 150 triệu USD.

Một trong những giải pháp trọng tâm của Đề án là ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất giống dâu, giống tằm, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, công nghệ dệt, nhuộm, chế biến tơ lụa cũng sẽ được đổi mới, hướng tới sản phẩm cao cấp, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ xây dựng thương hiệu tập thể Vietnam Silk, phát triển thị trường xuất khẩu sang Ấn Độ, Thái Lan, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Đẩy mạnh kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc nhằm bảo vệ uy tín tơ lụa Việt trên thị trường quốc tế.

Đề án dự kiến huy động tổng nguồn vốn khoảng 115.000 tỷ đồng, bao gồm ngân sách nhà nước, vốn ODA, vốn vay ưu đãi và nguồn vốn từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Đồng thời, chính sách hỗ trợ phát triển giống, đầu tư hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực cũng sẽ được triển khai để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tham gia phát triển ngành DTT.

Việc phê duyệt Đề án không chỉ mở ra cơ hội lớn cho ngành DTT mà còn góp phần phát triển kinh tế nông thôn, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống và nâng cao thu nhập cho người dân. Với sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, ngành DTT Việt Nam kỳ vọng sẽ vươn xa trên thị trường quốc tế, khẳng định vị thế của tơ lụa Việt Nam./.

Bài liên quan

Thu hút đầu tư về công nghệ số, công nghệ xanh nông nghiệp

Thu hút đầu tư về công nghệ số, công nghệ xanh nông nghiệp

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam kêu gọi các DN trong và ngoài nước tham gia đầu tư về công nghệ số, công nghệ xanh, công nghệ sinh khối, xử lý chất thải, chế biến sản phẩm nông nghiệp…
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Theo Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (trên cơ sở hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường) sẽ có 45 chức năng, nhiệm vụ và 30 đầu mối trực thuộc.
Tăng cường, chấn chỉnh việc kiểm dịch, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật

Tăng cường, chấn chỉnh việc kiểm dịch, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa chỉ đạo tăng cường, chấn chỉnh công tác kiểm dịch, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong nước.
Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 237/QĐ-TTg ngày 27/1/2025 điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 trong nội bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu thực hiện các biện pháp quản lý, đảm bảo ATTP

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu thực hiện các biện pháp quản lý, đảm bảo ATTP

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới có Văn bản chỉ đạo tăng cường biện pháp quản lý, đảm bảo ATTP.
Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm OCOP

Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm OCOP

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm OCOP.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Cấp xã được thực hiện việc giao khu vực biển cho cá nhân Việt Nam nuôi trồng thủy sản

Cấp xã được thực hiện việc giao khu vực biển cho cá nhân Việt Nam nuôi trồng thủy sản

Đây là quy định trong Quyết định 2298/QĐ-BNNMT ngày 23/6/2025 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực biển và hải đảo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Từ 01/7/2025, hợp tác xã được nâng mức vay không có tài sản bảo đảm lên 5 tỷ đồng

Từ 01/7/2025, hợp tác xã được nâng mức vay không có tài sản bảo đảm lên 5 tỷ đồng

Từ 1/7/2025, các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chủ trang trại từ 300 triệu đến 5 tỷ đồng.
Nhiều chính sách thuế mới có hiệu lực từ 01/7/2025

Nhiều chính sách thuế mới có hiệu lực từ 01/7/2025

Từ 1/7/2025, nhiều chính sách thuế của Việt Nam có hiệu lực, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và người dân nộp thuế.
Lấy người dân làm trung tâm, cộng đồng làm nền tảng, hướng đến một Việt Nam thịnh vượng

Lấy người dân làm trung tâm, cộng đồng làm nền tảng, hướng đến một Việt Nam thịnh vượng

Đề xuất hợp nhất hai chương trình mục tiêu quốc gia - Xây dựng Nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững - thành một chương trình thống nhất trong giai đoạn 2026 - 2035. Việc hợp nhất không chỉ là bước đi chiến lược để nâng cao hiệu quả đầu tư công, tinh gọn bộ máy, mà còn thể hiện rõ quan điểm phát triển: Lấy người dân làm trung tâm, cộng đồng làm nền tảng, hướng đến một Việt Nam thịnh vượng, bao trùm, dân chủ và hạnh phúc.
Báo chí lan tỏa Nông nghiệp Hữu cơ: Kiến tạo nhận thức, thúc đẩy hành động

Báo chí lan tỏa Nông nghiệp Hữu cơ: Kiến tạo nhận thức, thúc đẩy hành động

Báo chí đóng vai trò then chốt lan tỏa kinh tế xanh bằng cách cung cấp thông tin, tạo diễn đàn đối thoại, tôn vinh điển hình, giáo dục cộng đồng. Vượt qua thách thức, báo chí kiến tạo nhận thức, thúc đẩy hành động vì tương lai xanh bền vững.
Ngành Nông nghiệp và Môi trường: 8 giải pháp tạo “cú hích” tăng trưởng 4,0% trở lên

Ngành Nông nghiệp và Môi trường: 8 giải pháp tạo “cú hích” tăng trưởng 4,0% trở lên

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng toàn ngành năm 2025 là 4,0% trở lên và tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 65 tỷ USD.
Chính sách miễn thuế đất nông nghiệp dành cho hộ nghèo

Chính sách miễn thuế đất nông nghiệp dành cho hộ nghèo

Chính sách miễn thuế đất nông nghiệp có nhiều thay đổi đáng chú ý, áp dụng từ ngày 1/7/2025 tới đây.
Từ 1/7: Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Từ 1/7: Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 sẽ được triển khai thu thập thông tin trên phạm vi cả nước trong 30 ngày, bắt đầu từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 30/7/2025.
Từ 1/7 bổ sung chính sách tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ

Từ 1/7 bổ sung chính sách tín dụng khuyến khích nông nghiệp hữu cơ

Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 156/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ.
Tăng cường quản lý giống thủy sản nuôi chủ lực: Đảm bảo chất lượng và phát triển bền vững

Tăng cường quản lý giống thủy sản nuôi chủ lực: Đảm bảo chất lượng và phát triển bền vững

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo chất lượng và truy xuất nguồn gốc giống thủy sản, Cục Thủy sản và Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã ban hành văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố về việc tăng cường quản lý giống các đối tượng thủy sản nuôi chủ lực, có giá trị kinh tế.
Vĩnh Phúc: Đẩy mạnh đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo bền vững

Vĩnh Phúc: Đẩy mạnh đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo bền vững

Nhằm tạo điều kiện để người nghèo có cơ hội thoát nghèo một cách bền vững, tỉnh Vĩnh Phúc đang tích cực triển khai Dự án 2 – Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo. Đây là một trong những dự án trọng tâm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021–2025.
Nhà báo phải bỏ được tư tưởng yêu nên tốt, ghét nên xấu

Nhà báo phải bỏ được tư tưởng yêu nên tốt, ghét nên xấu

Trước vua nước Vệ rất yêu Di Tử Hà. Cái phép nước Vệ, ai ăn trộm xe của vua thì phải tội chặt chân. Mẹ Di Tử Hà ốm nặng, đêm khuya có người đến gọi. Di Tử Hà vội vàng lấy xe của vua về thăm mẹ. Vua biết và khen rằng: “Có hiếu thật! vì hết lòng với mẹ mà quên cả tội chặt chân”.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính